TTO - Vào thời kỳ rực rỡ của Đế quốc Ottoman (1299-1923), một vị Sultan có đến hàng trăm thê thiếp phục vụ. Các cô gái xuất thân từ đủ thành phần, từ quý tộc, thường dân cho đến nô lệ bị bắt trong chiến tranh.


*

Bộ phim truyền hình Thế kỷ tráng lệ của Thổ Nhĩ Kỳ nói về vương triều của Sultan Suleiman đại đế - người trị vì lâu nhất của Đế quốc Ottoman - Ảnh chụp màn hình


Đời sống cung đình là đề tài luôn thu hút sự hiếu kỳ của công chúng. Ở châu Âu, những bộ phim truyền hình như "Thế kỷ tráng lệ", "Đế chế Kösem" (Thổ Nhĩ Kỳ) thu hút nhiều khán giả, đặc biệt phái nữ, bởi thế giới huyền bí và lộng lẫy của cung đình Ottoman thời xưa.

Bạn đang xem: Bí mật chuyện ăn, ngủ chốn hậu cung triều nguyễn qua lời kể của cung nữ cuối cùng tại vn

Khán giả châu Á từng một thời mê "Hoàn Châu cách cách" có thể hiểu được tâm trạng trên. Nhưng ai cũng biết đời thực luôn khác với phim ảnh, lắm khi chẳng lãng mạn mà lại còn... đau khổ.

Theo ấn phẩm "Bí mật hậu cung và triều đình Istanbul" của tác giả Natalia Pavlishcya.edu.vn, từ "hậu cung" trong tiếng Ả Rập mang ý nghĩa "riêng tư, cấm lai vãng". Trong hoàng cung, dinh thự... đây là khu vực cấm người lạ, luôn được canh phòng cẩn thận bởi lính gác và người hầu.

Sử liệu ghi lại vào thời kỳ đầu của Đế quốc Ottoman, phần lớn thê thiếp của Sultan là "chiến lợi phẩm" sau các trận giao tranh đẫm máu giành lãnh thổ. Trước khi được tuyển chọn vào hoàng cung, họ bị rao bán ngoài chợ nô lệ cùng với những người khác.

Do phạm vi chinh phạt của các quân đoàn Ottoman rất lớn, các cô gái bị bắt đến từ nhiều vùng đất xa xôi khác nhau, từ Đông Âu, các hòn đảo Địa Trung Hải, vùng Baikal...

Ngoài ra, các chư hầu cũng đưa con gái ruột dâng cho Sultan để tỏ lòng trung thành, truyền thống này phổ biến ở vùng Kavkaz (khu vực địa lý nằm ở biên giới giữa châu Âu và châu Á).

Cho đến thế kỷ 16, các cô gái xuất thân từ Nga, Ukraine, Gruzia và Croatia (theo địa lý hiện đại) chiếm phần lớn trong hậu cung của Sultan.

Người nổi tiếng nhất có lẽ là Roxolana Hurrem - một cô gái Nga (có nguồn nói Ukraine) leo lên vị trí tột đỉnh là hoàng hậu của Suleiman Đại đế. Roxolana được xem người phụ nữ quyền lực và có sức ảnh hưởng nhất trong lịch sử Đế quốc Ottoman.


*

Tương tự các ông vua Trung Hoa, Sultan chọn thê thiếp cũng hết sức khắt khe. Điều kiện đầu tiên là cô gái phải còn trong trắng, tuổi không quá 12-14. Góa phụ, phụ nữ có chồng, phụ nữ hơi có tuổi... thuộc diện bị loại ngay từ vòng đầu.

Tiếp theo là ngoại hình và sức khỏe, vì suy cho cùng, các cô gái gánh một nhiệm vụ quan trọng là duy trì dòng dõi hoàng tộc. Eo thon, hông rộng, nước da hồng hào, không nhiều lông... là những đặc điểm được đánh giá cao.

Không hiếm trường hợp các gia đình vì nghèo mà phải bán con cho vua khi chúng mới lên 5-7 tuổi. Và một khi đã nhận tiền, họ phải cam kết bằng văn bản là không còn quyền gì với đứa con gái.

Thông thường, trước khi vào cung, các bé gái được học hành chu đáo để trở thành một quý tộc đúng nghĩa. Các môn học bao gồm tiếng Ả Rập, truyền thống Hồi giáo, âm nhạc, ca múa... và tất nhiên là cả nghệ thuật phòng the.

Người ra quyết định trong tất cả quy trình tuyển chọn khắt khe là hoàng thái hậu - nhân vật quyền lực chỉ đứng sau Sultan.



Khác với tưởng tượng của nhiều người nước ngoài, hậu cung của Sultan không chứa đến vài ngàn mỹ nữ, vào những lúc đông nhất số lượng chỉ trên 200. Dù vậy, phần lớn các cô gái không bao giờ được nhìn thấy vua vì... sức ông có hạn.

Sau 9 năm chôn vùi tuổi xuân trong hậu cung, một số cô gái may mắn sẽ được trả tự do nếu Sultan đồng ý.

Trong trường hợp này, họ không chỉ được hoàng gia tặng quà, mua cho nhà cửa sang trọng mà thậm chí còn được tìm cho tấm chồng mới.

Nhưng trước khi đến lúc đó, đa phần các thiếu nữ phải chịu đựng cuộc sống buồn tẻ trong cung cấm. Giai thoại về những cuộc tình vụng trộm giữa các cô gái đang tuổi xuân sắc nhưng thiếu thốn không phải là hiếm.

Ở đất nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, hậu cung không còn nữa, nó đã biến mất vào đầu thế kỷ 20 cùng với ngày tàn của Đế chế Ottoman và sự ra đời của Bộ luật dân sự 1926. Đa thê chỉ còn tồn tại trong cộng đồng người Kurd vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở thành phố Istanbul, trên nền tích của cung cấm ngày xưa bây giờ là bảo tàng cho khách thập phương tham quan.

Một số tranh minh họa cảnh sinh hoạt trong triều đình Ottoman ngày xưa với nguồn ảnh của Homsk

Chuyện ăn, ngủ của các bà hoàng trong cung đình nhà Nguyễn vô cùng chỉn chu, đòi hỏi cung nữ phải rất cẩn thận.


Bí mật chốn hậu cung Việt Nam thời phong kiến luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Ở đó không chỉ có cuộc sống vương giả của các bà hoàng mà còn có những câu chuyện về nhân tình thế thái của các cung nữ, thái giám. Nhà Nguyễn - vương triều cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn năm 1945 khiến cho rất nhiều cung nữ được ra khỏi cung, trở về cuộc sống đời thường. Họ mang theo vô số ký ức về những năm sống, hầu hạ bên cạnh các phi tần ở chốn gác tía lầu son.

Bà Lê Thị Dinh sống ở phủ Kiên Thái Vương (179 Phan Đình Phùng, Tp. Huế) là một trong số ít cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn còn sống đến sau này. Khi đang học lớp 5 ở trường Đồng Khánh, bà được Thánh Cung Hoàng Hậu - vợ vua Đồng Khánh gọi vào cung. Đến năm 15 tuổi, bà hầu hạ bên cạnh Đức Từ Cung (mẹ của vua Bảo Đại). Khi mới vào cung, bà Dinh cũng lo lắng xen lẫn vui mừng, bà mừng vì vinh dự làm cung nữ nhưng cũng lo vì từng nghe nhiều bi kịch về số phận của cung nữ, lo mình cũng rơi vào nhữngtình huống đó.



*

Bà Lê Thị Dinh - cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn

Bà từng kể trên báo, trước khi ngủ, các bậc "bề trên" được ngâm rửa chân bằng nước ngâm hoa. Các bậc này rửa mặt bằng nước ngâm từ hoa hoặc nước nấu từ sả, bưởi, chanh. Khi đến bữa ăn, chính bà Dinh là người kiểm tra các món ăn. Khi hầu hạ bên cạnh Đức Từ Cung, bà còn được sai viết thư thăm hỏi vua Bảo Đại.


Nói về quá trình kiểm tra món ăn, bà cho biếtbà và 2 cung nữ khác kiểm tra lần cuối trước khi bà Từ Cung, vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu ăn. Các cung nữ kiểm tra xem món ăn có ngon và hợp khẩu vị không, kiểm tra xem có bị đầu độc không. Mỗi món đựng trong đĩa nhỏ, cung nữ không được ăn cùng những người trong Hoàng gia. Bà Dinh cũnglà người trải chiếu cho Hoàng hậu ngủ.

Bà Dinh nhớ như incuộc sống nơi cung cấm ngày xưa

Trong ký ức của bà, cung nữhầu hạ các bậc "bề trên" nếu để xảy ra sai sót thì cũng chịu hình phạt hà khắc. Bà từng kể, có một cung nữ sợ ma mà thét lên làm hoàng hậu tỉnh giấc, tuy việc nhỏ như vậy nhưng mà cung nữ cũng bị đánh đập.

Còn bà Vui - một cung nữ khác cũng hầu hạ bà Từ Cung - vẫn còn nhớ như in cuộc sống trong hậu cung. Mẹ bà là cung nữ Tôn Nữ Thị Biên thuộc dòng trưởng của chúa Nguyễn Phúc Tần, đời thứ 5, bà Vui được vào phục vụ trong Hoàng cung.

Nơi ở của
Đức Từ Cung những ngày cuối cùng

Hằng ngàybà ở bên cạnh hầu hạ, nhận việc bóp chân, vấn tóc, dâng khăn, dâng nước, bê tráp trầu cho Đức Từ Cung ở trong cung Diên Thọ. Bà Từ Cung ăn rất ít, chỉ ăn một mình, đĩa thức ăn có 3 tầng, cơm được đựng trong nồi nhỏ làm bằng đất nung. Trong bữa ăn có các món như thịt bò, tôm rim, rau, cá... nhưng vì ăn ít nên bà Từ Cung thường ăn một chút đồ ăn dù các món được bày trên đĩa nhiều và đẹp mắt.

Món ăn của Đức Từ Cung được bày biện đẹp mắt (Ảnh minh họa)

Ngoài ăn các món mặn thì bà Từ Cung thi thoảng ăn chay. Giờ ngủ khoảng 22-23h, có 2 cung nữ quạt và bóp chân. Trong lúc bà Từ Cung ngủ thì nữ hầu thay phiên nhau ngồi dưới chân đến sáng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách live stream facebook bằng máy tính đơn giản, nhanh chóng

Trong 3 năm hầu hạ ở cung Diên Thọ, bà được nhận 3 đồng lương mỗi tháng. Tiền này do mạ (mẹ) của bà Vui nhận. Còn ăn uống của cung nữ này diễn ra ở điện Phụng Tiên cùng mẹ.