Suốt hơn 400 năm kể từ thời điểm phát hành đại kiệt tác Tây Du Ký, cô nhóc này là người đầu tiên lên tiếng chỉ ra lỗi sai này trong tác phẩm.


Tây Du Ký là tác phẩm kinh điển của học giả Ngô Thừa Ân, được xem là một trong 4 tác phẩm văn học vĩ đại nhất Trung Hoa, cùng với Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần), Thủy Hử (Thi Nại Am) và Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán Trung). Riêng tại Việt Nam, bộ phim Tây Du Ký - chuyển thể từ tác phẩm cùng tên đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ.

Bạn đang xem: Journey To The West

Trên thực tế, không thể phủ nhận về cái hay - cái tình của cuốn sách Tây Du Ký, thế nhưng liệu tác phẩm kinh điển này có tồn tại lỗ hổng? Câu trả lời hẳn nhiên là có.

Đã có khá nhiều độc giả của Tây Du Ký chỉ ra lỗi sai tồn tại trong tác phẩm này, một trong số đó là cô bé Mã Tư Tư. Đáng chú ý hơn cả, Mã Tư Tư đã chỉ ra điểm vô lý mà hầu hết người đọc Tây Du Ký đều bỏ qua, khi mới chỉ 11 tuổi.



Cùng với Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký đã trở thành một trong 4 tác phẩm văn học vĩ đại của Trung Quốc


Cụ thể hơn, trong Tây Du Ký, 4 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh từ đông thổ Đại Đường tới Tây phương. Hành trình vô cùng xa xôi và trải dài qua nhiều khu vực khác nhau. Vì phạm vi trải rộng như vậy nên chắc chắn, thói quen và tập tục sinh hoạt của người dân đều có sự khác biệt, được thể hiện rõ nét nhất trên phương diện ẩm thực.

Ấy thế nhưng cô bé Tư Tư lại phát hiện thầy trò Đường Tăng đi tới đâu đều cùng ăn những thực phẩm giống hệt ngày này qua ngày khác. Thông thường món ăn của họ chỉ gồm cơm trắng, rau xanh, nấm, mộc nhĩ, đậu phụ và màn thầu.

Cũng theo Tư Tư, các món ăn đó đều là ẩm thực của vùng Giang Tô - quê nhà của "cha đẻ" tiểu thuyết Tây Du Ký. Cô bé suy luận, trong thời đại xa xưa, tác giả Ngô Thừa Ân không có điều kiện "đi du lịch" khắp nơi nên cũng khó để ông thu thập được nhiều tư liệu chân thực cho các tác phẩm của mình.



Suốt hành trình thỉnh kinh đằng đẵng 4 năm trời, 4 thầy trò Đường Tăng đều chỉ cùng ăn các loại thực phẩm quen thuộc


Sau khi phát hiện được "lỗ hổng" của tiểu thuyết Tây Du Ký, Tư Tư đã viết hẳn một bài phân tích trên trang cá nhân. Bài đăng của cô nhóc 11 tuổi được độc giả Tây Du Ký tán thưởng, trong đó có những chuyên gia phê bình văn học. Từ thời điểm tác phẩm ra đời (năm 1590) cho đến khi Tư Tư đăng bài viết (năm 2018), chưa có ai từng lên tiếng chỉ ra lỗ hổng này trong suốt hơn 400 năm.

Đọc bài đăng của Tư Tư, một dân mạng đã hỏi ngược lại: "Liệu có phải thầy trò Đường Tăng mang sẵn lương thực?". Thế nhưng, cô bé đã đáp trả thẳng thừng: Nếu quả thực có trường hợp như vậy, thức ăn của 4 thầy trò đã cạn kiệt từ lâu. Bởi hành trình thỉnh kinh kéo dài 14 năm, trong điều kiện khắc nghiệt của chuyến đi, không có loại thực phẩm nào có thể được bảo quản lâu đến vậy.



Tư Tư - cô nhóc 11 tuổi phát hiện lỗ hổng trong Tây Du Ký mà không phải người lớn nào cũng dễ dàng phát hiện trong hơn 400 năm


Đọc bài đăng của Tư Tư, nhiều chuyên gia giáo dục đã dành lời khen cho sự quan sát và phân tích thấu đáo của học sinh 11 tuổi. Không chỉ đọc sách để giải trí thông thường, cô bé này còn biết phân tích tác phẩm, dùng tư duy logic để tìm ra lỗ hổng trong đại kiệt tác mà không phải người lớn nào cũng dễ dàng nhận ra.

Được biết, ngoài đời Tư Tư có tình yêu đặc biệt với văn học. Từ khi còn nhỏ, cô đã đọc rất nhiều tác phẩm kinh điển của Trung Quốc, thường được đánh giá là "khó nuốt" với suy nghĩ của trẻ nhỏ. Trong đó, Tây Du Ký là tác phẩm yêu thích của Tư Tư, được cô bé đọc đi đọc lại.


3 kiểu người càng lớn tuổi càng có phúc khí: Giàu có chưa chắc đã may, làm được điều này phú quý mới bền
Link bài gốc Lấy link! https://thethaovanhoa.vn/co-be-11-tuoi-phat-hien-loi-sai-nghiem-trong-trong-dai-kiet-tac-tay-du-ky-ma-hon-400-nam-khong-ai-len-tieng-den-chuyen-gia-cung-khong-the-phan-bac-20230123192035322.htm
TPO - "American Born Chinese" hay "Tây du ký" bản Mỹ lên sóng nhận nhiều ý kiến phản hồi tiêu cực của khán giả Trung Quốc. Phiên bản "Tôn Ngộ Không" của Ngô Ngạn Tổ và "Quan Âm" của Dương Tử Quỳnh bị chê.

Sohu đưa tin bộ phim American Born Chinese (hay còn gọi là Du ký ABC) do Disney sản xuất đã lên sóng nhưng gây ra nhiều tranh cãi. Từ tạo hình đến nội dung của phim đều bị đánh giá là thiếu chỉn chu, cải biên quá mức.

Khán giả Trung Quốc cho rằng nhà sản xuất của nhiều nước không tôn trọng văn hóa truyền thống, nguyên tác tiểu thuyết gốc mà phóng tác nhiều nội dung phản cảm.

Tây du ký của Mỹ: Tôn Ngộ Không có con trai

American Born Chinese được khán giả Trung Quốc gọi là Tây du ký bản Mỹ vì vay mượn nhiều yếu tố văn hóa Trung Quốc, trong đó xuất hiện hai nhân vật Tôn Ngộ Không và Quan Âm Bồ Tát trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân.

Tuy nhiên, nhà sản xuất Disney thay đổi rất nhiều cốt truyện, tính cách và bối cảnh nhân vật. Tôn Ngộ Không do Ngô Ngạn Tổ thủ vai đã có con trai học trung học tên Ngụy Sâm. Tề Thiên Đại Thánh mất ba năm mới tìm được trường của con trai để đòi lại gậy Như Ý. Tôn Ngộ Không trong phim được miêu tả là một kẻ hung ác, ngạo mạn.

*
*
*
*

Tôn Ngộ Không do Ngô Ngạn Tổ trong Tây du ký bản Mỹ thể hiện bị chê.

Bên cạnh đó, Quan Âm do Dương Tử Quỳnh diễn che giấu thân phận dưới vỏ bọc dì của Ngụy Sâm. Tạo hình Quan Âm Bồ Tát của Dương Tử Quỳnh bị chê thiếu chỉn chu, đi dép tông, pháp lực yếu.

Ngoài ra, American Born Chinese nhận nhiều đánh giá kém về kỹ xảo, bối cảnh. Bộ phim chỉ nhận được điểm chất lượng 5,5/10 trên trang đánh giá Douban và bị coi là "rác phẩm".

Tây du ký của Nhật Bản: Đường Tăng là nữ, thân mật với Tôn Ngộ Không

Theo Sohu, Tây du ký 1986 do Trung Quốc sản xuất là phiên bản nổi tiếng nhất, trở thành tác phẩm kinh điển không chỉ của Trung Quốc mà còn được khán giả cả châu Á yêu thích.

Tuy nhiên, trước đó, Nhật Bản cũng từng sản xuất một phiên bản Tây du ký có nhiều thay đổi. Trong đó, Đường Tăng do nữ diễn viên thủ vai, ngoại hình xinh đẹp, cuốn hút. Biên kịch còn chỉnh sửa kịch bản, thúc đẩy tình cảm của Đường Tăng và Tôn Ngộ Không như để cả hai có nụ hôn trán ngọt ngào.

Nhà sản xuất còn thay đổi giới tính của các nhân vật như Quan Âm Bồ Tát lại do một nam diễn viên thủ vai, Phật Tổ do một nữ diễn viên gạo cội đóng. Kim Giác Đại Vương và Ngân Giác Đại Vương vốn là hai anh em trở thành vợ chồng.

*
*
*
*

Nhà sản xuất phim Nhật Bản đổi giới tính nhiều nhân vật trong Tây du ký.

Tây du ký phiên bản Australia: Tôn Ngộ Không cưỡng hôn sư phụ

Theo Sohu, ảnh hưởng từ các phiên bản cải biên quá mức, Australia cũng sản xuất một bộ phim điện ảnh, lấy cảm hứng từ 4 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. Tuy nhiên, từ trang phục, hoá trang đến tính cách đều mang đậm nét phương Tây.

Trong đó, Đường Tăng và Trư Bát Giới đều do diễn viên nữ đảm nhiệm. Tôn Ngộ Không xuất hiện với hình ảnh cao lớn, mạnh mẽ. Khi Đường Tăng tới giải cứu Tôn Ngộ Không còn bị nhân vật này trêu chọc và cưỡng hôn. Sau đó, Tôn Ngộ Không vì cảm ơn đã bứt một sợi lông nách đưa cho Đường Tăng.

*
*
*
*

Khán giả bất ngờ với nụ hôn mà Tôn Ngộ Không dành cho Đường Tăng trong Tây du ký bản Australia.

Tây du ký bản Hàn Quốc (2011): Thầy trò Đường Tăng xuyên không về thế giới hiện đại

Bộ phim Tây du ký trở về (2011) từng nhận số điểm cực thấp 2,3/10 trên trang Douban do những cải biên quá đà cùng chất lượng phim dở tệ.


Theo đó, các nhà khảo cổ phát hiện và khai quật lăng mộ của 4 thầy trò Đường Tăng. Sau đó, nhà khoa học còn định nghiên cứu để lấy DNA của Tôn Ngộ Không và các sư đệ. Lúc này, 4 đại ác ma là Bạch Cốt Tinh, Ngưu Ma Vương, Kim Giác Đại Vương, Kim Ngân Đại Vương, vốn là kẻ thù của thầy trò Đường Tăng cũng tìm tới Hàn Quốc sau khi nghe được bản tin.

Chúng tìm tới bảo tàng để lấy trộm thi cốt của Đường Tăng. Cùng lúc đó, bốn thiếu niên cũng lẻn vào nơi này vì muốn tìm hiểu bí mật về quá trình đi lấy chân kinh. Sau đó, thầy trò Đường Tăng phải nhập vào bốn thiếu niên để chống lại 4 đại ác ma.

*
*
*
*

Sao chổi trong phim Tây du ký trở về của Hàn Quốc còn biết nói chuyện.

Theo Sohu, thầy trò Đường Tăng vốn là nhân vật trong văn hoá Trung Quốc, do đó, việc tìm thấy lăng mộ và di hài tại Hàn Quốc là việc không thể xảy ra. Thậm chí, bộ phim còn có những chi tiết hoang đường như Ngưu Ma Vương vì muốn diệt thầy trò Đường Tăng mà làm phép để sao chổi đụng độ với Trái Đất, thậm chí sao chổi này còn biết nói chuyện. Do đó, bộ phim nhận những đánh giá cực thấp của khán giả.

Tây du ký bản của Lâm Phong: Tôn Ngô Không yêu em gái Dương Tiễn

Tháng 4, bộ phim Lăng vân chí do Lâm Phong đóng chính lên sóng sau 5 năm bị hoãn. Trong phim, nam diễn viên Hong Kong vào vai Bàn Thạch, cũng là một chú khỉ sinh ra từ tảng đá. Trong quá trình xông pha giang hồ, Bàn Thạch đem lòng yêu Dương Thiền, em gái Nhị Lang Thần Dương Tiễn, hay còn được gọi là Tam Thánh Mẫu, sở hữu đèn Bảo Liên. Đây là phần cải biên khiến người xem khó chịu.

Bên cạnh đó, bộ phim xây dựng Bàn Thạch ngây ngô, có nhiều hành động vô duyên, biểu cảm dâm tà với nhân vật nữ. Kỹ xảo của Lăng vân chí cũng bị chê sơ sài, do đó bộ phim nhận đánh giá kém của công chúng.

*
*
*
*

Lâm Phong vào vai chú khỉ Bàn Thạch trong một phiên bản Tây du ký mới lên sóng.

Bên cạnh đó, Sohu còn liệt kê phiên bản Tây du ký của Việt Nam với bối cảnh đơn sơ như nhà tranh, cẩu yêu quái là diễn viên mặc đồ hóa trang chú chó đồ chơi...

*
*
*
*

Tây du ký phiên bản Việt bị chê vì hóa trang xấu, bối cảnh nghèo nàn.

Xem thêm: Các điểm du lịch ở hội an đáng ghé thăm nhất năm 2023, top 10 điểm đến ở hội an

Theo Sohu, Tây du ký có ảnh hưởng lớn với văn hóa đại chúng Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, các nhà làm phim liên tục khai thác khía cạnh nội dung mới mẻ từ tiểu thuyết gốc. Tuy nhiên, không phải phiên bản nào cũng có chất lượng tốt, dàn diễn viên thực lực tham gia. Đa phần, nhà sản xuất cải biên quá đà, gây tranh cãi để thu hút người xem.