Phát biểu trước đội ngũ cán bộ, đảng viên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng đặt câu hỏi: “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang đi được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”. Câu hỏi đặt ra là tại sao khi đã lên đến những đỉnh cao về chức vụ, quyền lực và tiền bạc thì không thiếu, mà không ít cán bộ vẫn liều lĩnh thực hiện các hành vi phạm pháp? Ma lực nào đã thúc đẩy họ?


Nền kinh tế thị trường và xã hội thị trường

Các vị từng là Ủy viên Trung ương Đảng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch UBND thành phố, một số người từng là anh hùng... vì dính vào tham nhũng, tiêu cực mà phải ngồi tù sẽ sống những năm tháng còn lại của cuộc đời trong dằn vặt, tủi hổ. Vậy, tại sao họ đánh đổi hoặc có thể nói là bán những thứ quý giá mà mình đang có, trong đó quan trọng nhất là danh dự, sự tôn trọng của xã hội đối với mình để lấy tiền?

Trong nền kinh tế thị trường, đồng tiền có sự chi phối rất lớn. Nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của đồng tiền, giá trị của đồng tiền và sức hút của đồng tiền cũng ngày càng lớn hơn. Dân gian ta lan truyền câu cửa miệng: “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Nhưng có thật tiền sẽ mua được mọi thứ? Và một xã hội tốt đẹp có nên để xảy ra tình trạng tiền mua được mọi thứ?

Giáo sư người Mỹ Michael J.Sandel đã đặt ra câu hỏi này trong cuốn: “Tiền không mua được gì?” (What money can’t buy?). Trong xã hội Mỹ-điển hình của một xã hội tư bản đề cao giá trị đồng tiền, Michael J. Sandel vẫn nhìn thấy những thứ mà không thể và không nên dùng tiền để mua. Ông viết: “Có những điều tốt đẹp trong cuộc sống sẽ bị xói mòn, bị hư hỏng nếu chúng bị coi là hàng hóa. Vì vậy, để xác định xem thị trường có thể tồn tại ở đâu, cái gì nên tránh xa thị trường thì chúng ta phải tìm ra cách thức đánh giá giá trị một số thứ, như: Sức khỏe, giáo dục, cuộc sống gia đình, tự nhiên, nghệ thuật, trách nhiệm công dân... Chúng đều là những vấn đề mang tính đạo đức và chính trị chứ không chỉ đơn thuần là kinh tế”.

Bạn đang xem: Quyền lực của đồng tiền

Michael J.Sandel đã đề cập đến vấn đề đạo đức của đồng tiền, hay chính xác là đạo đức khi sử dụng đồng tiền. Bởi theo ông: “Cuộc tranh luận này (cuộc tranh luận về khía cạnh đạo đức của đồng tiền-PV) không hề tồn tại trong kỷ nguyên tôn vinh thị trường. Hậu quả là khi không nhận biết được vấn đề, không bao giờ nghĩ đến chuyện tranh luận về chúng, từ chỗ có một nền kinh tế thị trường, chúng ta đã trượt sang trạng thái trở thành một xã hội thị trường”. Cũng theo tác giả người Mỹ: “Nền kinh tế thị trường là một công cụ đáng giá và hiệu quả, giúp chúng ta tổ chức được hoạt động sản xuất. Còn xã hội thị trường là một phương thức sống mà trong đó, các giá trị thị trường thâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống con người. Chúng ta muốn một nền kinh tế thị trường hay một xã hội thị trường? Làm sao chúng ta xác định được hàng hóa nào được phép mua bán, còn hàng hóa nào phải chịu sự chi phối của các giá trị phi thị trường? Chỗ nào không nên có vai trò của đồng tiền?”.

Như thế, đồng tiền chi phối xã hội, ảnh hưởng tới cách nghĩ, cách ứng xử và đạo đức xã hội là câu chuyện mà con người ở mọi quốc gia đều có thể cảm nhận được. Thế nhưng, tùy vào văn hóa xã hội và thể chế chính trị mà cách giải quyết vấn đề này rất khác nhau.

Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đang áp dụng ngày càng đầy đủ hơn các quy luật, nguyên tắc của kinh tế thị trường. Nếu không có “định hướng XHCN”, thì các đặc điểm kinh tế thị trường của chúng ta cũng giống như nền kinh tế thị trường của các quốc gia trên thế giới. Phần “định hướng XHCN” vì thế rất quan trọng để hạn chế mặt trái của đồng tiền. Nhưng định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường là thứ mà chúng ta phải tốn nhiều công sức để thiết kế, định hình, nó bao gồm cả yếu tố thể chế và đạo đức.

Trong khi đó, mặt trái của kinh tế thị trường vẫn đang tác động hằng ngày, hằng giờ tới mỗi con người. Nền kinh tế càng phát triển thì lưu lượng tiền tệ trong nền kinh tế càng lớn và ý muốn dùng tiền để mua mọi thứ nếu không được phân tích, chỉ ra mặt trái, nếu không được kiểm soát thì có thể dần trở thành điều hiển nhiên của cuộc sống. Hệ lụy của nó là xã hội sẽ dần biến chất, đến mức những giá trị chuẩn mực đạo đức, nhân văn mang tính truyền thống của dân tộc, mang bản chất của xã hội XHCN sẽ bị thách thức. Ví như gần đây, chúng ta thấy có những ý kiến đòi phải công nhận mại dâm như một nghề chính thức trong xã hội, phải đóng thuế. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải xác định rõ xem nhân phẩm của người phụ nữ có phải là thứ có thể mang ra mua bán, trao đổi hay không? Truyền thống văn hóa của chúng ta, bản chất xã hội XHCN của chúng ta có chấp nhận được việc mua bán đó không?...

Nếu ta để đồng tiền quyết định mọi vấn đề thì sẽ dẫn tới hệ lụy là người làm chính sách, nhà quản lý có thể hy sinh mọi thứ vì phát triển kinh tế. Vì phát triển kinh tế, chúng ta có thể hy sinh môi trường sống, vì kinh tế ta có thể hủy hoại cả nền văn hóa truyền thống của dân tộc, vì đồng tiền ta có thể hy sinh sức khỏe, vì đồng tiền ta có thể hy sinh các mối quan hệ trong gia đình... Để rồi cuối cùng, chúng ta sẽ không biết rõ mình là ai! Phát triển kinh tế, làm giàu kiểu như vậy thì thể hiện sự tàn phá hạnh phúc hơn là kiến thiết hạnh phúc.

Ngăn chặn lạm quyền và làm giàu bất chính

Bản thân đồng tiền không có lỗi, mà vấn đề là người sử dụng, mục đích sử dụng tiền. Dân gian có câu: “Tiền dùng đúng, tiền hiền như Phật. Bạc xài lầm, bạc ác hơn ma”. Nhu cầu kiếm tiền và làm giàu đúng pháp luật là nhu cầu chính đáng của công dân và được Đảng, Nhà nước khuyến khích. Tiếp nối tinh thần của các đại hội trước, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu mục tiêu phấn đấu xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Cho nên việc người dân giàu có là mục tiêu của Đảng ta, xã hội ta. Dân giàu bằng công sức, lao động chính đáng, đúng pháp luật là cái phúc; nhưng cán bộ giàu có thể là cái họa. Bởi vì, cán bộ có thể sử dụng vị trí công việc của mình, lạm dụng quyền lực của Đảng, Nhà nước trao cho mình để kiếm tiền, làm giàu bất chính cho bản thân.

Khi nền kinh tế phát triển nhanh, cùng với đó là các quy định của pháp luật chưa được hoàn thiện, sự phất lên quá nhanh, quá dễ dàng của một số quan chức tham nhũng và các doanh nghiệp thân tín đã thách thức các giá trị truyền thống, trong đó có các giá trị đạo đức và cả niềm tin. Không ít cán bộ, công chức coi đồng tiền là thước đo số 1 cho thành công, đẳng cấp, uy tín và hạnh phúc, là thứ bảo đảm cuộc sống sung túc dài lâu cho họ và con cháu họ.

Cách nghĩ này khiến cho khi có cơ hội, họ cố vơ vét thật nhiều tiền cho đầy túi tham. Để nói về loại tham quan này, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã nhận xét: “Ăn của dân không từ cái gì”. Chẳng thế mà khi nói đến nhiều vị cán bộ to, người ta không nhắc tới tài năng, trí tuệ, những đóng góp cho công việc, cho đất nước, cho nhân dân, mà chỉ thấy khen giàu: Ông/bà ấy có biệt phủ lớn lắm, có nhiều nhà lắm, đi nước ngoài tiêu tiền khủng khiếp...

Khi dân “khen” cán bộ giàu là phải hết sức suy nghĩ... vì nguồn tiền làm giàu đó từ đâu? Những “quan cách mạng” đó là một mối họa lớn cho sự tồn vong của Đảng, Nhà nước XHCN. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” năm 1947 đã yêu cầu phải “lôi cổ những ông quan cách mạng này xuống”. Nếu không lôi họ xuống, để họ tiếp tục đục khoét, làm giàu bất chính một cách dễ dàng thì nhiều người trong xã hội sẽ học theo, cố chen chân để làm “quan cách mạng”, học thói làm giàu bất chính.

Theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, người ta sẽ coi vị trí “quan cách mạng” như một khoản đầu tư sinh lợi lớn. Nạn mua quan, bán chức vì thế sẽ ngày càng trầm trọng. Sau khi mua được chức rồi, những vị “quan cách mạng”-sẽ phải thu hồi lại vốn bằng cách bòn rút công quỹ, bòn rút cấp dưới, bòn rút nhân dân. Quyền lực của cơ quan công quyền nếu rơi vào tay của quan tham sẽ trở thành công cụ để hắn ta kiếm lợi cho bản thân.

Những năm gần đây, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) được đẩy lên cao trào, hàng loạt quan tham dù ở cấp nào cũng bị sa lưới, những khối tài sản tham nhũng khổng lồ được thu hồi. Kể cả những “quan cách mạng” đã nghỉ hưu vẫn bị lôi ra kỷ luật Đảng, xét xử, bỏ tù nếu bị phát hiện hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật. Hành động quyết liệt ấy đã cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn xã hội thấy trong PCTN không có vùng cấm, không có hạ cánh an toàn. Vì thế, những người đang có chức vụ phải thận trọng, giữ mình, còn kẻ có dã tâm muốn mua quan, bán chức sẽ phải chùn bước.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu đến năm 2045 nước ta sẽ thành nước phát triển, thu nhập cao. Khoảng cách 24 năm để từ một nước đang phát triển, thu nhập trung bình thấp thành nước phát triển, thu nhập cao, đòi hỏi sự nỗ lực tăng tốc phát triển kinh tế. Cùng với những đột phá về cơ chế, chính sách để phục vụ yêu cầu tăng tốc phát triển kinh tế, cũng cần hết sức quan tâm bồi đắp, gìn giữ đạo đức, nhân cách, văn hóa con người. Bởi khi tăng tốc phát triển kinh tế thì tiền của, vật chất sẽ sản sinh nhanh hơn, nhiều hơn, sự chi phối của đồng tiền đối với các mối quan hệ xã hội sẽ lớn hơn. Để có CNXH, chúng ta không chỉ cần xây dựng cơ sở vật chất, không chỉ là quan hệ sản xuất, mà còn cần con người. Do vậy, làm thế nào để ngăn chặn tiền của, vật chất, mặt trái của kinh tế thị trường làm thoái hóa con người; làm thế nào để xây dựng được con người không chỉ giàu có về tiền bạc, vật chất mà giàu có cả về trí lực, tâm lực và thể lực để tạo nên xã hội văn minh là vấn đề có tính chiến lược cần có giải pháp căn cơ.

Thời sự

Tài chính - Ngân hàng

Pháp luật

Kinh tế - Đầu tư

Bản tin Media

Cần biết

Bất động sản


Thời sự

Tài chính - Ngân hàng

Pháp luật

Kinh tế - Đầu tư

Bản tin Media

Bất động sản


*

Đồng bạc xanh vẫn chiếm phần lớn trong dự trữ ngoại hối và khối lượng giao dịch toàn cầu. Nhưng vị thế thống trị của USD đang dần bị xói mòn.

Sức mạnh của một đồng tiền được hình thành bởi nhiều yếu tố từ cả bên trong lẫn bên ngoài, chẳng hạn dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương, vai trò của các lực lượng cung - cầu trên thị trường ngoại hối, cán cân thương mại của một quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát.

Vẫn còn những yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn khả năng chấp nhận một loại tiền tệ trong thương mại quốc tế, và sức mua của nó trên thị trường hối đoái.

Để thực hiện những giao dịch tài chính như trong thương mại quốc tế, các ngân hàng trung ương sẽ giữ một lượng ngoại hối đáng kể, được gọi là tiền tệ dự trữ.

Theo một báo cáo được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hồi năm ngoái, 5 loại tiền tệ chiếm tới 94% tổng dự trữ ngoại hối trên thế giới, trong đó 59% là đồng USD.

Vị thế của USD

Một chỉ số quan trọng khác đo lường sức mạnh của một loại tiền tệ là khối lượng giao dịch ngoại hối. Điều này liên quan đến việc mua - bán tiền tệ của hai quốc gia khác nhau, bằng cách đo lường giá trị của đồng tiền bằng một loại tiền tệ khác.

Theo Forbes, xét về mặt khối lượng, USD và euro là cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.

Các ngân hàng trung ương quản lý lượng ngoại hối dự trữ. Trong khi đó, ngân hàng thương mại là bên đóng góp nhiều nhất cho những giao dịch ngoại hối.

Insider Mokey đã liệt kê ra 5 loại tiền tệ quyền lực nhất thế giới. Đứng đầu bảng là đồng bạc xanh. Gần một nửa trong số các khoản nợ và tín dụng quốc tế được tính bằng USD.

Đồng bạc xanh cũng được sử dụng trong gần 50% thương mại toàn cầu. Nhưng theo một báo cáo do IMF công bố, tỷ lệ dự trữ của đồng tiền này đã lao dốc trong những thập kỷ qua.

Kể từ khi euro được ra mắt vào năm 1999, tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng USD của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã giảm từ 71% xuống 59%.

*

Đồng bạc xanh vẫn thống trị, nhưng vị thế của nó đang dần bị xói mòn. Ảnh: Bloomberg.

Vị thế thống trị của USD đang bị đe dọa vì những thay đổi kinh tế - chính trị toàn cầu. Với đà phát triển của kinh tế Trung Quốc từ thập niên 90, Bắc Kinh đang muốn thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong các giao dịch trên thế giới.

Hơn nữa, việc Washington dùng các biện pháp trừng phạt tài chính nhằm đạt được những mục tiêu chính sách đối ngoại sẽ đe dọa vai trò trung tâm của hệ thống tài chính Mỹ. Các chính phủ nước ngoài đang tìm cách giảm phụ thuộc vào đồng bạc xanh.

Chẳng hạn, tỷ lệ USD được dùng trong xuất khẩu của Nga sang các nước thành viên BRICS (PV: khối nền kinh tế mới nổi lớn bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã giảm từ 85% trong năm 2019 xuống 36% năm 2022.

Thêm vào đó, sự xuất hiện của các đồng tiền điện tử, chẳng hạn tiền mã hóa, cũng được coi là mối đe dọa với USD.

Euro và yen Nhật

Chiếm 21% trong tổng số tiền dự trữ của các ngân hàng trung ương và hơn 2.300 tỷ USD giao dịch ngoại hối mỗi ngày, euro là đồng tiền mạnh thứ hai thế giới.

Euro là tiền tệ chính thức của Liên minh Châu Âu (ECB) và được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Với việc sử dụng euro, 19 thành viên của EU có thể tránh chi phí chuyển đổi tiền tệ trong thương mại quốc tế.

Trong khi đó, yen Nhật chiếm 6% trong tổng dự trữ ngoại hối và đã vượt Anh để trở thành đồng tiền quyền lực thứ 3 thế giới.

Yen cũng là loại tiền tệ được giao dịch nhiều thứ 3 trên thế giới với khối lượng giao dịch hàng ngày là 1.200 tỷ USD. Đồng tiền này được các nhà đầu tư ưa chuộng vì tỷ lệ lạm phát và lãi suất thấp tại Nhật nhờ dân số già.

Goldman Sachs Group thậm chí tuyên bố yen Nhật là tài sản rẻ và an toàn nhất để đầu tư.

Bảng Anh và nhân dân tệ

Với khoảng 968 tỷ USD giao dịch ngoại hối hàng ngày và chiếm 5% dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới, đồng tiền của Anh cũng nằm trong nhóm những tiền tệ quyền lực nhất.

Bảng Anh cũng nằm trong số những đồng tiền lâu đời nhất. Trước khi USD giành vị thế thống trị, bảng Anh là đồng tiền dự trữ toàn cầu trong thế kỷ IXX và nửa đầu thế kỷ XX.

Trong khi đó, nhân dân tệ chiếm khoảng 3% dự trữ ngoại hối toàn cầu. Mỗi ngày, khối lượng giao dịch bằng đồng tiền Trung Quốc trên thế giới đạt hơn 520 tỷ USD.

Với vị thế ngày càng gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đang tìm cách quốc tế hóa đồng nhân dân tệ thông qua việc thúc đẩy sử dụng đồng tiền này trong thương mại và đầu tư.

Xem thêm: Kích Thước Âm Đạo Của Phụ Nữ Việt Là Bao Nhiêu? Cô Bé Khủng Nhất Thế Giới

Khoảng 8 quốc gia đang cân nhắc giao dịch với Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ thay vì USD.