Việc mô phỏng đánh giá các chế độ vận hành của hệ thống điện là một yêu cầu quan trọng. Tuy nhiên các giải pháp mô phỏng hệ thống điện hiện nay chủ yếu sử dụng các công cụ phần mềm với các thuật toán giải tích mạng lưới theo dữ liệu offline nên không phản ánh đầy đủ các thông số của hệ thống. Cùng với sự phát triển của các thiết bị mô phỏng số theo thời gian thực (RTDS - Real Time Digital Simulator), công nghệ Hardware-In-The-Loop (HIL) cho phép mô phỏng hệ thống điện theo thời gian thực, đây là một giải pháp ưu việt để hỗ trợ nghiên cứu các tác động, kiểm tra thiết bị hay thử nghiệm các giải pháp công nghệ mới trước khi áp dụng chính thức trên lưới điện thực tế.
*
Mô hình hoạt động của HIL

Hardware-In-The-Loop (HIL) là gì?

Hardware-In-The-Loop (HIL) là một loại mô phỏng thời gian thực sử dụng phần cứng để mô phỏng vòng điều khiển. Mô phỏng HIL dùng để phát triển và thử nghiệm các thiết bị trong các hệ thống điều khiển, hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhiều lĩnh vực như chế tạo ô tô, hàng không vũ trụ…, đặc biệt được ứng dụng trong việc kiểm tra, phân tích và tính toán mô phỏng hệ thống điện theo thời gian thực.

Bạn đang xem: Phần mềm mô phỏng hệ thống điện

Hệ thống mô phỏng HIL bao gồm thiết bị mô phỏng số theo thời gian thực RTDS, đây là một máy tính số có cấu hình mạnh kết hợp với các cảm biến và các cơ cấu chấp hành và các giao diện truyền thông để thực hiện kết nối, tương tác với các thiết bị theo thời gian thực. Phần mềm mô phỏng được xây dựng trên một Workstation, cung cấp giao diện và thuật toán để xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống và gửi dữ liệu được biên dịch được tích hợp lên thiết bị RTDS, đồng thời hiển thị các kết quả mô phỏng của hệ thống.

Mô phỏng bằng công nghệ HIL có những ưu điểm vượt trội, với khả năng linh hoạt trong việc xây dựng cấu hình hệ thống cho phép thay thế bất cứ mô hình tương tự nào trong phòng thí nghiệm; liên kết được với các phần cứng cần thử nghiệm; thử nghiệm được các tác động của lỗi và tình trạng không mong đợi của cơ cấu chấp hành, cảm biến và máy tính trên toàn bộ hệ thống; có khả năng mở rộng liên kết được với các phần cứng cần thử nghiệm; giả lập được hầu hết các thiết bị điện và hệ thống điện;…từ đó giúp mô phỏng sát với thực tế hơn. Tuy nhiên, các thiết bị thực hiện được mô phỏng HIL luôn có giá thành cao nên việc ứng dụng vẫn chưa rộng rãi và phổ biến hiện nay.

Giải pháp HIL của hãng Opal-RT

Opal-RT Technologies là một công ty công nghệ có trụ sở đặt tại Canada, chuyên cung cấp các giải pháp mô phỏng theo thời gian thực trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chế tạo ôtô, hàng không vũ trụ hay hệ thống điện. Opal-RT Techonologies cung cấp bộ giải pháp mô phỏng HIL bao gồm nền tảng phần cứng là các thiết bị số mô phỏng theo thời gian thực kết hợp với các phần mềm xây dựng mô hình mô phỏng của các hãng thứ ba.

*
Mặt trước và mặt sau thiết bị OP4510

Để xây dựng các mô hình mô phỏng, có thể sử dụng phần mềm RT-LAB hoặc HYPERSIM. Trong đó, HYPERSIM là phần mềm giả lập được phát triển bởi công ty Hydro-Quebec. Phần mềm cho phép mô phỏng phân tích hệ thống điện, các quá trình quá độ của điện và cơ, nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển, bảo vệ cũng như các hệ thống truyền tải điện HVDC hoặc FACTS.

*
Giao diện chính của phần mềm HYPERSIM

Phần mềm HYPERSIM được xây dựng trên kiến trúc mở với bộ xử lý song song tốc độ cao và khả năng mở rộng module để cung cấp trình mô phỏng cho thời gian thực. Cụ thể hơn, HYPERSIM cung cấp giao diện phần mềm trực quan, cho phép người dùng xây dựng các mô hình lưới điện bằng cách sử dụng thư viện gồm hơn 300 thành phần hệ thống điện và các bộ điều khiển, đồng thời phần mềm có khả năng tương thích với các chuẩn dữ liệu từ các chương trình mô phỏng phổ biến như Matlab Simulink, PSS®Sincal. HYPERSIM tự động phân tích cấu trúc liên kết hệ thống nguồn và xác định sự phân bố chia sẻ tài nguyên để đảm bảo tốc độ mô phỏng tốt nhất trên nhiều bộ xử lý. Tính năng này giúp giảm thời gian thiết kế mô phỏng và dễ dàng cho việc xây dựng các mô hình lớn. Bên cạnh đó, phần mềm HYPERSIM hỗ trợ một số chức năng nổi bật khác như thu thập, phân tích dữ liệu, xử lý tín hiệu và cho phép tạo ra các biểu đồ thông tin một cách nhanh chóng thông qua công cụ Scope
View; tự động hóa kiểm tra và phân tích để nhanh chóng tạo ra các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu ở định dạng Excel hoặc PDF thông qua công cụ Test
View.

*
Công cụ Scope
View của HYPERSIM

Ứng dụng giải pháp HIL trong mô phỏng vận hành lưới điện

Với nhu cầu phát triển phụ tải ngày càng lớn, các nguồn năng lượng tái tạo tích hợp ngày càng cao, lưới điện ngày càng trở nên phức tạp. Việc xây dựng mô hình thực nghiệm mô phỏng lưới điện theo thời gian thực để kiểm tra, thử nghiệm các thiết bị điện cũng như nghiên cứu các tác động lên hệ thống điện thực tế là rất cần thiết.

*

Mô hình mô phỏng lưới điện để thử nghiệm chỉnh định Relay bảo vệ

Việc thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống bảo vệ Relay trước đây được thực hiện qua các thiết bị thí nghiệm hợp bộ với chức năng tạo tín hiệu dòng áp mô phỏng để đánh giá đáp ứng của các thiết bị Relay đơn lẻ. Với giải pháp HIL, thiết bị Relay được tích hợp vào hệ thống mô phỏng, kết hợp với mô hình lưới điện mô phỏng được xây dựng trên HYPERSIM cho phép tính toán phân tích hệ thống theo thời gian thực. Giải pháp cho phép đánh giá tính chính xác của các giá trị cài đặt và chức năng hoạt động của thiết bị Relay, so sánh một cách trực quan giá trị tính toán từ chương trình và giá trị thực trên thiết bị Relay cần đánh giá. Bên cạnh đó, giải pháp còn cho phép đánh giá khả năng phối hợp của nhiều thiết bị Relay trên cùng một lưới điện, đây là một yêu cầu quan trọng trong việc phân tích ổn định của hệ thống theo thời gian thực.

Mô phỏng phân tích hoạt động của hệ thống tự động hoá lưới điện phân phối DAS

Hệ thống tự động hóa lưới phân phối (DAS – Distribution Automatic System) là một thành phần quan trọng trong mô hình lưới điện thông minh (Smart Grid) góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Với chức năng FLISR (Fault Location, Isolation and Service Restoration), hệ thống DAS có khả năng phát hiện nhanh, định vị chính xác vị trí sự cố trước khi thực hiện những phân tích, tính toán đề xuất các phương án cô lập sự cố cũng như các phương án khôi phục cấp điện trở lại cho những phụ tải không bị ảnh hưởng với thời gian xử lý nhanh, giảm thiểu tối đa lượng công suất điện bị mất hoặc số khách hàng mất điện. Tuy nhiên khi triển khai thực tế cho từng vùng lưới điện, việc đảm bảo tính chính xác và tin cậy của hệ thống DAS là rất khó khăn và đòi hỏi phải được kiểm thử một cách kỹ lưỡng. Giải pháp mô phỏng sử dụng trên chức năng giả lập của hệ thống DAS cơ bản chỉ đánh đánh giá được thuật toán của chương trình, chưa theo dõi đáp ứng của hệ thống theo thời gian thực. Trong khi đó giải pháp giả lập sự cố thật diễn ra trên lưới điện để đánh giá phản ứng của hệ thống trong thực tế rất phức tạp tiềm ẩn các nguy cơ hư hỏng thiết bị.

*
Mô hình mô phỏng lưới điện để phân tích hoạt động của hệ thống DAS

Ứng dụng công nghệ HIL để mô phỏng hệ thống điện theo thời gian thực là vấn khá mới và tương đối phức tạp. Tuy nhiên với mức độ phức tạp ngày càng cao của hệ thống điện, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cung cấp điện cần thiết phải có các giải pháp mô phỏng phân tích đánh giá hệ thống theo thời gian thực để hỗ trợ các Công ty Điện lực trong việc vận hành lưới điện một cách an toàn, hiệu quả. Ứng dụng công nghệ HIL là một giải pháp cần được EVN và các đơn vị thành viên xem xét đầu tư để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá vận hành hệ thống điện hiện nay.

Phần mềm Open
OTS - mô phỏng hệ thống điện thực tế - được Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) triển khai tích hợp trong hệ thống SCADA/EMS đã phát huy hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống điện Việt Nam nói chung và A0 nói riêng.


*
Phần mềm Open
OTS có tính năng mô phỏng lại Hệ thống điện thực tế. Ảnh: A0

Phần mềm Open
OTS, phần mềm có khả năng mô phỏng lại hệ thống điện thực tế, là một trong nhữngtính năng quan trọng của hệ thống SCADA/EMS tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia được khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả tại đơn vị này từ năm 2014.

Đây là phần mềm có khả năng mô phỏng lại hệ thống điện thực tế từ các thông số của hệ thống, kết dây đến các thông số chế độ hệ thống điện. Đặc biệt, Open
OTS còn có thể mô phỏng các phản ứng của hệ thống trong các chế độ bất thường phản ứng của các tổ máy phát,của các bộ tự động điều chỉnh công suất tác dụng, công suất phản kháng, phản ứng của hệ thống rơ-le bảo vệ trên hệ thống điện, phản ứng của phụ tải.

Theo A0, hiện nay, Open
OTS đang đượckhai thácphục vụ các hoạt động như: đào tạo nhân viên vận hành trong các chế độ vận hành bình thường, chế độ sự cố, chế độ khôi phục hệ thống; mô phỏng hệ thống điện thực tế phục vụ các công tác diễn tập xử lý sự cố, phân tích sự cố; nghiên cứu các đặc tính của hệ thống điện; lập phương thức vận hành hệ thống điện.

Để mô phỏng hệ thống điện, Open
OTS lấy các thông số dựa vào hệ thống SCADAcó thể chụp những snapshot khác nhau tương ứng với những chế độ vận hành khác nhau. Các thông số mô phỏng bao gồm: đường dây; các thiết bị;trào lưu công suất, dòng điện, điện áp…; trạng thái các thiết bị đóng cắt; đặc tính làm việc của các hệ thống rơ le bảo vệ; đặc tính của phụ tải; các phản ứng của bộ điều tốc máy phát, AVR; các đặc tính tĩnh và động của hệ thống điện.

Open
OTS còn mô phỏng hệ thống điều khiển tại trung tâm điều khiển, bao gồm: các công cụ điều khiển hệ thống được sử dụng bởi điều độ viên: AGC, SCADA…; các ứng dụng tùy chọn (đánh giá hệ thống, dự báo phụ tải); giao diện người dùng mô phỏng hệ thống điều khiển thực...

Cùng với đó, Trung tâm cũng đã sử dụng Open
OTS để đào tạo nhân viên vận hành. Theo đó, các điều độ viên tập sự sẽ được thực hành trên mô hình mô phỏng thực tế. Các thao tác, lệnh điều khiển trên mô hình mô phỏng sẽ được thực hiện và diễn ra đúng với trạng thái thực tế của hệ thống mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống thực tế đang vận hành.

Người hướng dẫn, giám khảo có thể bổ sung các sự kiện ngẫu nhiên trên mô hình mô phỏng để kiểm tra phản ứng và khả năng ứng phó của điều độ viên tập sự trước sự cố. Điều này giúp cho điều độ viên tập sự có được cái nhìn chính xác về những thao tác, những lệnh điều khiển của mình, người hướng dẫn có thể giám sát được kết quả đào tạo, đánh giá được năng lực của điều độ viên tập sự.

Phần mềm Open
OTS cũng được ứng dụng trong diễn tập xử lý sự cố. Các điều độ viên sẽ được diễn tập trên hệ thống mô phỏng với các kịch bản sự cố khác nhau được giả định dựa trên các sự cố đã có hoặc các sự kiện nguy hiểm có thể xảy ra trên hệ thống điện. Nhờ đó, điều độ viênsẽ có được kỹ năng phán đoán tình huống và xử lý các sự cố phức tạp có thể xảy ra trong thực tế.

Xem thêm: Chơi trò đuổi hình bắt chữ online, game đuổi hình bắt chữ có đáp án

Open
OTS cũng được ứng dụng để nghiên cứu các đặc tính của hệ thống điện một cách hiệu quả. Với hệ thống điện lớn và ngày càng phát triển tại
Việt Nam cùng với sự thâm nhập mạnh mẽ của năng lượng tái tạo, việc nắm rõ các đặc tính vận hành của hệ thống điện là hết sức quan trọng. Quán tính hệ thống điện, khả năng ổn định khi có các dao động, đáp ứng tần số và lượng dự trữ điều tần… có thể được nghiên cứu phục vụ công tác lập kế hoạch vận hành hệ thống điện cũng như công tác đánh giá an ninh hệ thống điện và vận hành thời gian thực.

Thực tế cho thấy, việc triển khai tích hợp phần mềm Open