Là một học phần tiền đề cho việc học – thi – chấp hành đúng luật giao thông khi tham gia khoá học lái xe ôtô tại Tp.Hcm, để nhớ phần lý thuyết 450 câu hỏi sát hạch này có lẽ là một niềm trăn trở của nhiều bạn khi mới bắt đầu.

Bạn đang xem: 450 câu hỏi dùng cho sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

Lưu Ý: Dự kiến Tổng cục Đường bộ sẽ ban hành & áp dụng bộ 600 câu hỏi sát hạch vào các trung tâm sát hạch giấy phép lái xe vào tháng 8/2020 (áp dụng cho các khóa thi từ tháng 11/2020).

Bộ Tài Liệu 450 Câu Hỏi Lý Thuyết Sát Hạch Lái Xe Ôtô Mới Nhất


Bộ câu hỏi do ban đào tạo của trường dạy nghề lái xe Tp.HCM biên soạn, trong đó có ghi chú lại những câu thường sai, những ý thường lắt léo đánh lừa học viên hi vọng mang lại những kiến thức chính xác và một cách học trực quan hơn cho các bạn.

Đặc biệt, bộ đề 450 câu hỏi sát hạch lái xe ô tô các hạng B1, B2, C, D, E, F giúp các bạn tự học lái xe ô tô online mà không cần dowload phần mềm thi bằng lái xe oto cài đặt mất công, phiền hà, rắc rối nữa.

Hướng dẫn học, nhớ đáp án 450 câu hỏi sát hạch lái xe ô tô 1 cách đơn giản:


*Cách xem:

– Những đáp án đúng sẽ được bôi đậm (1 câu có thể có tới 2 đáp án cùng đúng) – Những câu nào có ý cần chú ý, hoặc có áp dụng được mẹo thi lý thuyết bằng lái xe sẽ được bôi màu để dễ phân biệt và học cho nhanh thuộc. – Bài viết này hạn chế các hiệu ứng phức tạp để bạn xem được dễ dàng cả trên máy tính và điện thoại.


Câu 1/ Hành vi giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điểu khiển xe tham gia giao thông có bị nghiêm cấm hay không? 1- Không bị nghiêm cấm. 2- Bị nghiêm cấm. 3- Nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp.

Câu 2/ Người điểu khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma tuý có bị nghiêm cấm hay không? 1- Bị nghiêm cấm. 2- Không bị nghiêm cấm.

Câu 3/ Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?

1- Bị nghiêm cấm. 2- Bị nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp. 3- Không bị nghiêm cấm.

Câu 4/ Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điểu kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?

1- Không bị nghiêm cấm. 2- Nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp cụ thể. 3- Bị nghiêm cấm.

Câu 5/ Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ có bị nghiêm cấm hay không?

1- Không nghiêm cấm. 2- Bị nghiêm cấm. 3- Bị nghiêm cấm tuỳ theo các tuyến đường. 4- Bị nghiêm cấm tuỳ theo loại xe.

Câu 6/ Xe ô tô tham gia giao thông trên đường bộ có bắt buộc phải đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói không?

1- Không bắt buộc 2- Bắt buộc.

Câu 7/ Xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn tham gia giao thông cần tuân thủ quy định nào ghi ở dưới đây? 1- Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép và phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ đường bộ, bảo đảm an toàn giao thông. 2- Chủ phương tiện và lái xe chỉ cần thực hiện biện pháp để hạn chế việc gảy hư hại đường bộ. 3- Được tham gia giao thông khi cần thiết.

Câu 8/ Khi lùi xe người lái xe phải làm gì để bảo đảm an toàn?

1- Quan sát phía trước và cho lùi xe. 2- Lợi dụng nơi đường giao nhau đủ chiều rộng để lùi. 3- Phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

Câu 9/ Khi dừng xe, đỗ xe tại nơi được phép trên đường phố, người điều khiển phương tiện phải tuân theo những quy định nào ghi dưới đây?

1- Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên trái theo chiều đi của mình; bánh xe gàn nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,3 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ôtô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 15 mét. 2- Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ôtô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét. 3- Tất cả các ý nêu trên.

Câu 10/ Xe kéo rơ moóc khi tham gia giao thông phải tuân thủ điều kiện nào ghi ở dưới đây?

1- Phải có tổng trọng lượng lớn hơn tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm có hiệu lực cho rơ moóc. 2- Phải có tổng trọng lượng tương đương tổng trọng lượng của rơ moóc hoặc phải có hệ thống hãm của rơ moóc.

11/ Người tham gia giao thông phải chấp hành quy tắc nào dưới đây?

1- Phải đi bên trái của đường đi, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành biển báo hiệu đường bộ; xe ôtô có trang bị dây an toàn thì người lái xe phải thắt dây an toàn. 2- Phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; xe ôtô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ôtô phải thắt dây an toàn.

Câu 12/ Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi như thế nào?

1- Cho xe đi trên bất kỳ làn đường nào; khi cần thiết phải chuyển làn đường, người lái xe phải có đèn tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. 2- Phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. 3- Phải cho xe đi trong một làn đường, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước, chú ý quan sát để bảo đảm an toàn.

Câu 13/ Ban đêm xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau, đèn chiếu sáng phải được sử dụng như thế nào?

1- Phải chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa. 2- Phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần.

Câu 14/ Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải làm gì?

1- Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên trái để nhường đường. 2- Phải nhanh chóng tăng tốc độ, tránh sát lề đường để nhường đường cho xe ưu tiện; cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiện. 3- Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường; không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Câu 15/ Người điều khiển phương tiện giao thông trên đường phố có được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước hay không? 1- Được dừng xe, đỗ xe trong trường hợp cần thiết. 2- Không được dừng xe, đỗ xe. 3- Được dừng xe, đỗ xe. 4- Được dừng xe.

Câu 16/ Người điều khiển xe môtô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác khi tham gia giao thông không?

1- Được phép. 2- Tuỳ trường hợp. 3- Không được phép.Câu 17/ Người ngồi trên xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?1- Được mang, vác tuỳ trường hợp cụ thể. 2- Không được mang, vác. 3- Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn.

Câu 18/ Việc họp chợ, tụ tập đông người trái phép, thả rông súc vật trên đường bộ có được phép hay không?

1- Không được phép. 2- Được phép. 3- Được phép trong một số trường hợp cụ thể.

Câu 19/ Khi điều khiển xe chạy trên đoạn đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế người lái xe muốn vượt xe khác thì phải xử lý như thế nào?

1- Nháy đèn pha kết hợp với tín hiệu còi cho xe trước biết để xe mình vượt. 2- Không được vượt. 3- Nếu thấy không có xe đi ngược chiều và đường đủ rộng thì có thể cho xe vượt nhưng phải bảo đảm an toàn.

Câu 20/ Người lái xe phải làm gì khi quay đầu xe trên cầu, gầm cầu vượt, đường ngầm hay khu vực đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt?

1- Không được quay đầu xe. 2- Lợi dụng chỗ rộng và phải có người làm tín hiệu sau xe để bảo đảm an toàn. 3- Lợi dụng chỗ rộng có thể quay đầu được để quay đầu xe cho an toàn.

Câu 20/ Người lái xe phải làm gì khi quay đầu xe trên cầu, gầm cầu vượt, đường ngầm hay khu vực đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt?

1- Không được quay đầu xe. 2- Lợi dụng chỗ rộng và phải có người làm tín hiệu sau xe để bảo đảm an toàn. 3- Lợi dụng chỗ rộng có thể quay đầu được để quay đầu xe cho an toàn.

Câu 22/ Khi gặp một đoàn xe, một đoàn xe tang hay gặp một đoàn người có tổ chức theo đội ngũ, người lái xe phải xử lý như thế nào?

1- Bóp còi, rú ga để cắt qua đoàn người, đoàn xe. 2- Không được cắt ngang qua đoàn người, đoàn xe. 3- Báo hiệu từ từ cho xe đi qua để bảo đảm an toàn.

Câu 23/ Hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe hành khách được nhận chở trên xe khách hay không?

1- Được chở. 2- Không được chở.

Câu 24/ Người có giấy phép lái xe hạng FE được điều khiển các loại xe nào?

1- Các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ôtô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, FB2, FD. 2- Các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ôtô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, c, D, FB2, FD. 3- Tất cả các loại xe nêu trên.Tham khảo: Danh Sách Các Trung Tâm Đào Tạo và Sát Hạch Lái Xe Uy Tín TPHCM

Câu 25/ Người có giấy phép lái xe hạng FC được điều khiển các loại xe nào?

1- Các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc, ôtô chở khách nối toa và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và FB2. 2- Các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và FB2. 3- Môtô hai bánh, các loại xe được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, c và FB2. 4- Tất cả các loại xe nêu trên.

Câu 26/ Niên hạn sử dụng của ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi ( tính bắt đầu từ năm sản xuất) là bao nhiêu năm?

1- 5 năm 2- 20 năm 3- 25 năm

Câu 27/ Niên hạn sử dụng của ô tô tải ( tính bắt đầu từ năm sản xuất) là bao nhiêu năm?

1- 15 năm 2- 20 năm 3- 25 năm

Câu 28/ Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn; xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi?

1- 16 tuổi. 2- 18 tuổi. 3- 17 tuổi.

Câu 29/ Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên; xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2)?

1- 19 tuổi. 2- 21 tuổi. 3- 20 tuổi.

Câu 30/ Người lái xe chở người từ 10 dến 30 chỗ ngồi (hạng D), lái xe hạng C kéo rơ moóc (FC) phải đủ bao nhiêu tuổi trở lên?

1- 23 tuổi 2- 24 tuổi. 3- 22 tuổi.

Câu 31/ Người lái xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi (hạng E), lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD) phải đủ bao nhiêu tuổi trở lên?

1- 23 tuổi. 2- 24 tuổi. 3- 27 tuổi.

Câu 32/ Tuổi tối đa của người lái xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi (hạng E) là bao nhiêu tuổi?

1- 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ. 2- 55 tuổi đối với nam và nữ. 3- 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.

Câu 33/ Người đủ 16 tuổi được điều khiển các loại xe nào dưới đây?

1- Xe môtô 2 bánh có dung tích từ 50 cm3 trở lên. 2- Xe gắn máy có dung tích từ 50 cm3 trở xuống. 3- Xe ôtô tải dưới 3,5 tấn; xe chở người đến 9 chỗ ngồi. 4- Tất cả các ý trên.

Câu 34/ Người có giấy phép lái xe hạng B2 được điều khiển loại xe nào? 1- Xe ôtô chở người trên 9 chỗ ngồi; xe ôtô tải; máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn. 2- Xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ôtô tải; máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn. 3- Xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; xe ôtô tải; máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.

Câu 35/ Người có giấy phép lái xe hạng C được điều khiển loại xe nào?

1- Xe ôtô chở người trên 9 chỗ ngồi; xe ôtô tải; máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn. 2- Xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; xe ôtô tải; máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn. 3- Xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ôtô tải; máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn.

Câu 36/ Người điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?

1- Người điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. 2- Người điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. 3- Người điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/ 1 lít khí thở.

Câu 37/ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?

1- Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu. 2- Nồng độ cồn vượt quá 40 miligam/100 mililít máu. 3- Nồng độ cồn vượt quá 30 mililigam/100 miỉilít máu.

Câu 38/ Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy trên đường mà trong khí thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?

1- Nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở. 2- Nồng độ cồn vượt quá 0,20 miligam/ 1 lít khí thở. 3- Nồng độ cồn vượt quá 0,15 miligam/ 1 lít khí thở.

Câu 39/ Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh tay giơ thẳng đứng để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào? 1- Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi. 2- Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại. 3- Tất cả các trường hợp trên.

Câu 40/ Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh bằng tay phải giơ về phía trước để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào?

1- Người tham gia giao thông ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người ở phía trước người điều khiển được rẽ trái; người ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái; người đi bộ qua đường phải dừng lại sau lưng người điều khiển giao thông.

2- Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phải dừng lại; người ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

Câu 41/ Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh bằng hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

1- Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi. 2- Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông được đi thẳng; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải.

Câu 42/ Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?

1- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. 2- Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông. 3- Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.

Câu 43/ Khi phát hiện hành vi giả khai báo mất hoặc tẩy xóa, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; sử dụng giấy phép lái xe hoặc đổi hồ sơ lái xe giả; có hành vi cố tình gian dối để được đổi, cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe, ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, người lái xe không được cấp giấy phép lái xe trong thời gian bao nhiêu năm?

1- 05 năm. 2- 03 năm. 3- 02 năm.

Câu 44/ Người lái xe phải làm gì khi điều khiển xe ra khỏi đường cao tốc?

1- Phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc. 2- Phải thực hiện chuyển ngay sang các làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc.

Câu 45/ Khái niệm “đường cao tốc” được hiểu như thế nào là đúng?

1- Là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. 2- Là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều ngược nhau riêng biệt; không giao cắt cùng mức với đường khác; bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ bảo đảm giao thông, an toàn và rút ngắn thời gian hành trình.

Câu 46/ Khi điều khiển xe trên đường cao tốc, những việc nào không cho phép?

1- Cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; quay đầu xe, lùi xe; cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.

2 – Cho xe chạy quá tốc độ tối thiểu và dưới tốc độ tối đa ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.

3 – Dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

Câu 47/ Những trường hợp nào ghi ở dưới đây không được đi vào đường cao tốc trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc quản lý, bảo trì đường cao tốc?

1 – Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy và xe ô tô.

2 – Xe môtô và xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.

3 – Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô và xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.

Câu 48/ Trên đường cao tốc, người lái xe phải dừng xe, đỗ xe như thế nào?

1- Không được dừng xe, đỗ xe hoặc chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng, nếu dừng, đỗ xe ở nơi đường hẹp phải có báo hiệu để người lái xe khác biết. 2 – Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định, trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết. 3 – Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường rộng; trường hợp dừng xe, đỗ xe tại nơi đường hẹp phải có báo hiệu để người lái xe khác biết để bảo đảm an toàn.

Câu 49/ Trên đường cao tốc, người lái xe xử lý như thế nào khi vượt quá lối ra của đường định rẽ?

1 – Quay xe, chạy trên lề đường bên phải và rẽ khỏi đường cao tốc. 2 – Lùi xe sát lề đường bên phải và rẽ khỏi đường cao tốc. 3 – Tiếp tục chạy đến lối ra tiếp theo.

Câu 50/ Người lái xe phải làm gì khi điều khiển xe vào đường cao tốc?

1 – Phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường; khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài. 2 – Phải có tín hiệu và tăng tốc độ vào đường cao tốc. 3 – Nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc.

Câu 51/ Ký hiệu chuyên dùng nào biểu hiện hàng chuyên chở phải tránh ánh nắng mặt trời?

*

Câu 52/ Những ký hiệu hàng hóa dưới đây, ký hiệu nào chống mưa?

*

 

Câu 53/ Hình nào dưới đây biểu hiện hàng chuyên chở dễ vỡ phải cẩn thận?

*

Câu 54/ Hình nào dưới đây biểu hiện hàng chuyên chở là chất lỏng?

*

Câu 55/ Hình nào dưới đây đòi hỏi hàng phải xếp theo hướng thẳng đứng?

*

Câu 56/ Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?

*

Câu 57/ Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?

*

Câu 58/ Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?

*

Câu 59/ Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?

*

Câu 60/ Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?

*

Câu 61/ Xe máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lôi máy, xe xích lô máy, xe ba gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự (loại đang được phép hoạt động) tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu?

1- 60km/h

2- 50km/h

3- 40km/h 4- 30km/h

Câu 62/ Trên đường bộ trong khu vực đông dân cư, xe môtô hai bánh, xe gắn máy tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu?

1- 60km/h

2- 50km/h

3- 40km/h 4- 30km/h

Câu 63/ Trên đường bộ trong khu vực đông dân cư, loại xe nào tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 40km/h?

1- Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, ôtô tải có trọng tải từ 3500 kg trở lên, ôtô sơ mi rơ moóc, ôtô kéo rơ moóc, ôtô kéo xe khác, ôtô chuyên dùng, xe môtô, xe gắn máy. 2- Ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi, ôtô tải có trọng tải dưới 3500 kg 3- Xe máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lôi máy, xe xích lô máy, xe ba gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự (loại đang được phép hoạt động).

Câu 64/ Trên đường bộ trong khu vực đông dân cư, loại xe cơ giới nào tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 50km/h? 1- Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, ôtô tải có trọng tải từ 3500 kg trở lên, ôtô sơ mi rơ moóc, ôtô kéo rơ moóc, ôtô kéo xe khác, ôtô chuyên dùng, xe môtô, xe gắn máy. 2- Xe máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lôi máy, xe xích lô máy, xe ba gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự (loại đang được phép hoạt động). 3- Ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi, ôtô tải có trọng tải dưới 3500 kg. 4- Tất cả các ý nêu trên.

Câu 65/ Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, loại xe nào tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 50km/h?

1- Ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt), ôtô tải có trọng tải dưới 3500 kg. 2- Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt), ôtô tải có trọng tải từ 3500 kg trỏ’ lên. 3- Ôtô kéo rơ moóc, ôtô kéo xe khác, xe gắn máy. 4- Ôtô buýt, ôtô sơ mi rơ moóc, ôtô chuyên dùng, xe môtô.

Câu 66/ Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, loại xe nào tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 60 km/h?

1- Ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt), ôtô tải có trọng tải dưới 3500 kg. 2- Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt), ôtô tải có trọng tải từ 3500 kg trở lên. 3- Ôtô kéo rơ moóc, ôtô kéo xe khác, xe gắn máy. 4- Ôtô buýt, ôtô sơ mi rơ moóc, ôtô chuyên dùng.

Câu 67/ Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, loại xe nào tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 70km/h?

1- Ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt), ôtô tải có trọng tải dưới 3500 kg. 2- Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt), ôtô tải có trọng tải từ 3500kg trở lên. 3- Ôtô buýt, ôtô sơ mi rơ moóc, ôtô chuyên dùng, xe môtô.

Câu 68/ Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, loại xe nào tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 80 km/h?

1- Ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt), ôtô tải có trọng tải dưới 3500 kg. 2- Ôtô buýt, ôtô sơ mi rơ moóc, ôtô chuyên dùng, xe môtô. 3- Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt), ôtô tải có trọng tải từ 3500 kg trở lên. 4- Ôtô kéo rơ moóc, ôtô kéo xe khác, xe gắn máy.

69/ Trên đường cao tốc, trừ khi nhập làn và tách làn, với điều kiện mặt đường khô ráo, xe cơ giới đang chạy với tốc độ đến 60 km/h, người lái xe phải duy trì khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước tối thiểu là bao nhiêu? 1- 30m. 2- 40m. 3- 50m 4- 60m.

Câu 70/ Trên đường cao tốc, trừ khi nhập làn và tách làn, với điều kiện mặt đường khô ráo, xe cơ giới đang chạy với tốc độ trên 60 km/h đến 80 km/h, người lái xe phải duy trì khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước tối thiểu là bao nhiêu? 1- 40m. 2- 50m. 3- 60m. 4- 70m.

Câu 71/ Trên đường cao tốc, trừ khi nhập làn và tách làn, với điều kiện mặt đường khô ráo, xe cơ giới đang chạy với tốc độ trên 80 km/h đến 100 km/h, người lái xe phải duy trì khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước tối thiểu là bao nhiêu? 1- 50m. 2- 60m. 3- 70m. 4- 80m.

Câu 72/ Trên đường cao tốc, trừ khi nhập làn và tách làn, với điều kiện mặt đường khô ráo, xe cơ giới đang chạy với tốc độ trên 100 km/h đến 120 km/h, người lái xe phải duy trì khoảng cách an toàn với xe đang chạy phía trước tối thiểu là bao nhiêu?

1- 60m. 2- 70m. 3- 80m. 4- 90m.

Câu 73/Dải phân cách trên đường bộ có những loại nào?

1- Loại cố định. 2- Loại di động.

Câu 74/“Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những loại nào?

1- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. 2- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng.

Câu 75/“Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào?

1- Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ. 2- Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Câu 76/“Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông” gồm những đối tượng nào?

1- Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ

2- Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. 

Câu 77/ Các hành vi nào ghi ở dưới đây bị nghiêm cấm?

1- Phá hoạiđường, cầu, hâm, bên phà đường bộ, phá hoại đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách. 2- Phá hoạihệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Câu 78/ Những hành vi nào ghi ở dưới đây bị nghiêm cấm?

1- Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép. 2- Lạng lách, đánh võng.

Câu 79/ Những hành vi nào sau đây bị cấm?

1- Bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ. 2- Bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị và khu dân cư, trừ các xe ưu tiên khi đang làm nhiêm vụ.

Câu 80/ Các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

1- Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới.

2- Sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Nhằm hỗ trợ học viên tốt nhất trong phần thi lý thuyết, trung tâm đào tạo lái xe ô tô 83 GROUP cung cấp thêm cho học viên thi bằng lái xe số tự động hạng B1, hạng B2,… tài liệu ” 450 câu hỏi dùng cho sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ” của nhà xuất bản Giao thông được bộ. Chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết từng phần để học viên tiện theo dõi. Dưới đây sẽ là 10 câu hỏi đầu tiên trong bộ 450 câu hỏi thi sát hạch giấy phép lái xe mới nhất năm 2017

450 câu hỏi thi sát hạch giấy phép lái xe – Phần 1

Từ câu hỏi số 1 đến câu hỏi số 10 có nội dung về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ, chi tiết các câu hỏi như sau:

Câu hỏi số 1: Khái niệm “đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?

Đường bộ gồm:

1. Đường, cầu đường bộ.

2. Hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

3. Đường, cầ đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ khác.

Đáp án: 1,2

Câu hỏi số 2: Khái niệm “công trình đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?

Công trình đường bộ gồm:

Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu.Rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột vây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra trọng tải xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ khác.Đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trong khu vực nhà ga, đường sắt, cảng hàng không.

Đáp án: 1,2

*
Chi tiết >> Học bằng lái xe số tự động chỉ với 6,5 Triệu

Câu hỏi số 3: “Vạch kẻ đường” được hiểu thế nào là đúng?

Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân biệt vị trí dừng, đỗ trên đường.Tất cả các ý nêu trên

Đáp án: 1

Câu hỏi số 4: Khái niệm ” phần đường xe chạy” được hiểu như thế nào là đúng?

Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông đi lại.Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông?
Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, các công trình, thiết bị phụ trợ khác và dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông?

Đáp án: 1

Câu hỏi số 5: Khái niệm “làn đường” được hiểu như thế nào là đúng?

Là một phần của đường được chia theo chiều ngang của đường, có bề rộng đủ cho xe đỗ an toàn
Là môt phần của đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.Cả 2 ý trên

Đáp án: 1

Câu hỏi số 6: Khái niệm ” khổ giới hạn của đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?

Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.

Đáp án: 1

Câu hỏi số 7: Khái niệm ” đường phố” được hiểu như thế nào là đúng?

Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố
Đường phố là đường bộ ngoài đô thị có lòng đường đủ rộng cho các phương tiện giao thông qua lại,Cả 2 ý nêu trên

Đáp án: 1

Câu hỏi số 8: Khái niệm “giải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?

Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.Là bộ phận của đường để xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang của đường.Là bộ phận của đường để ngăn cách không có các loại xe vào những nơi không được phép.

Đáp án: 1

Câu hỏi số 9: Dải phân cách trên đường bộ có những loại nào?

Loại cố định.Loại di động.

Xem thêm: Xem tử vi 12 cung thiên bình cảm thấy bất an, tình yêu, tính cách, sự nghiệp cung thiên bình

Đáp án: 1,2

Câu hỏi số 10: Khái niệm ” đường cao tốc” được hiểu như thế nào là đúng?

Là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. Là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều ngược nhau riêng biệt; không giao cắt cùng mức với đường khác; bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ bảo đảm giao thông an toàn và rút ngắn thời gian hành trình.

Đáp án: 1