Trong các loại chim hót rừng, Cu gáy là giống khó phân biệt giới tính nhất. Nhiều người nuôi Cu thuộc loại “cha truyền con nối” nhưng nói về kinh nghiệm để phân biệt trống mái Cu gáy thì… đành chịu. Nghĩa là họ cứ nuôi cầu may, hễ nuôi một thời gian, thấy con nào có tài gáy hay, gù nhiều thì chọn con đó mà nuôi mãi. Tất nhiên, chim nào gáy dở thì loại bỏ, thả nó vào rừng để sinh sản tiếp…

Khổ nỗi, Cu gáy nhìn bề ngoài thì chim trống mái gần như không khác gì nhau: giống từ hình dáng, đến sắc lông vòng cườm ở cổ, và ngay cả giọng gáy cũng không khác gì nhau.

Bạn đang xem: Phân biết giới tính chim cu gáy

Chim Cu mái cũng gáy như Cu trống, mà bản tính hung hăng háu đá của chim mái có khi còn dữ tợn hơn cả chim Cu trống nữa. Vào những tháng đầu mùa sinh sản của Cu gáy, những chim Cu mái đang rựng trứng (sắp đẻ) tỏ ra hung hăng ghê lắm. Hễ gặp chim lạ bất kể trống mái léo hánh đến gần lãnh địa làm tổ của nó là mái liền bay tới đánh đuổi ngay!

Nếu gặp Cu mồi gáy giục, Cu mái cũng gù cũng gáy đáp lại, và nó chính sà vào bẫy rập trước tiên. Nhiều người đi gác chưa kinh nghiệm, cứ tưởng là mình vớ được con Cu trống “ngon lành” không ngờ đó lại là chim mái. Chính những tháng đầu mùa mưa, cũng là đầu mùa sinh sản của Cu gáy, người ta bẫy được chim Cu mái nhiều hơn Cu trống là vì vậy.

Giữa mùa sinh sản trở đi, chim Cu mái bớt hung hăng, do phải nằm tổ ấp trứng rồi phải vất vả kiếm mồi nuôi con nên sức khỏe của nó suy yếu, và lúc này đi bẫy chim người ta mới bẫy được Cu trống nhiều hơn.

Để phân biệt giới tính của giống chim này, nhiều nghệ nhân nuôi Cu gáy lâu năm có những nhận xét sau đây:

ĐẶC ĐIỂM CỦA CU GÁY MÁI:

So với chim trống, đầu chim mái hơi nhỏ hơn và hơi dẹp, mỏ nhỏ, mình thon nhỏ, ức hẹp, hai ghim ở hậu môn hở rộng.

ĐẶC ĐIỂM CỦA CU GÁY TRỐNG:

– So với chim mái, đầu chim Cu trống to hơn, mỏ to hơn, thân mình lớn hơn, vai nở, ức nở, hai ghim ở hậu môn hơi hẹp.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì những nhận định trên đây có những điểm đúng và cũng có những điểm không đúng. Nếu đặt hai con chim trống mái gần nhau thì quả thật hình dáng chúng có khác nhau thật. Trước hết ta thấy:

– Cu gáy mái có thân hình nhỏ hơn chim trống khoảng một tám một mười (thường là vậy, nhưng cũng có con mái thân mình đẫy đà không thua gì chim trống).

– Vai và ức chim mái hẹp hơn chim trống. Cu trống vai nở, ức nở trông oai vệ hơn.

Đó là những điểm so sánh đúng, còn những điểm không được đúng là:

– Mỏ của chim trống mái đều lớn bằng nhau, chỉ có một điểm hơi khác là phần mũi cưa nó có khác nhau.

– Cườm Cu mái hột cườm to hơn, nhưng màu sắc lợt màu hơn, những lớp cườm đóng gần vai chim mái như nhòe ra không được rõ nét lắm. Trong khi đó thì cườm ở cổ Cu trống có nhiều hột nhỏ, màu sắc ở hột cườm và nền cườm đều tươi tắn rõ ràng.

– Hai ghim hậu môn của chim thì đúng, nhưng cách này chỉ đúng khi ta quan sát ở chim đã sinh sản một hai lứa hoặc chim mái đã già. Còn với chim tơ chưa đẻ lứa trứng nào thì lỗ hậu môn còn khít thì làm sao phân biệt được? Chỉ những mái đã đẻ nhiều lứa trứng thì lỗ hậu môn của nó mới rộng ra. Trong khi chim Cu trống do cả đời không hề đẻ trứng, nên dù chim tơ hay chim già, hậu môn của nó cũng hẹp khít lại.

Như vậy, những nhận xét trên đây không thể đúng được một trăm phần trăm. Mà ngay hầu hết những nghệ nhân nuôi Cu gáy lâu năm cũng công nhận với chúng tôi là họ chỉ có khả năng phân biệt được giới tính trống mái của Cu gáy đội 50 phần trăm là nhiều. Việc chọn lựa chim bổi mà nuôi thường… phó mặc cho hên xui may rủi.

Trong mùa sinh sản của chim, có người chịu khó xách lục đi từ mờ sáng để hy vọng bẫy được Cu trống về nuôi, vì họ nghĩ rằng vào buổi sáng Cu trống không phải nằm tổ để ấp. Ý nghĩ này rất thông minh, thế nhưng con chim bắt được vào lúc sáng sớm, nói chung là buổi sáng cũng chưa hẳn đúng là Cu trống, vì nếu bầy con trong tổ chúng đã được vài tuần tuổi, lúc đó trống mái đều phải rời khỏi tổ đi tìm mồi nuôi con từ sáng sớm thì… sao đây? Con chim sa vào lục có thể là Cu mái đấy chứ? Cu mái vẫn gáy và siêng gáy kia mà!

Trong những buổi trà dư tửu hậu, có nhiều nghệ nhân nổi hứng khoe rằng: một cặp chim Cu bay trước mặt, ông ta có thể biết được con nào là cu trống, con nào là Cu mái! Nhiều người nghe nói như vậy, có vẻ cảm phục, nhưng cũng không tránh được sự…bán tín bán nghi. Nhưng, hỏi tác giả câu nói ấy thì không bao giờ được trả lời, ngoài nụ cười bí hiểm…

Có thể vị ấy biết câu trả lời, nhưng “giấu nghề”, mà cũng có thể vị đó không biết trả lời thật, vì… cũng chỉ nghe lại người khác nói vậy mà thôi.

Thật ra, với một cặp chim Cu gáy bay trên trời, ta có thể đoán trúng được trăm phần trăm con nào trống, con nào mái. Quí vị cũng biết chỉ trong mùa sinh sản chim Cu mới kết cặp với nhau, và mùa này thì con mái đã có sẵn “ổ trứng” trong bụng nên nặng nề lắm. Khi bay cùng đôi, chim mái thường bay thấp, và chim Cu trống lúc nào cũng bay phía trên lưng chim mái với khoảng cách rất gần. Như vậy, con Cu bay trên đích thị là Cu trống, và con chim bay dưới là Cu mái.

Ngay loài Bồ câu cũng bay theo thứ tự “trống trên mái dưới” như vậy.

Đó là nói cho vui, chứ biết trống mái theo cách này thì đâu ích lợi gì cho việc chăn nuôi? Làm sao ta bắt được con bay trên mà loại bỏ con mái bay phía dưới?

Bây giờ, xin trở lại việc phân biệt giới tính của chim Cu gáy.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì phân biệt trống mái của chim Cu gáy cũng như cách phân biệt trống mái của chim Bồ câu mà thôi. Chúng ta không hơi sức đâu mà đi tìm hiểu từ đầu, từ mỏ, từ cườm, và mọi bộ phận khác trên thân chim để rồi phải đi đên kết luận…nửa tin nửa ngờ! Quí vị hãy quan sát thật kỹ ở phần mũi của chim Cu gáy thì sẽ thấy đích xác:

– Mũi chim Cu mái dù là quan sát trực diện cũng như nhìn nghiêng một bên, phần bán diện (Profil) đều xẹp và nhỏ. Vì vậy, ta thấy mỏ chim mái từ chót mỏ đến khóe miệng to bằng nhau.

– Trong khi đó, quan sát phần mỏ của chim Cu gáy trống, quí vị sẽ thấy phần mỏ ở mũi to hơn, nở nang hơn, gồ cao hơn so với phần thân mỏ còn lại của nó. Nói cách khác, gốc mỏ thì to, và phần chót mỏ thì nhỏ.

Nếu quan sát trực diện, ta sẽ thấy hai múi thịt trên mũi chim trống nở ngang ra hai bên. Còn nếu nhìn bán diện thì thấy hai múi thịt đó hơi gồ cao lên, vồng cao lên.

Theo kinh nghiệm nuôi Cu gáy lâu năm cho chúng tôi biết rõ, phân biệt giới tính của Cu gáy cũng như phân biệt giới tính của chim Bồ câu mà thôi. Chỉ quan sát vào hai múi thịt trên mũi của chúng là phân biệt được trống mái.

Quí độc giả nào đã từng nuôi chim Bồ câu sẽ nắm bắt được dễ dàng cách diễn tả của chúng tôi trên đây và thực hành với Cu gáy không khó khăn lắm.

Có điều như quí vị đã từng biết, do cái mỏ Cu gáy quá thanh mảnh, mặt khác chim thường không chịu đứng yên cho để giúp ta quan sát tường tận (trừ trường hợp bắt hẳn chim lên tay mà coi), vì vậy ta cần phải quan sát thật kỹ kẻo lầm. Cũng xin được nói thêm, với những giống chim khó phân biệt giới tính vì chúng có hình dáng bên ngoài giống nhau như chim Sơn Ca, Cu gáy, nhiều khi do cố quan sát thật kỹ nên mắt ta bị lóa đến nỗi cuối cùng chính mình cũng không tin tưởng lắm vào nhận định của mắt mình. Vì vậy, tốt hơn hết, ta cần phải theo dõi chúng nhiều lần. Cách hay nhất là bất chợt nhìn nó rồi phán đoán ngay. Cách sau này thường chính xác hơn, lại nhanh hơn.

Cu mái cũng gáy như Cu trống, nhưng giọng nó thanh hơn, lảnh lót hơn, nhỏ hơn. Trong mùa sinh sản, Cu mái rượng trứng, nếu nhốt chung với trống thì nó im hơi lặng tiếng cả ngày, nhưng nếu được nuôi riêng thì mái sẽ gáy cả ngày từ sáng đến tối, có mái gáy được giọng đôi, giọng ba, ai nghe cũng thích. Do Cu gáy mái siêng gáy (nhất là trong mùa sinh sản) lại gáy giọng giống chim cảnh trống, nên đâu mấy ai chịu tin đó là Cu mái!

Cũng xin được nói thêm, các giống Cu gáy, Cu ngói, Cu xanh đều thuộc Bồ câu: (Columbiformes) nên giới tính của chúng thể hiện trên múi thịt ở mũi cũng phải! Chỉ cần quan sát múi thịt này là pân biệt được chính xác một trăm phần trăm Cu gáy trống và mái ngay!

Chim cu gáy là loài chim cảnh khá phổ biến. Tuy nhiên đa phần người nuôi hiện nay mới chỉ tập trung vào nuôi cu gáy trống, chưa chú trọng đến kỹ thuật nuôi cu gáy mái sinh sản, khiến tỉ lệ trứng nở và con non sống sót không cao. Bài viết dưới đây, Thú Kiểng sẽ giới thiệu tới anh chị em chơi chim chi tiết kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản, và cách chăm sóc chim cu gáy non.

*

Phân biệt cu gáy trống mái

Hãy quan sát đồng tử phần màu đen trong mắt của cu gáy, nếu chúng nhỏ và mờ thì là cu gáy trống, còn to và đậm màu thì là chim mái.Con trống thường có thân mình to lớn hơn con mái.Con trống có đầu vừa to vừa không được tròn trịa, lông thì có lấp lánh màu xanh. Ngược lại đầu con mái vừa nhỏ lại vừa tròn, lông thì thường màu xám.Ức chim cu gáy trống to hơn, nhìn “lực lưỡng” hơn con mái.Cườm ở phần cổ thường có màu đậm, rõ hơn nếu là con trống, con mái thì nhạt màu hơn.Mỏ và mũi chim trống to, cao hơn chim mái
Phần chân thường chim trống dài và rắn hơn, khỏe hơn, to hơn con mái.Một trong những điểm dễ phân biệt là phần lông phía đuôi của chim cu. Nếu là con trống, lông ở phần sừng thường có màu tối (thường là xám đen). Nếu là con mái thì là màu sáng (thường là màu trắng). Ngoài ra, có thể quan sát khi chim đang đứng, nếu lông nằm ngang thì là con mái, hướng xuống thì là trống.Kiểm tra phần xương chậu của chim, nếu là con trống khoảng cách vùng xương này sẽ nhỏ, ngược lại nếu là mái chúng sẽ có khoảng cách to hơn (vì chúng phải sinh sản).Quan sát nếu chúng hay gù thì là con trống, nếu không hay ít gù thì là con mái.Nếu chúng không ngừng hoạt động, hay có những biểu hiện như khiêu khích “đối thủ”, hung hăng thì đích thị nó là con trống.Về chất giọng, con trống thường gáy to hơn con mái, giọng hay hơn, luyến láy nhiều hơn.

Trên đây là một số điểm khác biệt đã được đúc kết từ nhiều nghệ nhân có dày dạn kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm sóc chim cu gáy. Sau khi đã phân biệt được con trống mái, bạn có thể sử dụng chúng cho đúng mục đích.

Đối với chim trống bạn có thể dùng để dùng làm chim mồi, để đá, giao đấu. Còn chim mái có thể dùng để sinh sản. Vậy kỹ thuật nuôi cu gáy sinh sản có khó không?

*

Chăm sóc cho cu gáy mái đẻ

Cần phải chuẩn bị tổ đẻ cho chim. Tổ có thể tận dụng các vật dụng trong nhà như rổ, rá bằng nhựa hoặc tre. Dùng rơm hoặc xơ dừa, cơ mướp … để ở dưới tổ. Đặt tổ ở nơi yên tĩnh, đủ nhiệt độ để chim ấp.

Tuyệt đối không sờ vào trứng, vì như thế chim sẽ nghe thấy mùi lạ và chim sẽ bỏ không ấp nữa.

Số lượng trứng đẻ mỗi ngày ít hơn so với gà, trung bình khoảng 2 – 3 ngày/2 trứng, thời gian ấp khoảng 2 tuần, 9 – 10 lứa/năm. Với loài cu gáy này, cả con trống và con mái cùng ấp.

Trường hợp, con mái bỏ ấp 2 – 3 ngày thì nên không nên cho chúng ấp nữa, mà chăm sóc chúng bằng cách cho chúng ăn theo khẩu phần ăn như quy trình. Có như thế chúng mới nhanh sinh sản lại (thông thường là khoảng 5 – 6 ngày).

Thời gian chim sinh sản vẫn cho chúng ăn cám như bình thường. Có thể bổ sung thêm canxi bằng cách nghiền nát vỏ trứng trộn vào thức ăn cho chúng ăn hàng ngày.

Chăm sóc chim cu gáy con

Cu gáy con từ lúc mới sinh cho đến khoảng 5 ngày tuổi cần phải được quan tâm chăm sóc cẩn thận. Vì thời gian này chúng chưa tự ăn được, do đó bạn phải mớm thức ăn cho chúng, liều lượng ít chia ra 2 – 3 lần/ngày. Nước cung cấp cho chim lúc nào cũng phải đầy đủ.

*

Thức ăn giai đoạn này chủ yếu là gạo, thóc và một số loại thức ăn khác.

Sau khoảng 1 tuần, nếu chim con đã tự ăn được thì có thể cho ăn từ 3 – 4 lần/ngày, không cần nhai thức ăn ra nữa.

Xem thêm: Những ca khúc việt nam bất hủ mà giới trẻ nào, nhạc việt bất hủ

Sau khoảng 3 tháng, hãy vặt hết phần lông đuôi của chúng. Giai đoạn này hãy bổ sung các loại thức ăn như mè (vừng), các loại đậu, … để bồi dưỡng cho chim nhanh nổi.