VTV.vn - Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% thì quý II và những quý tiếp theo phải tăng trưởng hơn 7,5%. Đây là nhiệm vụ không dễ trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều bất ổn.

Hơn 1/3 chặng được của năm 2023 đã đi qua và đây là giai đoạn đã được dự báo trước sẽ có những "cơn gió ngược" thử thách những con tàu kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Bạn đang xem: Tổng quan về việt nam

Sự suy giảm toàn cầu và các điều kiện tài chính khó khăn đã bắt đầu đè nặng lên mọi hoạt động kinh tế ở Việt Nam trong năm nay với những tác động hiện hữu chứ không chỉ dừng lại ở những cảm nhận. Với một nền kinh tế có độ mở lớn, những "cơn gió ngược" đã tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, tài chính và kể cả thu hút FDI.

Kết quả kinh tế xã hội quý I (GDP tăng 3,32%) vừa qua cho thấy tuy tăng trưởng chưa đạt mức cao như kỳ vọng nhưng vẫn là kết quả đáng ghi nhận cho quyết tâm rất cao của hệ thống chính trị, của từng doanh nghiệp và người dân nhằm hạn chế thấp nhất khó khăn, tìm ra những kẽ hở cho tăng trưởng, giữ vững ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.


Nhận thức rõ những khó khăn thách thức rất lớn của năm nay, ngay từ đầu năm, nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện đã được Chính phủ ban hành với tinh thần kỷ cương, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả để kịp thời đối mặt và chủ động vượt qua các thách thức.

Thúc giải ngân vốn đầu tư công – động lực cho tăng trưởng

Sau 2 năm chống chọi với đại dịch COVID-19 và chịu sức ép từ kinh tế thế giới vốn có nhiều biến động, nguồn lực trong nước đã rất hạn chế. Nguồn vốn từ giải ngân đầu tư công được coi là nguồn vốn đặc biệt cho tăng trưởng. Chính phủ xác định đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, do đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Theo ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến thời điểm gần cuối tháng 5, các địa phương đã giải ngân được khoảng 110.000 tỷ đồng, đạt 15,56% so với kế hoạch. So với cùng kỳ những năm về trưởng, tỷ lệ giải ngân, về số tương đối thì thấp hơn nhưng số tuyệt đối giải ngân thì cao hơn rất nhiều.


"Tôi cho rằng đây là nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương. Quốc hội thường xuyên thực hiện vai trò là người đồng hành, đồng thời giám sát, kịp thời cùng Chính phủ sửa đổi những quy định pháp luật liên quan. Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương sát sao, giải quyết một cách kịp thời, hiệu quả những điểm nghẽn trong đầu tư công", ông Đỗ Thành Trung cho biết.

Ông Trung cho biết thêm, nhiệm kỳ này, Quốc hội đã phê duyệt một loạt các chủ trương dự án chủ trương đầu tư, ngay trong năm thứ 2 của kế hoạch đầu trung hạn. Đó là cơ sở để chuẩn bị cho công tác chuẩn bị đầu tư như đền bù, giải phóng mặt bằng, thiết kế, lập dự toán… Nếu công tác chuẩn bị đầu tư tốt, dự án không phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện, các thủ tục được thực hiện nhanh.

Người đứng đầu Chính phủ cũng liên tục có những công điện, chỉ thị yêu cầu các bộ phận, các cấp, các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện các khâu chuẩn bị đầu tư.

Theo ông Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Mekong, thách thức lớn nhất với câu chuyện giải ngân vốn đầu tư công là "năng lực thực thi".

Những kết quả đã đạt được trong 5 tháng đầu năm, trong đó nổi bật là những công trình trọng điểm liên quan đến hạ tầng, đã thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc nhìn thấy rằng, động lực tăng trưởng kinh tế năm nay phụ thuộc lớn vào vấn đề đầu tư công.

"Cơ sở hạ tầng không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của năm nay mà còn là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng dài hạn", ông Phùng Đức Tùng nhấn mạnh.


Đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp

Trong 4 tháng đầu năm nay nhiều chính sách, quyết sách quan trọng đã được Chính phủ, các Bộ ngành ban hành nhằm gỡ khó cho người dân và doanh nghiệp, cũng như cộng đồng kinh tế.

Đầu tiên là tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp (Nghị định 08), thị trường bất động sản (Nghị quyết 33), giải ngân vốn đầu tư công, đôn đốc các công trình trọng điểm quốc gia với 5 tổ công tác được thành lập.


Bên cạnh đó, cũng cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ, mua lại trái phiếu doanh nghiệp với thông tư 02 và 03 của Ngân hàng Nhà nước; gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất (Nghị định 12) và đang trình cấp có thẩm quyền xem xét giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (Nghị quyết 58).

Chính phủ cũng chỉ đạo xử lý vướng mắc về mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế (Nghị quyết 30 và Nghị định 07); tập trung xử lý quyết liệt, có hiệu quả với các doanh nghiệp, dự án thua lỗ, các ngân hàng yếu kém. Trong 12 dự án thua lỗ ngành công thương, đã tìm được đầu ra cho 8 dự án. Đồng thời cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt và xử lý các vấn đề liên quan Ngân hàng SCB...

Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương cũng tập trung thúc đẩy các dự án hạ tầng chiến lược, vừa khánh thành các tuyến cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45, Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Vĩnh Hảo, Cam Lâm–Nha Trang; sẽ khởi công 12 dự án cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2 với chiều dài 729 km và khẩn trương chuẩn bị khởi công các dự án kết nối đông tây, các tuyến vành đai 4 Hà Nội, vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, Quốc hội cũng luôn đồng hành cùng Chính phủ để giải quyết những khó khăn mà thực tế đặt ra, thể hiện ở những nghị quyết, chính sách được ban hành trong thời gian qua.


Nổi bật là Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 80 cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, qua đó gỡ khó cho ngành Y tế, trong việc đảm bảo nguồn cung và gỡ khó các doanh nghiệp cung ứng thuốc trên thị trường. Cùng với đó là thông qua Luật Khám chữa bệnh sửa đổi, góp phần thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về việc tăng cường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới.

Quốc hội cũng thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 -2030. Quy hoạch quốc gia định hướng các hành lang kinh tế theo trục Bắc Nam và hướng Đông Tây, ưu tiên các hành lang kinh tế gắn với vùng động lực quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng và hiệu ứng lan tỏa.

Quốc hội cũng xem xét và sẽ quyết định về việc điều chỉnh giảm 2% thuế VAT trong kì họp thứ 5 đang diễn ra.

Ghìm cương lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp

Trong khi hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đang phải liên tục tăng lãi suất, chấp nhận những nguy cơ rủi ro lên hệ thống ngân hàng để kéo lùi lạm phát, thì tại Việt Nam, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã ba lần giảm lãi suất điều hành.

Theo các chuyên gia đây là tín hiệu tích cực để các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp


"So với cuối năm 2022, mặt bằng lãi suất đã giảm khoảng 2,5 - 3%. Chúng tôi có những gói ưu đãi để giúp khách hàng phục hồi sản xuất, kinh doanh. Ví dụ gói 7,99% cho vay ngắn hạn và 10,49% cho vay dài hạn", ông Bùi Thành Trung, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng OCB, cho hay.

Trên cơ sở các điều kiện vĩ mô ổn định hơn, lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 đã giảm 0,34% so với tháng trước; mặt bằng lãi suất được dự báo có thể giảm thêm trong nửa cuối năm.

"Tốc độ lạm phát dự báo khoảng 4 - 4,5% thì khả năng huy động lãi suất đối với các tổ chức tín dụng cũng như lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước có thể ở mức sẽ giảm dần và từ giờ đến cuối năm tôi cho rằng sẽ giảm 0,5%", ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết.


*

"Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã và đang quyết tâm giảm mặt bằng lãi suất. Chúng ta cũng cần đẩy nhanh hơn quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng để đảm bảo lành mạnh hóa hệ thống, cũng như giảm bớt sự cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến câu chuyện lãi suất, qua đó hỗ trợ cho chúng ta giảm lãi suất ở mức tích cực hơn", ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, nhận định.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến nghị việc giảm lãi suất cần lưu ý tới lạm phát và ổn định tỷ giá. Bởi hiện nay, áp lực tăng lãi suất ở các nền kinh tế lớn vẫn hiện hữu. Ngoài ra, những nút thắt, điểm nghẽn trong cho vay cần được tháo gỡ để dòng vốn tới được tay doanh nghiệp cần vốn.


Nhu cầu yếu từ các đối tác thương mại lớn

Dù đã có những nỗ lực rất lớn song theo các chuyên gia, thách thức phía trước với kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều. Sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đang tác động mạnh đến sản xuất và đầu tư trong nước.

Liên minh châu Âu (EU) là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 tại Việt Nam, tuy nhiên khu vực này chưa thoát khỏi những dư chấn từ đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020, hoạt động sản xuất công nghiệp tại đây đang phải đối mặt với những cú sốc liên tiếp do Nga cắt nguồn cung khí đốt khiến giá năng lượng tăng cao, đẩy lạm phát và lãi suất tăng mạnh.

Những rủi ro về triển vọng kinh tế, sự thiếu hụt và tăng giá của hàng loạt nguồn cung đầu vào sản xuất, khiến các doanh nghiệp châu Âu đang phải thu hẹp quy mô hoạt động.


Trong khi đó, lạm phát vẫn ở mức cao là nguyên nhân khiến người tiêu dùng Mỹ dè dặt. Nhu cầu tiêu thụ trong nước yếu khiến việc nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài giảm theo.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, nhập khẩu hàng hóa của nước này đã chứng kiến 2 tháng giảm liên tiếp sau khi tăng trong tháng 1. Trong số các quốc gia chịu tác động của sự suy giảm đó có Việt Nam.

"Trong năm 2022 các nhà nhập khẩu, các chuỗi phân phối của Mỹ đã thu mua một số lượng đơn hàng lớn để phục vụ cho nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên mức tiêu thụ không như kỳ vọng khiến lượng hàng tồn kho còn rất nhiều. Do đó họ đã cắt giảm các đơn hàng trong năm 2023", ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng đại diện văn phòng XTTM Việt Nam tại New York cho biết.

Theo bà Dorsati Madani, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã giảm khoảng 22%. Con số này với EU là 14%.

Áp lực thế giới đang khiến rất nhiều ngành hàng chủ lực đối mặt với những ngày tháng khó khăn chưa từng có.

Dệt may, thuỷ sản đều ghi nhận mức sụt giảm đơn hàng rất mạnh. Nhiều DN chỉ còn 30-40% công suất, thậm chí tạm dừng sản xuất để đợi đơn hàng. Thậm chí nhiều chủ doanh nghiệp chia sẻ là "ăn đong từng ngày". Tình trạng này được dự báo sẽ còn kéo dài ít nhất đến tháng 7 tháng 8.

"Việt Nam do có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang Mỹ và EU nên chắc chắn sẽ chịu tác động mạnh. Vì thế một trong những chính sách cần theo đuổi trong trung hạn là cố gắng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Điều quan trọng là tận dụng các hiệp định thương mại tự do để tận dụng các thị trường mới, xuất khẩu mới, chuẩn bị ứng phó với những cú sốc trong tương lai", bà Dorsati Madani khuyến nghị.

Doanh nghiệp gặp khó khi tiếp cận nguồn vốn

Trong bối cảnh khó khăn về đơn hàng, với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tiếp cận vốn vay cũng không dễ vì thiếu tài sản đảm bảo. Hiện nhiều ngân hàng có đưa ra các gói vay ưu đãi nhưng để tiếp cận được... không phải là điều dễ dàng.

Ghi nhận tại Công ty Hoa Sen 68, đơn vị chuyên chế biến cá xuất khẩu, cho thấy, vay ngân hàng với lãi suất từ 9 - 10%, nhưng doanh nghiệp vẫn không đủ tiền để nhập cá tươi về sản xuất, có thời điểm phải tạm dừng sản xuất.

Một vài tháng trở lại đây, công ty quyết định chuyển hướng, làm cá tuyết sấy khô để xuất khẩu. Đơn vị cần vốn để mở rộng nhà xưởng, đầu tư hệ thống máy móc mới. Tuy nhiên mặt bằng lãi suất hiện nay lại đang là quá sức.



Theo đó,tại Kịch bản 1,tăng trưởng kinh tế cả năm dự kiến đạt 6% (thấp hơn 0,5 điểm % so với mục tiêu Quốc hội quyết nghị), tăng trưởng các quý II, III và IV theo kịch bản tại Nghị quyết số 01 (lần lượt là 6,7%, 6,5% và 7,1%).

Trường hợp tăng trưởng năm 2023 chỉ đạt 6% sẽ gây áp lực rất lớn lên mục tiêu tăng trưởng 5 năm 2021-2025 (6,5-7%), đòi hỏi năm 2024 - 2025 phải đạt tăng trưởng bình quân gần 8%/năm để đạt mục tiêu 5 năm là 6,5%.

Tại Kịch bản 2,để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm là 6,5%, tăng trưởng kinh tế quý II là 6,7% (bằng kịch bản Nghị quyết 01), quý III và quý IV tăng trưởng lần lượt là 7,5% và 7,9% (cao hơn lần lượt 1 điểm % và 0,8 điểm % so với kịch bản tại Nghị quyết số 01).

"Đây là kịch bản rất thách thức, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Hiện nay, hầu hết các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội đã hết thời gian thực hiện hoặc hiệu quả thấp. Do đó, cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ mới như giảm thuế, phí… tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

NDO - Sáng 22/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo.
*

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

2. Về tình hình, kết quả triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội những tháng đầu năm 2023

2.1. Bối cảnh

Từ đầu năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia, khu vực trên phạm vi toàn cầu, nhất là: hậu quả của dịch Covid-19 kéo dài; xung đột ở Ukraine, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài dẫn đến suy giảm tăng trưởng, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước, đối tác lớn; rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản quốc tế gia tăng; những thách thức về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh năng lượng, lương thực, đói nghèo ngày càng lớn và tác động, ảnh hưởng ngày càng nặng nề đến người dân.

Ở trong nước, chúng ta có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Nước ta là nền kinh tế đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi, có độ mở lớn, quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao nên chịu tác động mạnh từ bên ngoài trên nhiều lĩnh vực, nhất là về xuất khẩu, thương mại, đầu tư, tài chính, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất; các chuỗi cung ứng bị đứt gãy; thu hút FDI bị ảnh hưởng do đầu tư toàn cầu sụt giảm; cạnh tranh trên thị trường quốc tế gia tăng…

Trong khi đó, những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế kéo dài nhiều năm đã bộc lộ rõ hơn trong điều kiện khó khăn như các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, các ngân hàng yếu kém...

2.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành

Trong đó, tập trung giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tổ chức các Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng trên cả nước gắn với xúc tiến đầu tư vùng, địa phương.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp, buổi làm việc, chuyến công tác, tham vấn ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế; rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật và đưa ra các cơ chế, chính sách, giải pháp thuộc thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Tổ chức 5 Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm quốc gia; gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất, báo cáo cấp có thẩm quyền về miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và đang xây dựng phương án về thuế tối thiểu toàn cầu; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ; quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản.

Giao nhiệm vụ cho từng thành viên Chính phủ trực tiếp làm việc với các địa phương để nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tập trung hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững; tích cực xây dựng, hoàn thiện và phê duyệt các quy hoạch, ban hành Quy hoạch điện VIII; tháo gỡ khó khăn trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, du lịch, giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm và đời sống người dân. Tập trung chỉ đạo xử lý các dự án tồn đọng kéo dài (trong đó có 8/12 dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, 6 ngân hàng thương mại yếu kém…); phát huy vai trò của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Đồng thời, chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế.

2.3. Kết quả đạt được những tháng đầu năm 2023

a) Về kinh tế

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Trong điều kiện rất khó khăn, GDP quý I vẫn duy trì đà tăng trưởng nhưng không cao, chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng giảm, bình quân 4 tháng tăng 3,84% .

Thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm, trong đó lãi suất cho vay bình quân giảm 0,7% so với cuối năm 2022; thanh khoản của hệ thống ngân hàng được bảo đảm; thanh toán không dùng tiền mặt đạt kết quả tích cực. Thu ngân sách nhà nước 4 tháng ước đạt 632,5 nghìn tỷ đồng, bằng 39% dự toán năm. Xuất siêu 7,56 tỷ USD (cùng kỳ xuất siêu 2,25 tỷ USD). Giải ngân vốn đầu tư công tăng 15 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ. Đã công bố Quy hoạch tổng thể quốc gia và phê duyệt nhiều quy hoạch quốc gia, vùng, tỉnh, thành phố. Khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, khẳng định vai trò trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế trong khó khăn; sản lượng lúa 4 tháng đạt 12,6 triệu tấn; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) phục hồi trong tháng 4, tăng 3,6% so với tháng 3 và tăng 0,5% so cùng kỳ. Thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng mạnh;tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 12,8%; thu hút 3,7 triệu lượt khách quốc tế. Các tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục đánh giá và dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 và thời gian tới .

Tập trung triển khai nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia (khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc bắc-nam với tổng chiều dài 723,7km; tháng 6/2023 sẽ phấn đấu khởi công đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, vành đai 4 Hà Nội; thúc đẩy tiến độ Cảng hàng không quốc tế Long Thành...); hoàn thành, đưa vào sử dụng 310km đường bộ cao tốc (các tuyến: Mai Sơn-Quốc lộ 45, Phan Thiết-Dầu Giây, Nha Trang-Cam Lâm, Phan Thiết - Vĩnh Hảo) và một số tuyến đường bộ ven biển (Quảng Ninh, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Định).

Nhiều vấn đề, dự án tồn đọng, kéo dài được tích cực xử lý, đạt kết quả bước đầu; khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Thái Bình 2 sau nhiều năm bị gián đoạn; đang tích cực triển khai các Kết luận của Bộ Chính trị về cơ cấu lại Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các ngân hàng thương mại yếu kém; 3 nhà máy đạm đang cơ cấu lại nợ vay, bước đầu đã có lãi (Hà Bắc, Ninh Bình và DAP số 2 Lào Cai)...

b) Về văn hóa, xã hội và môi trường

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Tổ chức Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 vui tươi, đầm ấm, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết. Thị trường lao động được chú trọng phát triển; tăng cường kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm và lần đầu tiên triển khai thí điểm sàn giao dịch làm việc trực tuyến toàn quốc; kịp thời hỗ trợ người dân, người lao động bị mất việc, giảm giờ làm. Quan tâm phát triển nhà ở xã hội, ban hành Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp và đang tích cực triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng.

Xem thêm: Cổ Trang Mới Nhất 2021 - Giải Bài 1 Trang 18 Sgk Giải Tích 12

Tập trung kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác; có giải pháp từng bước xử lý dứt điểm những vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; nâng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở lên mức 100%.

Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018; bảo đảm tiến độ chương trình, nội dung năm học 2022-2023; tiếp tục triển khai mô hình giáo dục đại học số; chuẩn bị tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ tiêu biên chế giáo viên, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên. Tích cực triển khai Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030; tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo không ngừng được lan tỏa. Thị trường khoa học công nghệ có bước phát triển; việc xác lập sở hữu trí tuệ được tăng cường. Chỉ đạo đánh giá thí điểm và hoàn thiện Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII).

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng. Nhiều lễ hội truyền thống và hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi động; tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị, chương trình, hoạt động nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng; 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam, 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…

Các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, gia đình, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được quan tâm. Thể thao thành tích cao tiếp tục được đẩy mạnh; đặc biệt, đoàn Việt Nam đạt kết quả nhất toàn đoàn tại SEA Games 32. Xếp hạng về Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí thứ 77 năm 2022 lên thứ 65 năm 2023 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới của Liên hợp quốc.

c) Về xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

Chính phủ tổ chức 4 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật trong 4 tháng đầu năm 2023, lũy kế lên 16 phiên tính từ đầu nhiệm kỳ; chỉ đạo chuẩn bị 20 dự án luật, pháp lệnh phục vụ Kỳ họp bất thường thứ 2, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) một cách toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; sắp xếp, kiện toàn bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian. Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. Công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí được đẩy mạnh, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân. Chuyển đổi số quốc gia được đẩy mạnh ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực, nhất là Đề án 06 và xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia .

d) Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại

Quốc phòng an ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn.