NỘI DUNG:

Mô tả âm mưu, tình yêu và tình bạn xung quanh Mitsuba Okita (Kie Kitano), em trai cô Sogo Okita (Ryo Yoshizawa), Toshiro Hijikata (Yuya Yagira) và hôn phu của Mitsuba.

Bạn đang xem: Yonimo kimyo na gintama

DIỄN VIÊN:

ONLINE & DOWNLOAD:

Tập 1:

Tập 2:

Tập 3:

Drive (Full 3 tập)


Share this:


Thích bài này:


Thích Đang tải...

Có liên quan


Hashimoto Kanna, kie kitano, live action, oguri shun, Suda Masaki, yagira yuya, yoshizawa ryo
Điều hướng bài viết
Bài trước
Uchi no Otto wa Shigoto ga Dekinai(2017)
Bài sau
Kiseki Ano Hi no Sobito(2017)

1 bình luận về “ Gintama – Mitsuba
Hen”


Trả lời Hủy trả lời


Nhập bình luận ở đây...

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:


*

Email (bắt buộc) (Địa chỉ sẽ được ẩn)
Tên (bắt buộc)
Trang web
*

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Word
Press.com(Đăng xuất/Thay đổi)


*

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook(Đăng xuất/Thay đổi)


Hủy bỏ

Connecting to %s


Nhắc email khi có bình luận mới.

Nhắc email khi có bài viết mới.


Δ


Chuồng mèo


Chuồng mèo

Vietsub

Lịch


Tháng Bảy 2017HBTNSBC
12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
« Th6Th8 »
Tìm kiếm cho:

Comments

*
itachi1412 trong Suki na Hito…
*
Khang trong Code Bl…
“Sen… trong Sensei,…
*
Huu
Tinh trong Fullme…
*
thuyhang98 trong Rikuo…

MÈO THĂM CHUỒNG

695816 bạn mèo lang thang

Neko Fansub


Neko Fansub

Recent Comments

*
itachi1412 trong Suki na Hito…
*
Khang trong Code Bl…
“Sen… trong Sensei,…
*
Huu
Tinh trong Fullme…
*
thuyhang98 trong Rikuo…

TÌM KIẾM

Tìm kiếm cho:
Tạo một blog miễn phí với Word
Press.com.
Lên trên
Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong:Chính Sách Cookie
Theo dõi
Đang theo dõi
Có 289 người theo dõi
Theo dõi ngay
Đang tải Bình luận...
Thư điện tử (Bắt buộc)Tên (Bắt buộc)Trang web
%d người thích bài này:

Warning: This review contains spoilers. You’ve been warned. Read at your own risk.

Mới đầu thấy thông báo chuyển thể Gintama thành LA tôi lo lắm, cứ nghĩ lỡ nó fail như Sn
K hồi trước thì đau lòng. Nói chung là lo đủ thứ. Một cái gì đó khi đã ăn sâu vào tiềm thức ai đó thì khó lòng mà chấp nhận một hình ảnh khác. Lúc đó tôi chỉ biết cầu nguyện sao cho người ta đừng phá hoại nó chứ cũng chẳng mong gì hơn. Phim công chiếu chính thức ở Việt Nam hôm 04/08. Vì ít nổi tiếng ở đây nên rạp cũng nhỏ và vắng, một phần chắc mọi người cũng đã đi xem ở sneak show hôm 01/08 rồi. Tôi xem xong hôm 06/08 thì get high khủng khiếp, đến mức hôm 13/08 mò đi xem lại vẫn còn high. Xem rồi mới hiểu vì sao ở Nhật nó lại được đón nhận nồng nhiệt đến thế.

một / kịch bản

Tôi sẽ không có ý kiến gì đến cái phần giới thiệu bựa đời mà vào thẳng vấn đề. Nội dung chính được chọn là arc nổi bật nhất nhì Gintama: Benizakura. Kịch bản cực kì thông minh và chặt chẽ khi lấy phần mở đầu là arc đi bắt bọ dẫn đến arc chính, tổng quan lại thì kịch bản LA khác manga khoảng 40% khi thay đổi một số nội dung chính:

1. Bỏ vai Bansai: Trong arc này Bansai cũng không có vai trò gì quan trọng

2. Để cho Shinsengumi xuất hiện nhiều hơn: Trận đánh trên tàu là giữa quân Kiheitai vs Shinsengumi chứ không phải Kiheitai vs quân Katsura như manga & anime. Với tôi thì đây là một bước chuyển thông minh: vừa đỡ tốn kinh phí thuê thêm diễn viên quần chúng, kinh phí đạo cụ và hóa trang amanto, vừa tận dụng được hết dàn nhân vật chứ không chỉ xuất hiện làm nền, vừa tạo cho khán giả cảm nhận được mối liên kết khắng khít giữa Yorozuya và Shinsengumi.

3. Để Gintoki đấu với Takasugi: Trong manga là Gintoki và Katsura vs amanto còn Takasugi chỉ đứng nhìn và cười cợt nhưng trong LA thì Gintoki vs Takasugi còn Katsura lúc họ đánh nửa chừng mới chạy đến. Vì thay đổi kịch bản ở điểm đó nên một số người thấy Katsura không có đất dụng võ nhiều nhưng tôi lại thấy như vậy là vừa đẹp. Katsura đã chiến ở cảnh đầu tiên với Shinsengumi lúc cả đám đi bắt bọ rồi, còn nữa, lên màn ảnh rộng mà không lẽ không để cho fan chiêm ngưỡng thực lực Takasugi LA thế nào. Và hơn thế nữa, với tôi, mối quan hệ “trên mức bạn bè, xa hơn cả yêu đương” của ba người ấy thể hiện rõ ràng và mạnh mẽ nhất qua cảnh này cùng những dòng hồi tưởng.

*
*
Điểm cộng của LA nữa là parody cưng dữ dội. Parody từ One Piece, Nausicaa of The Valley of The Wind đến Gundam. Nói tóm lại thì tôi hài lòng với kịch bản LA. Mọi thứ được chuyển thể một cách vừa vặn, hợp lí, giữ được đúng cái “chất” của nguyên tác. Đối với non-fan không biết một tí gì về nguyên tác có lẽ sẽ khó tiếp cận vì những trò hài hước và câu chuyện dài kết nối các nhân vật thì chỉ có fan mới hiểu, non-fan xem có lẽ sẽ bị hụt hẫng. Nhưng với fan, một câu chuyện được trau chuốt như thế, một kịch bản mà người đạo diễn, người biên kịch đặt hết cả tâm huyết của mình vào như thế là nguyên vẹn và đẹp đẽ như một giấc mơ.

hai / diễn viên

Khi thông báo dàn diễn viên của LA thì Gintama cũng vấp phải nhiều sự phản đối và chịu sự theo dõi gắt gao của cộng đồng fan. Ví như có người bảo Oguri Shun đóng Gintoki thì sẽ ổn nhưng họ đã quen với giọng của Sugita Tomokazu. Có người bảo Hashimoto Kanna nhìn già và hơi tròn quá so với Kagura. Thậm chí chính tôi còn sợ khi biết Domoto Tsuyoshi thủ vai Takasugi vì nhìn anh ấy quá hiền, sợ anh ấy không vượt qua được hình ảnh cực đoan và kiêu ngạo của Takasugi lẫn chất giọng của Koyasu Takehito. Tuy nhiên, đến hồi công bố poster với trailer chính thức thì tự nhiên tôi yên tâm hẳn, vì nhìn dàn cast lên hình ai cũng đẹp, ai cũng có cái khí chất riêng phù hợp với vai diễn.

Ở đây tôi chỉ xin review dàn nhân vật chính yếu của LA màn ảnh rộng. Nhưng xin hãy yên tâm, Nagasawa Masami đã diễn một Shimura Tae hoàn hảo từ trong ra ngoài và vai Hiraga Gengai của Muro Tsuyoshi thì là một ông già lậm Justaway, lậm One Piece vô cùng đáng yêu.

1/ YOROZUYA.


Từ trái qua: Suda Masaki, Oguri Shun, Hashimoto Kanna


Shimura Shinpachi (Suda Masaki): Dù biết Suda là một diễn viên giỏi nhưng giỏi đến mức hóa thân thành công thế này thật không thể tưởng tượng nổi: Anh trở thành một chàng trai thích thể hiện, hơi nhút nhát nhưng vô cùng nghĩa khí, hết lòng vì những người mình tin tưởng một cách chuẩn xác từ cái nhíu mày ngượng ngùng khi bị chọc quê cho đến cái mỉm cười vừa có phần bối rối, vừa có phần tự tin vào câu từ mình thốt ra khi trấn an Kagura rằng: “Anh Gin sẽ tới ngay thôi!”

Kagura (Hashimoto Kanna): Cô bé này nổi tiếng ở Nhật rồi, về độ xinh xắn thì không cần bàn cãi. Kanna diễn Kagura vừa dễ thương, vừa bựa, đấu với Matako lại còn ngầu dù đúng là nhìn em vẫn hơi lớn so với Kagura trong nguyên tác, cơ mà tôi thấy ổn. Tôi rất thích việc em chấp nhận hi sinh hình tượng 360 độ để hoàn thành vai diễn của mình. Nhưng em có ngầu đến mấy thì tôi nghĩ cảnh ói như con Merlion và cảnh ngoáy mũi kinh điển của em vẫn sẽ ám ảnh fan em cho đến chết :))

*

Sakata Gintoki (Oguri Shun): Là fan Gintama sẽ biết Oguri đã từng “bị” lão Khỉ parody một lần, cho nên tôi nghĩ đó cũng là một phần lí do anh ấy được “chọn mặt gởi vàng” vai Gintoki và hoàn thành xuất sắc hơn cả mong đợi. Tôi không bàn đến những cảnh đấu kiếm của anh ấy nữa, vì cách Oguri đóng phim hành động lúc nào cũng chắc tay, kinh nghiệm đầy mình rồi. Cái tôi muốn nói là linh hồn Sakata Gintoki cứ như tồn tại bên trong Oguri vậy. Đôi mắt đó, từng hơi thở đó, cách anh ấy đọc lời thoại cùng tướng ngoáy mũi đó toát lên sự lười biếng không lẫn đi đâu được nhưng khi cần lại trở nên ngay thẳng, bộc trực, sáng bừng lên khí chất của một người đàn ông không bao giờ biết từ bỏ, rồi sau đó lại trở nên đau nhói đầy bất lực khi không thể xuống tay với người bạn ngày xưa của mình.

“Chào!”


Một số bức ảnh khác của bộ ba đáng yêu Yorozuya.



*

Kondou Isao (Nakamura Kankurou): Trông anh gầy hơn nhiều so với hình tượng Kondou của nguyên tác nhưng khí chất của một đàn anh, một người thủ lĩnh đồng thời bản tính của một con khỉ đột thì không bị lay chuyển chút nào. Cảm ơn anh đã hi sinh nhiều như vậy để diễn tròn vai một con khỉ đột Kondou Isao bị xen xọt, bị Tae đánh, kể cả trong lúc dầu sôi lửa bỏng cũng bị mang ra chọc cười dù mới phút trước là hình tượng ngầu hết ý, đàn ông hết ý.

Hijikata Toushirou (Yagira Yuuya): Người đàn ông này không hổ danh là nam diễn viên xuất sắc nhất của LHP Cannes 2004. Yagira luôn chú ý đến từng chuyển động nhỏ nhất của mình, kể cả một cái chau mày và hấp háy ánh mắt, anh diễn như thể mình là Hijikata thật sự. Gương mặt và tạo hình của anh chẳng cần bàn cãi làm gì, cái tôi ngạc nhiên nhất là khả năng kiếm thuật chắc tay của anh khi đấu với Nizou và cả trong bản TV drama. Một kẻ lạnh lùng, nghiện thuốc lá, nghiện mayonnaise, một cục phó ác quỷ sắt đá và kỉ cương từ trong ra ngoài, đối với người con gái mình yêu cũng chẳng ngại quay lưng bỏ đi vì muốn không muốn người ta ở bên một kẻ như mình, rồi sau chỉ biết một mình một cõi sụt sùi khóc tiễn đưa.

Okita Sougo (Yoshizawa Ryo): Trong dàn trai xinh gái đẹp của LA Gintama thì chàng trai này là bông hoa sáng giá nhất. Nói ra thì thấy mình bị sắc đẹp làm lóa mắt nhưng không thể ngừng nói được. Vai Okita là một vai được “đo ni đóng giày” cho khuôn mặt đó, nụ cười đó, đôi mắt đó mà. Ở cậu ấy toát lên cái sự lười nhác bất cần của Okita, nhưng khi giương cây bazooka lên hay thể hiện sự ghen ghét của mình đến Hijikata thì ánh mắt đột ngột trở nên sắc lẻm như thể muốn xé nát màn ảnh vậy. Tôi cực kì thích những diễn viên có thể bộc lộ cá tính nhân vật qua ánh mắt như chàng trai này. Người ta nói sông có lúc, người có khúc. Tôi nghĩ khả năng cướp lấy ánh hào quang sân khấu từ giờ về sau của Ryo cũng không còn bao xa đâu.

*

3/ KATSURA KOTAROU.

Yoshizawa Ryo là một bông hoa xinh đẹp sáng giá nhưng con người này mới thực sự là mỹ nhân. Okada Masaki khoác lên mình bộ kimono và haori màu xanh biển quen thuộc của Katsura, tạo hình tóc dài hay tóc ngắn cũng đều trông đến là cao sang nền nhã. Đẹp nghiêng nước nghiêng thành, ngắm nhìn mãi cũng không đủ. Nhìn phía sau đẹp thanh thoát như một người con gái, nhìn phía trước chí khí ngút trời như một người con trai. Cả cái giọng “anh cả” đi chấn chỉnh Gintoki và cách anh hét lên đầy phẫn nộ với Takasugi cũng giống hệt như Katsura trong nguyên tác. Tuy nhiên, đừng để bị nhan sắc ấy đánh lừa. Đằng sau đó, trong tâm của Okada thực sự có một cơn bão mới có thể hóa thân thành quý công tử cuồng loạn Katsura Kotarou ấy. Chỉ cần một chút lơ là cũng có thể sẽ bị nó quét sạch như cách anh vung kiếm hạ gục toàn bộ Shinsengumi ở cảnh mở đầu vậy.

*


4/ ANH EM MURATA.

Murata Tetsuko (Hayami Akari): Hayami đã khiến một Tetsuko nhút nhát thực sự tỏa sáng ở hai cảnh: một là khi trái tim mạnh mẽ của cô ấy vượt qua nỗi sợ mà nhảy xuống đâm kiếm vào Nizou đang mất kiểm soát, quyết không để Gintoki chết và một mực muốn ngăn con đường sai trái của anh trai mình lại bằng thanh kiếm sáng choang của mình; hai là khi cô ấy khóc thương cho anh trai. Tôi cảm nhận được sự đau đớn thật sự trong tiếng khóc thét của cô ấy. Một nỗi đau đớn được thể hiện hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu như cô ấy thể hiện nỗi sợ tốt một chút nữa qua ánh mắt – khi Nizou chuẩn bị trảm cô một nhát – thì vai diễn sẽ hoàn thiện hơn.

Murata Tetsuya (Yasuda Ken): Người đàn ông được mệnh danh là “Japan’s Arnold Schwarzenegger” này đã để lại cho Gintama một hình ảnh để đời. Hóa thân hoàn hảo. Cảm xúc hoàn hảo. Tôi thích giọng nói như hét, thích cách chú vò đầu bứt tai, nuốt cả giấy để học tập cải tiến việc rèn kiếm, thích hình ảnh chú mồ hôi nhễ nhại đầy quyết tâm trước thanh sắt đỏ lửa, thích cả cách đôi mắt chú hằn vân máu đầy kinh ngạc khi chứng kiến việc Gintoki vượt trội hơn thanh Benizakura tưởng chừng như hoàn mỹ. Yasuda biến mình thành một người nghệ nhân thực thụ chứ không chỉ đơn thuần là một Murata Tetsuya lấy lời qua tiếng lại của thiên hạ làm động lực để một lòng một dạ hoàn thiện thanh kiếm của chính mình nữa. Khi xem chú diễn Tetsuya, tôi không còn biết nói gì hơn ngoài bốn chữ: vô cùng thỏa mãn.

5/ KIHEITAI.

Matako (Nanao) và Henpeita Takechi (Jirou Sato): Chị đẹp Nanao diễn các cảnh hành động còn hơi cứng nhắc, song biểu cảm gương mặt của chị khá tốt, nhất là đôi mắt rất có thần. Tôi xin cam đoan cái bản tính nóng nảy điên cuồng ấy cùng giọng của chị đẹp giống Matako bản nguyên tác đến 80%. Còn chú Jirou Sato cứ như thể sinh ra để đóng phim hài ấy. Cái gương mặt ấy, biểu cảm giọng nói khi ca ngợi sự dễ thương của Kagura hay khi chọc quê Shinpachi khiến tôi cảm thấy chú ấy không chỉ đơn giản là diễn nữa rồi. Mỗi lần đến phân cảnh của chú là cười muốn mỏi miệng. Với tôi, so với một Henpeita Takechi hài hước mà tỉnh ruồi trong nguyên tác thì vai diễn của chú Jirou có màu sắc hơn một tí, linh hoạt hơn, “lolicon lộ” hơn một tí.
Takasugi Shinsuke (Domoto Tsuyoshi): Thật ra nếu như phân tích từng góc độ, Takasugi của Domoto không giống với nguyên tác. Không đủ cực đoan và tàn nhẫn – thẳng thừng mà nói, nếu như tôi của lúc chưa xem LA thì sẽ hoàn toàn không hài lòng. Nhưng khi xem rồi lại thấy ổn. Anh diễn một Takasugi như thế có lẽ vì cảm nhận của anh về nhân vật giống như thế, vả lại có lẽ cũng do một phần bản tính của anh trầm tĩnh như biển lặng thế kia. Cây đàn shamisen dưới ánh trăng như khúc bi ai. Cảnh hành động cuối cùng với Gintoki cũng như vũ bão dù bất lợi của anh là thấp hơn Oguri đến tận 20cm. Xuất sắc nhất là ánh mắt của anh: khi tuốt kiếm ra khỏi vỏ thì sắc lẻm như thanh kiếm ấy (điểm giống nguyên tác nhất), khi nhớ lại những tháng ngày kia thì vẻ đau đáu lộ ra rõ ràng. Tuy nhiên, cái tôi mong muốn là cảnh cuối, khi Gintoki chuẩn bị xuống tay với Takasugi thì gương mặt anh cần một cái gì đó gọi là thách thức cay nghiệt hơn nữa. Nếu vậy thì sẽ ổn từ đầu đến cuối.

Okada Nizou (Arai Hirofumi): Ngoài Oguri, Okada và Yasuda, Arai Hirofumi cũng là một diễn viên đáng nể. Vai Okada Nizou của anh hoàn thành quá xuất sắc. Nhân vật của anh là người mù, nhưng chẳng cần đến ánh mắt anh cũng truyền tải được hết trọn vẹn nhân vật từ trong ra ngoài, từ tình cảm, nỗi niềm, nhân phẩm, lí tưởng sống, cách chiến đấu, đều chạm được đến trái tim của một người vô cùng yêu Gintama như tôi. Ở anh, tôi nhìn thấy niềm khao khát được sát cánh bên cạnh người đàn ông mà Nizou ngưỡng vọng, niềm khao khát làm mọi thứ để người đàn ông đó bước lên đỉnh vinh quang nhất đồng thời cũng là mục tiêu khi hắn quyết định sống tiếp quãng đời còn lại. Những cảnh Nizou đau đớn vì hi sinh thân mình cho Benizakura gặm nhấm, hay đi chạm trán với Gintoki và Katsura, tất cả cũng chỉ vì gã một lòng trung thành với Takasugi, muốn hắn không cần phải bận tâm về quá khứ đày đọa mà cứ tiếp tục cùng Kiheitai tiến về phía trước. Nhưng mọi chuyện đâu đơn giản như thế. Nếu như Nizou không đặt nặng vấn đề, nếu như gã chỉ nguyện đi theo Takasugi mà không nhúng tay vào quá khứ của hắn thì có lẽ gã đã hạnh phúc hơn. Người đàn ông đó là kẻ làm nên chuyện lớn, nhưng quá khứ đau thương của hắn không tài nào thay đổi được. Tôi đã ước Nizou của cả nguyên tác lẫn LA đều thấu hiểu điều đó, để ngay từ đầu đã không lao đầu vào lửa. Và bên cạnh đó, khi thanh kiếm bén ngọt của Gintoki chém gãy Benizakura mà hắn đã hi sinh thân mình thì cảnh tượng ấy, cảnh tượng thân thể biến dạng của Nizou tan biến thành trăm ngàn cánh hoa anh đào ấy, bừng sáng rực rỡ như thể thương xót mà hóa kiếp cho nỗi đau trần thế của Okada Nizou – Arai Hirofumi.


ba / những điều còn lại

Âm nhạc: Một điểm trừ của LA là phần soundtrack không được tốt, không đủ liên kết và hào hùng – điểm mà anime đã thực hiện rất xuất sắc. Tuy nhiên, bài hát chủ đề Decided (UVERworld) lại cực kì xuất sắc, từ ca từ cho đến âm nhạc đều ý nghĩa và không thua kém bất kì OP hay ED nào của anime hay thậm chí là ban nhạc “đinh” của anime, DOES.

Những thứ khiến chúng ta cảm thấy bất an

Ấy không phải là việc “mình có thể làm được những gì?”

Cũng chẳng phải việc “mình hợp với cái gì?”

Mà là liệu chúng ta đã chọn thứ trái tim muốn chọn chưa, bạn thấy có phải không?

Kĩ xảo + đồ họa hình ảnh:
Thú thực là tôi cũng chỉ đánh giá theo cảm quan chứ không có kiến thức trong lĩnh vực này. Bối cảnh được dựng rất tốt và chân thực, thật sự có cảm giác lạc vào Nhật Bản 20-30 năm trước. Tuy nhiên, kĩ xảo thì khá ổn nếu đánh giá tổng thể. Mọi thứ dừng lại ở mức chấp nhận được chứ không chân thực, cứ như đang cố gắng ép khuôn phong cảnh trong anime vậy. Ví dụ như làm vầng trăng trước tàu Kiheitai tím ngắt, bầu trời như thể ở trên có một cái phông nền xanh, rồi xúc tu thò ra từ Benizakura trông giả khủng khiếp. Lỗi đặc biệt lớn ở khúc Elizabeth khóc, những đoạn có Sadaharu và cả, nói sao nhỉ, giống như mấy cái sfx mỗi khi đánh nhau ấy.

*


Cảnh hành động: Nhanh gọn. Góc quay rất đẹp. Nhấn được vào những lúc cần điểm nhấn. Tạo được cảm giác hồi hộp và dũng mãnh của những người anh hùng. Tốt nhất là những cảnh đấu kiếm, có cả cảnh đấu tay đôi của Takasugi và Gintoki. Riêng cảnh đấu súng của Matako với Kagura thì hơi quá đà – ví dụ như cú lộn vòng của Kagura không tự nhiên, và bị lạm dụng kĩ thuật quay nhanh. Thêm nữa, điểm trừ vẫn là mấy cái sfx.

Yoshida Shouyou: Không khán giả nào biết ai đã đóng vai người. Không lộ mặt, không lộ tên tuổi, chỉ biết rằng giọng lồng tiếng trầm ấm ấy cũng chính là giọng seiyuu anime của người, Yamadera Kouichi. Người xuất hiện chỉ ở hai cảnh hồi ức: một là cảnh dạy học ở trường, hai là cảnh đi cùng đám trẻ trên bãi cát trắng dài. Biển dạt sóng. Người bước đi, tóc trắng tha thướt, đẹp như một vầng thái dương. Phong thái đó, giọng nói đó, những tháng ngày đó là minh chứng cho việc Yoshida Shouyou chẳng bao giờ chết. Người vẫn luôn ở đây, vẫn luôn là xinh đẹp nhất trong kí ức của những người học trò.

Chữ trên ảnh: Ba người bạn từ thuở ấu thơ cùng học dưới một mái trường*. (trường ở đây là trường ở chùa, nằm ở một số nơi như Osaka và một số vùng lân cận. Ở đó sẽ có một thầy giáo dạy cho con em ở vùng đó học chữ và học tính toán. -JP Wiki)


Dịch thuật: Quá dở. Không thể tin nổi Encore Films lại có thể dịch kinh khủng như vậy, kể cả dịch từ tiếng Anh sang cũng kinh khủng ngoài sức tưởng tượng. Chúa tể Takasugi (Ngài Takasugi, đã sửa)? Ta vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu (Ta chỉ đơn giản là hủy diệt, đã sửa)? Nhìn từ phía sau trông cậu như con gà vậy (Nhìn từ phía sau trông cậu như phụ nữ vậy, đã sửa)? Còn vân vân và mây mây lỗi nữa, góp ý thì Encore Films không trả lời. Fan VN cũng xem đó là một trò hài như tag comedy bựa của Gintama nên bỏ qua chứ nói thật là họ cũng khó chịu lắm đấy. Làm ăn thấy ớn lạnh hà. Tôi may biết chút ít tiếng Nhật nên cũng bỏ qua Vietsub được lúc nào hay lúc nấy chứ cứ nhìn dịch sai mãi thì chắc tức lộn ruột.

Xem thêm: Tôi Không Thể Gánh Trách Nhiệm Với Con Nuôi Phi Nhung, Mạnh Quỳnh Về Việt Nam Dự Giỗ Đầu Phi Nhung


bốn / lời kết

Cũng chẳng biết làm gì hơn ngoài việc thở phào nhẹ nhõm rằng LA đã thành công rực rỡ ở Nhật. Cảm ơn thần Khỉ, cảm ơn đạo diễn Fukuda rất nhiều vì đã mang đến cho tôi một tác phẩm thỏa mãn như thế này. Những con người ấy dù không có thực vẫn cứ là những thành phần hướng thiện nhất, sâu sắc nhất. Các anh các chị các em của tôi, đã ba năm rồi, mọi người là giả nhưng tình cảm của tôi là thật. Có lúc xao nhãng, có lúc tôi lớn lên và có nhiều mối bận tâm khác hơn, nhưng từ tận trong tâm tôi không thể nào quên được, rằng Gintama là liều thuốc tinh thần không phản bội tôi và là minh chứng cho tuổi trẻ huy hoàng của tôi không tài nào xoay chuyển.