Để quản lý hoạt động du lịch hiệu quả, chúng ta đã quy hoạch du lịch thành các tầng khác nhau, từ điểm du lịch, đến đô thị du lịch, tăng dần và đến mức lớn nhất là vùng du lịch. Để hình thành lên các vùng du lịch lớn từ các điểm du lịch nhỏ, thì cần phải có các mối liên kết giữa các điểm du lịch với nhau, đó chính là các “tuyến du lịch”.

Bạn đang xem: Tuyến điểm du lịch là gì

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568


1. Hiểu về tuyến du lịch:

Theo quan niệm quốc tế, tuyến du lịch là một phần quan trọng của sản phẩm du lịch thậm chí rất lâu trước khi du lịch được định nghĩa. Các tuyến đường du lịch ban đầu hoặc là một phần của hệ thống thương mại hoặc được kết nối với các hoạt động tôn giáo. Hầu hết các tên tuyến đường được tạo sau này, để giải thích chủ đề của tuyến đường hoặc hướng đi. Con đường tơ lụa qua châu Á là một ví dụ, các tuyến đường hành hương từ Trung Âu đến Nidaros (Trondheim ngày nay) ở Na Uy có thể là một con đường khác. Hệ thống các tuyến du lịch thực sự đầu tiên có thể là Grand Tour, một mạng lưới các tuyến đường phức hợp ít nhiều đều dẫn đến Rome.

Sự bùng nổ của sách hướng dẫn du lịch và các chương trình du lịch trên TV, ở một số quốc gia cũng có các kênh du lịch riêng biệt, cũng đã góp phần làm cho hệ thống các tuyến đường theo chủ đề nổi lên nhanh chóng. Cả hai phương tiện truyền thông đều có nhu cầu “kể một câu chuyện” – và việc đi lại dọc theo tuyến đường du lịch đáp ứng tốt nhu cầu đó.

Theo Luật du lịch năm 2017 hiện hành đã bỏ quy định khái niệm về tuyến du lịch, do đó, dựa vào quy định tại Khoản 9 Điều 4 Luật Du lịch năm 2005 quy định thì: “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.”


Các điểm du lịch được nối với nhau thành tuyến du lịch. Trong từng trường hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch nội vùng hay tuyến du lịch liên vùng.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức lãnh thổ du lịch do liên kết các điểm du lịch với nhau thành một lịch trình du lịch phù hợp và thuận lợi nhất cho du khách trên lãnh thổ. Cơ sở tiền đề cho việc xác định các tuyến du lịch là các điểm du lịch và hệ thống giao thông thuận tiện. Hiện nay có nhiều cách phân loại tuyến du lịch:

– Theo hệ thống giao thông: Tuyến du lịch bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.

– Xét về mặt không gian lãnh thổ, tuyến du lịch được chia như sau:

+ Trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, thì có tuyến nội vùng và tuyến liên vùng.

+ Trong phạm vi một tỉnh thì có tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh.

– Theo tính đa chức năng của các điểm du lịch:

+ Tuyến du lịch tổng hợp (DLST, giải trí,…)

+ Tuyến du lịch chuyên đề với các điểm du lịch có cùng chức năng.

Điểm và tuyến du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các điểm du lịch liên kết với nhau tạo thành các tuyến du lịch. Quy mô và mật độ phân bố các điểm du lịch trên lãnh thổ ảnh hưởng đến tổ chức khai thác các tuyến du lịch. Nếu quy mô của các điểm du lịch lớn, mật độ các điểm cao, số lượng tuyến nhiều, thu hút nhiều doanh nghiệp lữ hành quan tâm và xây dựng thành các tour du lịch hấp dẫn, khai thác hiệu quả. Các điểm du lịch có chất lượng cao, càng đẹp, càng hấp dẫn, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế liên kết với nhau sẽ tạo thành các tuyến du lịch với sản phẩm thu hút du khách, tạo điều kiện cho việc phát triển CSHT & CSVCKT du lịch dọc trên tuyến. Ngược lại, tuyến du lịch với sản phẩm hấp dẫn sẽ thu hút được sự quan tâm của du khách về các điểm du lịch tạo thành các tuyến đó. Chức năng của các điểm du lịch có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với chức năng tuyến du lịch. Lãnh thổ có nhiều điểm du lịch đồng chức năng tạo điều kiện hình thành và phát triển các tuyến du lịch chuyên đề. Lãnh thổ có nhiều điểm du lịch với chức năng đa dạng tạo điều kiện phát triển các tuyến du lịch tổng hợp với sản phẩm du lịch đa dạng và ngược lại.


Một tập hợp các mạch có tổ chức để khám phá và thưởng thức tất cả các di sản, với một bản sắc cụ thể, dựa trên hệ sinh thái cảnh quan siêu hình, có thể tiếp cận với mọi đối tượng nhưng với các sản phẩm khác nhau theo phân khúc của họ, được tổ chức để phục vụ sự phát triển của hoạt động du lịch và chuỗi giá trị của nó.

2. Phân biệt tuyến du lịch quốc gia và tuyến du lịch địa phương:

Luật Du lịch năm 2017 không quy định về tuyến du lịch, do đó, nội dung phần này chúng tôi sẽ tiếp cận dưới góc độ quy định về Luật Du lịch năm 2005, vì vậy, nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo, không mang tính áp dụng.

Ngay từ tên gọi, tuyến du lịch quốc gia và tuyến du lịch địa phương thì chúng ta đã nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về hai loại hình tuyến du lịch này. Tuyến du lịch địa phương sẽ mang tính chất địa phương, vùng, miền, có một giới hạn nhất định về phạm vi, thông thường là căn cứ vào địa giới hành chính của huyện, tỉnh, vùng. Do đó, mà tuyến d du lịch địa phương còn được phân chia rõ thành tuyến du lịch cấp tỉnh, tuyến du lịch địa phương. Nên có thể hiểu thì tuyến du lịch địa phương chính là con đường kết nối các điểm du lịch trong một phạm vi nhất định. Còn tuyến du lịch quốc gia, thì chúng ta dễ dàng nhận thấy phạm vi của nó chính là toàn quốc, sẽ là tuyến du lịch nối từ tất cả các điểm du lịch trong phạm vi toàn quốc với nhau. Do đó, tuyến du lịch quốc gia sẽ chứa đựng những tuyến du lịch địa phương, hay nói cách khác thì các tuyến du lịch địa phương hợp thành tạo nên hệ thống tuyến du lịch quốc gia.


Tại điều 25 Luật Du lịch năm 2005 quy định về điều kiện công nhận tuyến du lịch quốc gia như sau:

“Điều 25. Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch

1. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch quốc gia:

a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế;

b) Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.

2. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch địa phương:

a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương;

b) Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.”

Quy định này cũng đã thể hiện điểm khác biệt mà chúng tôi đã đề cập ở trên đó chính là sự khác biệt về phạm vi. Bên cạnh đó, thì các tuyến du lịch quốc gia còn phải có tính kết nối với các cửa khẩu quốc tế bên cạnh tính liên vùng, liên tỉnh. Việc kết nối với các cửa khẩu quốc thế để hình thành sự liên kết với các tuyến du lịch nước ngoài, từ đó hình thành nên các tuyến du lịch quốc tế, thúc đẩy sự thu hút du lịch từ nước ngoài.


Để được công nhận trở thành các tuyến du lịch thì cần phải trải qua thủ tục đề nghị công nhận tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cả tuyến du lịch quốc gia và tuyến du lịch địa phương đều phải áp dụng theo thủ tục này. Tuy nhiên, điểm khác biệt đó chính là về thẩm quyền công nhận tuyến du lịch. Thẩm quyền công nhận được công nhận tại Điều 27 Luật Du lịch năm 2005, cụ thể quy định như sau:

“Điều 27. Thẩm quyền công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.ý

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương theo đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia sau khi có quyết định công nhận.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương sau khi có quyết định công nhận.”

Theo quy định tại điều này, thì thẩm quyền công nhận tuyến du lịch quốc gia thuộc về Thủ tướng Chính phủ, còn thẩm quyền công nhận tuyến du lịch địa phương thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quy định này đã hướng tới sự phân cấp về thẩm quyền công nhận dựa trên phạm vi của tuyến du lịch. Sau khi được chủ thể có thẩm quyền công nhận thì các tuyến du lịch sẽ được cơ quan có thẩm quyền tương ứng là Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện hoạt động công bố.

Với sự phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, ngành du lịch trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ bởi lợi ích về mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rộng mở. Bên cạnh kỹ năng nghiệp vụ, ngành này đòi hỏi kiến thức đa dạng về các tuyến điểm du lịch và yếu tố hình thành chúng. Trong bài viết dưới đây, cya.edu.vn sẽ giới thiệu những khái niệm cơ bản trong ngành du lịch, giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.

Tuyến điểm du lịch là gì?

*

Điểm du lịch

Tourism destination hay còn gọi là điểm đến du lịch, là thuật ngữ chỉ địa điểm có khả năng thu hút nhiều du khách hơn so với các địa điểm khác trong khu vực nhờ vào sự đa dạng tài nguyên, chất lượng tiện nghi và các hoạt động giải trí phù hợp cho du khách. Những điểm đến du lịch này có những yếu tố đặc trưng như khí hậu, sinh thái, truyền thống văn hoá và các tiện nghi phục vụ cho khách du lịch như khách sạn, giao thông và khu vui chơi giải trí được xây dựng và phát triển một cách bài bản.

Tuyến du lịch

Tuyến du lịch là một chuỗi các điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch được nối với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Tuyến du lịch có thể được chia thành các loại như tuyến nội tỉnh, tuyến nội vùng, tuyến liên vùng hoặc tuyến liên quốc gia tùy thuộc vào trường hợp cụ thể. Nếu xét về loại phương tiện vận chuyển, ta có thể phân loại tuyến du lịch thành tuyến đường bộ, đường không, đường thủy, vv. Tuyến du lịch được xem như là một sản phẩm du lịch đặc biệt, vì vậy việc xác định các tuyến du lịch phải dựa trên các tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch.

Điều kiện để được công nhận là một tuyến du lịch

*

Để xác định các tuyến du lịch, cần đáp ứng một số tiêu chí chính sau đây:

Định hướng sắp xếp không gian du lịch trên toàn lãnh thổ.Đánh giá tài nguyên du lịch, cảnh quan thu hút trên tuyến và các điểm đến du lịch.Tìm kiếm các điểm dừng chân, giải trí có khả năng thu hút khách.Đảm bảo cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông và các cửa khẩu quốc tế.Điều chỉnh phân bố và xu hướng các luồng khách du lịch.Bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội.Đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội.Phù hợp với nhu cầu giao lưu và hội nhập khu vực và quốc tế.

Các hình thức du lịch

*

 Du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là hình thức du lịch liên quan đến nền văn hóa của một quốc gia hoặc vùng miền với những đặc trưng về lịch sử, địa lý, nghệ thuật, kiến trúc,… Loại hình này tập trung vào các sản phẩm văn hóa, các lễ hội truyền thống của dân tộc hay các phong tục tín ngưỡng để thu hút khách du lịch.

Du lịch sinh thái

Loại hình du lịch sinh thái tập trung vào việc khai thác thiên nhiên và môi trường, với mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái được triển khai tại các khu vực thiên nhiên còn nguyên sơ, nhằm mục đích khám phá và tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên. Hình thức du lịch này đem lại ít tác động tiêu cực cho môi trường và góp phần tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Du lịch nghỉ dưỡng biển

Du lịch biển nghỉ dưỡng là hình thức du lịch tại các khu nghỉ dưỡng, resort ven bờ biển. Với bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch biển nghỉ dưỡng. Các bãi biển tuyệt đẹp trải dài từ miền Bắc đến miền Nam với khoảng 125 bãi tắm đẹp lớn nhỏ, trong đó nhiều bãi được xếp hạng trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có gần 50 vịnh lớn nhỏ, trong đó nhiều vịnh được đánh giá cao trên toàn cầu.

Du lịch MICE

MICE (viết tắt của Meeting, Incentive, Conference, Event) là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm và tổ chức sự kiện của các công ty. Đây là một dạng sản phẩm du lịch tổng hợp, kết hợp nhiều loại hình du lịch độc lập với sự phát triển cơ sở hạ tầng và tổ chức của địa phương.

Loại hình du lịch này được coi là một thị trường tiềm năng, tạo ra doanh thu lớn cho ngành du lịch của một quốc gia do khách hàng thường tập trung và chi tiêu cao hơn. Khách du lịch tham gia MICE thường là các thương nhân, chính khách hay các đại diện của các tổ chức, đại lý… với nhu cầu cao về tiện ích, dịch vụ và sản phẩm sang trọng, đắt tiền.

Các nhân tố hình thành nên tuyến điểm du lịch

*

Hầu hết các điểm đến du lịch đều phát triển nhờ vào các yếu tố sau đây:

Các điểm thu hút du khách: bao gồm các điểm du lịch nhân tạo, tự nhiên hoặc các sự kiện, hoạt động giải trí, tạo ra sức hấp dẫn để thu hút du khách.Giao thông: yếu tố này quan trọng để giúp khách dễ dàng tiếp cận với điểm đến.Dịch vụ lưu trú: không chỉ đảm bảo nơi nghỉ ngơi cho du khách, các dịch vụ lưu trú còn mang đến ấn tượng về văn hóa giao tiếp của địa phương và ảnh hưởng đến quyết định của khách trở lại.Cơ sở hạ tầng: các khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại và các dịch vụ khác là các yếu tố quan trọng thể hiện sự phát triển kinh tế của điểm đến, thu hút khách du lịch yêu thích sự năng động, hiện đại và muốn trải nghiệm những dịch vụ tiện ích cao cấp.

Xem thêm: Phim truyện: tuổi thanh xuân tập 22, tuổi thanh xuân

Sự phát triển của ngành du lịch liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của các điểm đến du lịch. Hiểu rõ về các yếu tố hình thành điểm đến du lịch sẽ giúp cho các bạn trẻ có cái nhìn tổng thể và tự tin lựa chọn theo đuổi ngành Du lịch trong tương lai.