Bà Phạm Thị Phú tại xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, đã được dư luận xôn xao nhắc đến là một người có những chiêu chữa bách bệnh "kỳ diệu" bằng cách giẫm đạp lên cơ thể người bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư cũng khỏi. Cơ quan chức năng vào cuộc, sai phạm hay có những điều thần thánh?

Cơ sở massage trá hình?

Nhà bà Phạm
Thị Phú nằm trên khoảng đất rộng chừng 1.000m2 thuộc xã Vinh Sơn (TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên), cổng vào có ba-ri-e kiểm soát ôtô ra vào, xung quanh thưa thớt hộ dân. Theo lãnh đạo xã Vinh Sơn, trước đây bà Phú từng "hành nghề" ở phường Thắng Lợi, phường Mỏ Chè và mới chuyển tới xã này vài năm gần đây.

Bạn đang xem: Nhà ngoại cảm phạm thị phú

Mới sáng sớm tinh sương mà ôtô, xe máy của người bệnh để chật kín khuôn viên vườn, ngoài cổng nhà bà Phú. Từ cổng nhìn vào là khu sân khá rộng có mái che và bao quanh bởi các mành tre. Sau mành tre là hàng trăm người ngồi, nằm la liệt chờ tới lượt được "cô" Phú chữa trị. Những người đến đây đều với mục đích chữa bệnh, tuy nhiên bà Phú cho biết: "Tôi chỉ xoa bóp, massage theo chứng chỉ hành nghề và giấy phép kinh doanh được cấp, chứ không hề có khám chữa bệnh gì ở đây". Người đến "xoa bóp" phải mang theo CMND, điền thông tin vào phiếu để lấy số thứ tự và chờ đến lượt.

Mỗi ngày, bà Phú cho biết "chỉ" tiếp nhận xoa bóp cho 100-150 người. Chính bà Phú là người trực tiếp gọi bệnh nhân vào để chữa bệnh. Thường mỗi lượt có khoảng 30 người được gọi vào xoa bóp. Những người vào xoa bóp được yêu cầu ngồi khoanh chân, xắn quần qua đầu gối và đặt tay theo tư thế ngồi thiền, trước mặt trải một khăn tắm rồi "cô" Phú tác động lực tới phần lưng theo cả tư thế "khách hàng" nằm, ngồi và đứng. Cuối cùng là động tác giẫm lên lưng "khách hàng" và ấn thật mạnh, với sự giúp đỡ của 2 nhân viên tại cơ sở.

Bà Phú cho biết, đây là 2 người từng mắc bệnh mờ 2 mắt và bệnh về máu được xoa bóp chữa bệnh nay đã khỏe mạnh và tình nguyện ở lại hỗ trợ bà Phú trong việc trị liệu cho khách, được trả lương khoảng 2 triệu đồng/tháng/người. Quá trình bà Phú "tác động lực" cho mỗi khách kéo dài khoảng 15 phút. Những người bị đau ở đâu trên cơ thể sẽ nhờ "cô" Phú tác động lực trực tiếp.

Một bệnh nhân tên Trần Thị Hoa nói: "Tôi bị thoái hóa thoát vị đĩa đệm đa tầng chèn dây thần kinh. Đi bệnh viện bảo mổ nhưng tôi không mổ. Sau đó, bệnh lan sang các khớp tay, bị vảy nến khắp người, các khớp xương bị mủn ra, móng tay bị sùi ra, phải ngồi xe lăn không đi lại được suốt 4 năm qua. Tôi lên đây điều trị được 20 ngày, được "cô" Phú tác động lực, xoa bóp, không dùng một viên thuốc nào, giờ máu huyết lưu thông, tôi có thể đi lại được, tự cầm thìa ăn cơm được chứ không phải nhờ người đút ăn như trước".

*

Bà Phạm Thị Phú.

Đi cùng bà Hoa, ông Lê Mạnh Cường (chồng bà Hoa) cho biết: "4 năm qua tôi đưa vợ đi khắp các bệnh viện chữa không khỏi. Nghe mọi người truyền miệng mách tới đây, sau 20 ngày được "cô" Phú xoa bóp, giờ vợ tôi có thể nhúc nhích đi lại được, tự ăn được". Bà Trần Thị Hoa giơ 2 bàn tay bị sùi các đầu móng tay và cho biết sau 20 ngày được "cô" Phú xoa bóp, một số ngón đã trở lại bình thường.

Nhiều người đến đây điều trị cho biết, bà Phú không thu thêm bất cứ khoản gì, gần như là hoàn toàn miễn phí. Những người chờ vào điều trị nghỉ trưa tại 2 gian nhà rộng khoảng 60m2 trong nhà bà Phú. Số còn lại (chưa có phiếu thứ tự) vẫn phải ngồi chờ ngoài sân. Nhà bà Phú không nhận "khách" ngủ lại qua đêm. "Khách" đến xoa bóp phải tự lo ăn uống, chỗ ngủ. Đa số người đến đây đều mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, thời gian lưu trú để xoa bóp lên tới 20-30 ngày liền. Khu bếp dành cho những người khách có nhu cầu tự nấu nướng.

Theo lời vợ ông Vũ Văn Toản (ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương), chồng bà bị ung thư dạ dày 2 năm nay, Bệnh viện U bướu Trung ương và Bệnh viện Hải Dương trả về. "Năm ngoái, tôi đưa chồng lên đây điều trị 3 lần, một lần 25 ngày, một lần 27 ngày, còn lần cuối là 45 ngày. Điều trị xong về thấy đỡ, chồng tôi có thể đi được xe máy. Nhưng năm nay chủ quan không lên nhà "cô" Phú, bệnh tái phát nên giờ lại phải đưa lên. "Cô" Phú nói bệnh chồng tôi nặng quá rồi, không thể chữa khỏi. Nhưng có bệnh phải vái tứ phương chú à...", vợ ông Toản tâm sự.


Điều tra

Ngày 16/9, đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, đã tới kiểm tra cơ sở tẩm quất massage Ban Mai tại xã Vinh Sơn, do bà Phạm Thị Phú làm chủ. Quá trình kiểm tra diễn ra trong khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Trong ngày có đoàn kiểm tra, các "khách hàng" được nhân viên cơ sở cho nằm trong một phòng rộng sạch sẽ, có điều hòa để trị liệu, chứ không phải nằm la liệt dưới sân như một số buổi trị liệu trước. Các thành viên đoàn kiểm tra đã trực tiếp theo dõi và ghi hình quá trình xoa bóp của bà Phạm Thị Phú. Sau đó, các thành viên đoàn kiểm tra họp ghi biên bản và thông tin nội dung biên bản tới bà Phạm Thị Phú.

Cùng tham gia quá trình kiểm tra và lập biên bản kiểm tra, ông Đào Văn Thép - Chủ tịch UBND xã Vinh Sơn, cho biết: "Việc kiểm tra cơ sở kinh doanh tẩm quất của bà Phú là để xác minh cơ sở này có khám chữa bệnh trái phép như thông tin một số nguồn tin đưa ra hay không. Kết thúc kiểm tra, đoàn kết luận: Tại thời điểm kiểm tra, đoàn chưa phát hiện cơ sở tẩm quất Ban Mai có biểu hiện khám và chữa bệnh".

Ông Đào Văn Thép cho biết thêm, đoàn kiểm tra liên ngành xác nhận, tại thời điểm kiểm tra, cơ sở tẩm quất Ban Mai thực hiện tốt đảm bảo an ninh trật tự, tuy luôn có hàng trăm người tụ tập nhưng không xảy ra ồn ào, tuân thủ đủ quy định về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm.

"Đoàn cũng kiểm tra có hay không hoạt động mê tín dị đoan tại đây. Tuy nhiên, đại diện Phòng Văn hóa Thông tin thành phố cho biết, không phát hiện dấu hiệu vi phạm", Chủ tịch UBND xã Vinh Sơn cho biết.

Đồng thời theo ông Đào Văn Thép, việc kiểm tra cơ sở Ban Mai tiến hành thường kỳ, tại nhiều thời điểm, chứ không phải khi có thông tin báo chí nêu, các lực lượng chức năng mới vào cuộc. "Đây là địa điểm nhạy cảm, nằm trong sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ của lực lượng Công an, y tế xã, cũng như của thành phố Sông Công", ông Thép nói.

Một cán bộ xã Vinh Sơn cho biết thêm, bà Phạm Thị Phú bắt đầu hành nghề từ hơn chục năm nay, một thời gian có hoạt động bói toán, đồng bóng và từng bị Công an TP Sông Công triệu tập, thu giữ các dụng cụ hành nghề. Trong quãng thời gian hành nghề, bà Phú có thời gian bị bệnh tâm thần, phải điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

Bà Phạm Thị Phú cũng không thừa nhận có khám, chữa bệnh, mà chỉ hoạt động theo đúng các điều mục trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, việc có rất đông người bệnh nặng tới cơ sở Ban Mai với mong muốn chữa khỏi bệnh đã dấy lên những lo ngại về mầm bệnh lây truyền, chậm chữa trị dẫn đến tác động xấu tới điều trị bệnh của chính những người này.

Gian giữa của căn phòng kê một bàn thờ, hai bên tường treo hai bức họa là hình hai người con trai còn rất trẻ, đầu đội mũ cánh chuồn - một là con của một vị “quan” chết trẻ, rất linh thiêng; một là hình “cậu” Cò, con “cô” Phú cũng chết trẻ và cũng rất linh thiêng. Sở dĩ Cò được tôn vinh là “cậu” vì Cò nhập vào “cô” Phú (là mẹ Cò) để chữa bệnh cho bá tánh!?


Nghe đồn tại thị xã Sông Công (Thái Nguyên) có mẹ con “cô” Phú, “cậu” Cò sở hữu biệt tài chữa nhiều bệnh từ nhẹ đến nan y bằng phương pháp “truyền năng lượng siêu cao” (trong đó nghe nói “cô” Phú còn tự nhận mình là “Nhà ngoại cảm tác động năng lượng”), nhân chuyến ra Bắc nghỉ Tết (Nhâm Thìn), tôi rủ thêm mấy anh bạn tìm đến nơi “hành nghề” của các “thần y” này. Trước là để thử vận may, sau là để “mục sở thị” xem thực, hư thế nào... “Cơ sở truyền năng lượng siêu cao” ở Thái Nguyên

*
Nơi chữa bệnh của bà Phú.

Chính diện là căn nhà tạm, được bài trí khá màu mè, hai bên cửa cánh gà có những bức màn màu đỏ, luôn lay động qua từng cơn gió. Phía trong vừa huyền bí, vừa như quán café đang giờ nghỉ. Phía tay phải là một căn nhà nhỏ xây vững chãi.

Một phụ nữ trạc tuổi 40 đang làm việc vặt trước khuôn viên cất tiếng hỏi: “Các bác cần gặp ai?”. Anh bạn tôi lên tiếng: “Chúng tôi đi chữa bệnh và đã được “cô” Phú hẹn trước rồi...”. Từ căn nhà ngang, một cô gái béo, lùn đẩy cửa bước ra, vẻ nghiêm trọng: “Các bác nói khẽ thôi, mẹ cháu đang nghỉ trưa, 4h chiều mới làm việc”. Nói đoạn, cô ta lui vào kéo sập cánh cửa lại.

*
Bàn thờ có hình “cậu” Cò và hình con một vị quan nào đó chết trẻ.

Lúc này mới 14h30, còn phải chờ đến tiếng rưỡi nữa thật là lâu, thời tiết thì lạnh giá vô cùng. Có tý hơi men ngày cận Tết, anh bạn tôi nói năng hơi quá “công suất” nên bị người phụ nữ và cô gái nêu trên đẩy cửa bước ra nhắc nhở rất nghiêm khắc.

Hơn 15h, nhiều người đã lục tục kéo đến, tôi tranh thủ tìm hiểu thêm một số thông tin về cơ sở “truyền năng lượng” này. Từ đám đông, mỗi người một ý tỏ vẻ bán tín, bán nghi, nhưng họ cũng như chúng tôi đều có ý định đến để cầu may, hết bệnh thì tốt, mà không hết thì đi tìm nơi khác bởi “có bệnh thì vái tứ phương” mà! Chúng tôi gợi chuyện với một ông lão đã 70 tuổi để hiểu thêm về “gốc gác” của bà “cô” tên Phú và ông “cậu” tên Cò.

Ông lão tự giới thiệu mình là bố đẻ của bà Phạm Thị Phú (tức “cô” Phú) kiêm ông ngoại của thằng Cò (tức “cậu” Cò, con “cô” Phú). Theo lời ông lão thì xưa kia “cô” Phú sanh được đứa con trai tên là thằng Cò, nhưng bị chết yểu. Sau này Cò “nhập” vào “cô” Phú để “truyền năng lượng”, rồi “cô” Phú truyền lại năng lượng cho bệnh nhân. Và vì vậy, bà Phạm Thị Phú trở thành “cô” Phú (dương trần) kết hợp với “cậu” thằng Cò (cõi âm). Cũng vì lý do này, trong bài viết này chúng tôi xin gọi tắt “Nhà ngoại cảm tác động năng lượng Phạm Thị Phú” là “Phú - Cò”.


Giới thiệu xong, ông lão tếu táo rằng: “Chẳng biết chữa có hết bệnh không nhưng chắc chắn các vị sẽ làm “mồi” nuôi béo cho đàn muỗi nhà nó. Thằng này (ý chỉ Cò) nó toàn canh vào buổi tối nó mới chữa bệnh, vì vậy, đàn muỗi góa chồng “nhà nó” con nào con nấy to như con... gà mái”.

Trong khi chờ đợi, chúng tôi thấy một số người bệnh đã lặng lẽ đem lễ vật gồm bánh trái, hoa quả và... phong bì vào đặt, xì xụp khấn vái trước bàn thờ Cò.

Xem thêm: Lời bài hát tiếng anh hay về tình yêu trong bài hát tiếng anh hay nhất

16h20, “cô” Phú uy nghi xuất hiện trong bộ đồ đỏ rực, mọi người líu ríu theo “cô” vào trong nhà. Theo người dân địa phương, gặp phải hôm nào trời nóng, việc chữa bệnh sẽ được thực hiện ngoài sân có mái che, còn hôm nào rét như hôm nay thì việc chữa bệnh diễn ra trong nhà “cô”. Hoang đường và ma quái

Gian giữa của căn phòng kê một bàn thờ, hai bên tường treo hai bức họa là hình hai người con trai còn rất trẻ, đầu đội mũ cánh chuồn.

Một ông già giải thích: Một hình là con của một vị “quan” (không nhớ tên) chết trẻ, rất linh thiêng; hình còn lại là hình “cậu” Cò, con “cô” Phú cũng chết trẻ và cũng rất linh thiêng. Sở dĩ Cò được tôn vinh là “cậu” vì Cò nhập vào “cô” Phú (là mẹ Cò) để chữa bệnh cho bá tánh!?

“Cô” Phú cởi chiếc áo khoác màu đỏ, đưa cho một đệ tử đỡ lấy đem đi nơi khác. “Cô” không vào vấn đề chữa bệnh ngay mà nói lan man sang các chuyện trời, trăng, mây gió, chẳng hạn: “Thời tiết năm nay rét nhỉ, mọi năm đâu có rét như năm nay; năm nay buôn bán khó khăn, giá các mặt hàng đều tăng; hôm nay đúng ra “Cò” đã nghỉ Tết rồi nhưng thương người bệnh, lại có cả người từ miền Nam ra nên “Cò” cố gắng thôi, thực ra “Cò” cũng “mệt” lắm rồi...”. Sau khi “tự bạch” một hồi, cuối cùng “cô” kết luận: “Thôi ta bắt đầu nhé”. (còn tiếp)