BNEWS Hơn 5 năm trôi qua kể từ khi người Anh lựa chọn rời khỏi EU, Vương quốc Anh và EU tiếp tục đàm phán nhiều điều khoản về cuộc “ly hôn”, như thể sự tan vỡ này chẳng bao giờ được kết thúc.

Báo Le Monde ngày 23/11 có bài viết “Liên minh châu Âu đối mặt với Brexit bất tận” của Thủ tướng Boris Johnson, trong đó nhận định hai năm sau Brexit (chỉ việc Anh rời EU), Liên minh châu Âu (EU) vẫn phải đối mặt với thách thức từ phía Anh trong vấn đề Bắc Ireland. 

Và Vương quốc Anh đang tìm cách chia rẽ EU, trong khi cho đến nay Ủy ban châu Âu (EC) vẫn lựa chọn con đường hòa giải. Bài viết cho rằng các rắc rối hậu Brexit là một câu chuyện không có hồi kết. Hơn 5 năm trôi qua kể từ khi người Anh lựa chọn rời khỏi EU, Vương quốc Anh và EU tiếp tục đàm phán nhiều điều khoản về cuộc “ly hôn”, như thể sự tan vỡ này chẳng bao giờ được kết thúc. Sau các cuộc đàm phán dài lê thê và đầy khó khăn, trắc trở, hai thỏa thuận đáng lẽ đã được ký kết vào tháng 10/2019 và sau đó đến tháng 12/2020, Anh và nhóm 27 quốc gia về lý thuyết đã phải nhanh chóng định hình mối quan hệ song phương và cho phép hai bên có một xuất phát điểm mới.Tất nhiên, sau Brexit, Anh đã rời các tổ chức châu Âu. Nhưng Chính phủ của ông Johnson tiếp tục thách thức các thỏa thuận đã ký kết, cho dù chúng đã được các nghị sĩ ở Westminster thông qua. Chẳng hạn, ông Johnson muốn đàm phán lại Nghị định thư cực nhạy cảm về Bắc Ireland, một thỏa thuận phức tạp và khập khiễng, nhưng không ai có thể tìm được một văn bản tốt hơn.

Nghị định thư này giúp xoá bỏ đi ý tưởng về đường biên giới cứng giữa hai miền Ireland và tôn trọng thỏa thuận hòa bình giữa Dublin và Belfast, đồng thời cung cấp quy chế kép cho Bắc Ireland để vừa là một phần của Anh và tiếp tục nằm trong EU để có thể trao đổi hàng hóa, bảo lưu quyền kiểm soát trên biển (mà nhóm 27 nước ủy quyền cho Anh) giữa Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.Ngoài vấn đề về các biện pháp kiểm soát, ông Johnson cũng đưa ra nhiều yêu sách mà Brussels cho là không thể chấp nhận được. Ông không chấp nhận việc đất nước ông phải tuân theo các quyết định của Tòa án Công lý của EU (liên quan đến việc Bắc Ireland tiếp tục nằm lại thị trường nội khối). Cuối cùng, Thủ tướng Anh thậm chí còn dọa sẽ kích hoạt Điều 16 của Nghị định thư, cho phép đơn phương đình chỉ hiệu lực nếu Brussels không đồng ý sửa lại văn bản.Về phần mình, các nước châu Âu đã không sa vào cuộc đấu giá và đang tự nhủ sẵn sàng thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để tìm ra một thỏa hiệp. Tuy nhiên, EU cũng nhấn mạnh điều kiện rằng sẽ không có sự thỏa hiệp đối với hòa bình ở Ireland, và không gây nguy hiểm cho thị trường nội khối bất khả xâm phạm, nơi mà Bắc Ireland có thể là một cửa ngõ thiếu công bằng nếu các biện pháp kiểm soát không được tuân thủ. “Những gì đang được cân nhắc ở đây chắc chắn là một phần của EU”, chuyên gia Elvire Fabry thuộc Viện nghiên cứu châu Âu Jacques-Delors khẳng định. Do vậy, EC, trong khi vẫn bảo lưu các biện pháp sẵn sàng trả đũa Anh nếu Điều 16 được kích hoạt, đã chấp nhận tiếp tục đàm phán với Chính phủ Anh.EC hiện đã sẵn sàng nới lỏng đáng kể việc kiểm soát hàng hóa đến từ Vương quốc Anh và dự định tiếp tục áp dụng như vậy đối với Bắc Ireland, đặc biệt với mặt hàng xúc xích Anh nổi tiếng. Tuy nhiên, sự suy giảm lòng tin giữa EU và Anh đã khiến những nỗ lực nhằm đi đến một thoả thuận trở thành một “canh bạc” thực sự."Dù điều gì xảy ra thì Anh sẽ vẫn là nước láng giềng của chúng tôi", một nhà ngoại giao châu Âu xác nhận. Do vậy, Brussels như đang phải tiến về phía trước trên một sợi dây mong manh mà vẫn phải đảm bảo thăng bằng. Trước hết, EC muốn chứng tỏ rằng EU đang làm mọi cách trong khả năng có thể để tìm ra giải pháp. "Nếu Anh từ chối cánh tay dang rộng của châu Âu, họ chỉ có thể tự trách mình. Còn chúng tôi buộc phải đi đến tận cùng của lý lẽ để đảm bảo sự thống nhất của 27 thành viên", một nguồn tin châu Âu kết luận.

Bạn đang xem: Vì sao anh muốn rời khỏi eu


Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu tại Hội nghị thường niên của đảng Bảo thủ ở thành phố Manchester. Ảnh: AFP/TTXVN

Trên thực tế, Chính phủ Anh vẫn hy vọng sẽ chia rẽ được các thành viên EU. Quả thực đến nay, đã có không ít thành viên tỏ ra mệt mỏi với thỏa thuận “Brexit bất tận” này. Cộng hoà Ireland đang rất lo ngại những gì có thể xảy ra tiếp theo. Pháp là thành viên ngày càng có nhiều xung đột với Anh, nhất là trong vấn đề đánh bắt cá, nhập cư và đặc biệt sau sự xuất hiện của liên minh AUKUS (gồm Anh, Mỹ, Australia), sẽ đóng vai trò “một cảnh sát” như ví von của chuyên gia Elvire Fabry. Nói rộng hơn, Paris muốn biến Brexit trở thành một “tấm gương phản diện” để bất cứ thành viên nào có ý định rời bỏ EU cũng phải chán nản nhìn vào. Hà Lan và Đức tỏ ra ít hiếu chiến với Anh hơn so với Pháp. Và để ngăn họ tự phân ly, EC không còn lựa chọn nào khác ngoài việc theo đuổi một chiến lược hòa giải.Thông điệp từ một châu Âu luôn tìm kiếm giải pháp bằng mọi giá cũng được gửi tới Washington, nơi Anh đang nỗ lực gửi gắm một tương lai khác xa với EU. Trong khi ông Joe Biden thường nhắc đến nguồn gốc Ireland của mình và nhiều lần bày tỏ lo ngại Brexit đe dọa Hiệp định hòa bình Belfast, Brussels vẫn cố gắng thuyết phục ông Biden về thiện chí của mình, hy vọng ông có thể giúp tác động để đi đến những thoả thuận tốt hơn. Một mục tiêu khác trong chiến lược của châu Âu đó là việc EC đang muốn thuyết phục người Bắc Ireland rằng EU thực sự muốn tạo điều kiện cho họ trong khi ngược lại, Anh chỉ muốn theo đuổi một chính sách ý thức hệ. "Đề xuất (thỏa hiệp về các biện pháp kiểm soát) là một phần trong nhiều yêu cầu của các doanh nghiệp Bắc Ireland", nghị sĩ châu Âu Nathalie Loiseau xác nhận.EC hy vọng sẽ thuyết phục Belfast về những thuận lợi mà quy chế kép tạo ra cho Bắc Ireland. "Trao đổi thương mại giữa hai miền Ireland đã phát triển nhờ quy chế thành viên thị trường nội khối. Bắc Ireland đã không phải trải qua tình trạng thiếu hụt từng diễn ra ở Vương quốc Anh", EC khẳng định.Trong khi đó, nữ nghị sĩ Nathalie Loiseau nêu quan điểm: “Rủi ro là ở chỗ kinh tế Bắc Ireland đang cất cánh, trở thành mảnh đất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, vì Bắc Ireland nằm trong cả thị trường Anh và thị trường nội khối châu Âu. Trong khi đó, Anh phải gánh chịu những hậu quả tai hại của Brexit từ năm này qua năm khác"./.

Cuộc "ly h&#x
F4;n" lịch sử Anh - EU: nguy&#x
EA;n nh&#x
E2;n, hậu quả v&#x
E0; hệ lụy?

Ng&#x
E0; dấu mốc quan trọng trong lịch sử, khi nước Anh v&#x
E0; Li&#x
EA;n minh ch&#x
E2;u &#x
C2;u đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc Anh rời khỏi Li&#x
EA;n minh ch&#x
E2;u &#x
C2;u. Thỏa thuận đạt được sau 2 năm đ&#x
E0;m ph&#x
E1;n căng thẳng giữa Anh v&#x
E0; Li&#x
EA;n minh ch&#x
E2;u &#x
C2;u. D&#x
F9; vẫn c&#x
F2;n nhiều r&#x
E0;o cản cho tới khi 2 b&#x
EA;n đạt được thỏa thuận cuối c&#x
F9;ng nhưng đ&#x
E2;y được xem l&#x
E0; t&#x
ED;n hiệu t&#x
ED;ch cực để c&#x
E1;c b&#x
EA;n tiếp tục c&#x
F3; những động th&#x
E1;i tiếp theo.


Bài viết phân tích khái quát nguyên nhân, nội dung các vấn đề trong đàm phán Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, xây dựng các kịch bản cũng như dự báo về những hệ lụy có thể xảy ra khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.

Vì sao người Anh ủng hộ rời bỏ Liên minh châu Âu?

Anh đề xuất tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) Brexit sau 45 năm chung sống (1973-2018). Đây là lời chia tay chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của EU. Trong suốt 60 năm hình thành và phát triển (1957 - 2017), EU chỉ kết nạp thành viên mới và chưa từng chứng kiến cuộc “ly hôn” nào. Báo Điện tử Vox (Mỹ) phân tích, Anh rời khỏi EU bởi 5 lý do căn bản sau:

Một là, EU đe dọa chủ quyền của Anh: Đây là lập luận phổ biến nhất trong số những người có trí thức ở Anh, nổi bật nhất là 2 chính trị gia Đảng Bảo thủ Thị trưởng London Boris Johnson và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove. Trong vài thập kỷ qua, một loạt hiệp ước EU bị xem là đã chuyển lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU ở Brussels (Bỉ). Nhiều quy định của EU như về cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền và luật sáng chế đã lấn át luật của các quốc gia thành viên.



Những người phản đối EU cho rằng, cơ quan hành pháp của EU là Ủy ban châu Âu (EC), không đại diện trực tiếp cho các cử tri ở Anh hay ở các nước thành viên khác. Các nhà lãnh đạo Anh có một số ảnh hưởng trong việc lựa chọn các thành viên của EC 5 năm một lần. Tuy nhiên, không ai trong số các thành viên của EC có trách nhiệm với Chính phủ Anh hoặc đại diện cho người Anh tại Nghị viện châu Âu.

Hai là, Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”: Những người phản đối EU như ông Johnson cho rằng, các quy định của EU ngày càng ngặt nghèo, chặt chẽ, thậm chí là khó khả thi và gây phản cảm khi thực thi. Ví dụ như, không được tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay hay những hạn chế về công suất của máy hút bụi... “Những quy định của EU khiến nền kinh tế Anh bị mất tới 600 triệu bảng Anh (khoảng 880 triệu USD) mỗi tuần”, ông Gove lập luận.

Ba là, đồng Euro là một thảm họa: Kể từ khi Anh gia nhập EU vào năm 1973, đã có một nhóm người có tư tưởng chống lại EU. Tuy nhiên, gần đây, số người có tư tưởng chống lại EU tăng mạnh. Đầu tháng 6/2018, nhà kinh tế Andrew Lilicon cho rằng, hiện có gần 130 nghị sĩ Đảng Bảo thủ tuyên bố muốn rời khỏi EU. Cách đây 10 năm, khó có thể tìm thấy hơn 20 người ủng hộ rời EU, trong thời điểm này tại sao người Anh lại quyết liệt ủng hộ Brexit như vậy? Câu trả lời có nhiều nhưng tựu chung là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã làm suy yếu nền kinh tế thế giới, trong đó, các nước áp dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng Euro) bị ảnh hưởng nhiều hơn cả; Tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 20% ở nhiều nước như Hy Lạp và Tây Ban Nha.

Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công khổng lồ và đã tác động đến nền kinh tế và đời sống của người dân Anh. Hơn 7 năm sau khi cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát, Tây Ban Nha và Hy Lạp đang lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất, tỷ lệ thất nghiệp trên 20%. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, đồng Euro là thủ phạm chính gây ra tình trạng trên. Một lý do xác đáng nữa là nước Anh không sử dụng đồng Euro, vì vậy, có rất ít nguy cơ đồng Euro ảnh hưởng được trực tiếp đến nền kinh tế Anh.

Bốn là, người nhập cư vào sinh sống ở EU tác động tiêu cực đến nước Anh: EU có quy định cho phép công dân các nước di chuyển tự do giữa các nước thuộc EU. Khu vực đồng tiền chung châu Âu gặp khó khăn về kinh tế, công nhân từ các nước EU khác như: Ireland, Italia và Lithuania đã đổ về nước Anh tìm việc làm. Những người ủng hộ Anh rời EU khẳng định, những người nhập cư đến nước Anh đã làm giảm việc làm, tiền lương của người dân địa phương, thậm chí là đã đặt gánh nặng lên các dịch vụ công của nước này.

Năm là, EU yêu cầu đóng góp hàng năm: EU không được thu thuế trực tiếp nhưng liên minh này yêu cầu hàng năm các nước thành viên đóng góp một khoản tiền cho ngân sách trung ương của EU. Hiện tại, Anh đóng góp khoảng 13 tỷ bảng Anh (bằng khoảng 19 tỷ USD) mỗi năm, tương đương khoảng 300 USD/người/năm. Mặc dù, phần lớn số tiền này được chi tiêu cho các dịch vụ ở Anh nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn nước Anh giữ lại tiền ở nước mình và Quốc hội Anh là bên quyết định cách thức chi tiêu số tiền đó, thay vì EU.

*

Brexit gây chia rẽ sâu sắc nước Anh và khó khăn trong tương lai của EU

Brexit gây chia rẽ sâu sắc nước Anh

Điều này hoàn toàn có cơ sở khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6/2016 cho thấy, 52% dân số Anh tán thành Brexit, 48% dân số phản đối. Điều này phản ánh xã hội Anh đang bị chia rẽ mạnh mẽ đối với việc ở lại hay rời khỏi EU.

Brexit đã chia rẽ đất nước Anh ở khắp các giai tầng xã hội, ở mọi vùng miền, ở cả Chính phủ và Quốc hội Anh. Trong khi, Thượng viện Anh đồng ý Brexit, thì Hạ viện Anh lại có nhiều ý kiến phản đối Brexit. Tầng lớp trẻ tuổi phản đối Brexit, bởi họ muốn nước Anh đẩy mạnh hội nhập vào EU, điều đó sẽ tạo cơ hội cho họ làm việc, phát triển. Còn người già lại muốn Brexit, vì họ e sợ nước Anh phải đóng góp nghĩa vụ lớn hơn cho EU. Các vùng Scotland, Bắc Ailen muốn trưng cầu dân ý để được rời khỏi Liên hiệp Anh và Bắc Ailen. Bởi vì, theo họ tham gia EU sẽ thu được nhiều lợi ích hơn, so với nằm trong sự kiềm tỏa của nước Anh.

Những khó khăn trong tương lai của EU

Hiện nay, EU đang rơi vào cuộc khủng hoảng mô hình liên kết và hội nhập sâu sắc. Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu (2009), do hệ lụy từ cuộc khủng hoảng nợ công của các nước như: Hy Lạp, Ai Len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia… gây ra. Tiếp đến là cuộc khủng hoảng khủng bố do lực lượng Hồi giáo cực đoan IS (2015 – 2017) gây ra ở rất nhiều nước tại châu Âu như: Pháp, Bỉ, Đức, Anh, Tây Ban Nha… Các cuộc khủng hoảng nhập cư với hàng triệu người từ châu Phi – Trung Đông vượt biên trái phép qua đường biển, đường bộ đổ vào các nước: Đức, Pháp, Italia, Anh, Hy Lạp…

*

Tiến trình đàm phán Brexit và những vấn đề đặt ra

Tiến trình đàm phán

Trong quá trình đàm phán, nhiều nội dung được đưa ra tranh luận, cụ thể như:

- Vấn đề xác định biên giới cứng hoặc mềm ở Bắc Ailen. Tiếp đến là việc nước Anh phải đền bù cho EU khoảng từ 50 - 60 tỷ Euro. Đó là các khoản tiền mà nước Anh phải có nghĩa vụ đóng góp hàng năm cho EU, bao gồm tiền thuế, tiền trả lương cho 1 triệu công dân Anh hiện đang sinh sống ở EU…

- Các khung khổ pháp lý, điều khoản, luật pháp, hiệp ước, hiệp định, trách nhiệm nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên sau khi Anh rời khỏi EU, cụ thể là xem xét lại khoảng 12.000 văn bản mà hai bên đã thỏa thuận ký kết.

- Về vấn đề lao động, 3 triệu người EU hiện đang sinh sống, làm việc tại Anh và 1 triệu người Anh ở EU.

- Việc nước Anh có tiếp tục tham gia hay xin ra khỏi thị trường chung châu Âu về Hiệp định thuế quan của EU, những nội dung có liên quan đến thương mại, đầu tư, dịch vụ, tài chính…

Nếu Hạ viện Anh thông qua, coi như nước Anh đã hoàn thành xong thủ tục “ly hôn” Brexit, rút khỏi EU. Còn về phía EU, nghị viện 27 nước thành viên cần phải phê chuẩn, sau đó Nghị viện châu Âu phải bỏ phiếu thông qua. Nếu thuận lợi thì coi như các thủ tục của cả hai bên Anh và EU đã hoàn tất việc Anh chính thức rút khỏi EU.

Những hệ lụy khi Anh rời khỏi EU

- Các hiệu ứng tài chính: Việc bỏ phiếu ủng hộ Anh rời khỏi EU sẽ mở ra một thời kỳ bất định cho nền kinh tế Anh đối với các mối quan hệ với châu Âu trong tương lai. Một sự bất định về mặt tài chính, chính trị và thương mại.

Với kế hoạch đã dự kiến, Ngân hàng Anh Quốc sẵn sàng “bơm 250 tỷ bảng Anh” để dập tắt cơn sốt trên các thị trường. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng có thể vào cuộc khi cơn bão lặng đi, để đảm bảo sự vận hành của hệ thống ngân hàng. Có nhiều khả năng là những cá nhân và tổ chức vay tiền của nước Anh trên các thị trường tài chính sẽ được yêu cầu trả lãi suất cao hơn, để bù đắp cho sự bất định này. Các doanh nghiệp khác ở châu Âu có thể cũng sẽ phải chịu số phận tương tự trong bối cảnh này.

- Gia tăng căng thẳng về chính trị và kinh tế: Những người ủng hộ Anh rời khỏi EU tuyên bố, họ muốn thông qua ngay các luật hạn chế quyền tự do đi lại của người dân và quyền lực của Tòa án Tư pháp châu Âu, đồng thời tiến hành các cuộc đàm phán về tương lai quan hệ thương mại và đầu tư với EU, trước khi bắt đầu các thủ tục rời khỏi EU. Điều mà các nước khác của châu Âu đã từ chối, theo lời của Wolfgang Schäuble, Bộ trưởng Tài chính Đức: “Ở là ở. Đi là đi.” Đủ để khơi dậy những căng thẳng chính trị mạnh mẽ.

- Dấu hiệu biểu lộ một châu Âu đang “hấp hối”: Những cuộc trưng cầu dân ý là kết quả của những cuộc chiến nội bộ trong lòng cánh hữu của nước Anh, giữa một bên là những người theo phái tự do và một bên là những người theo chủ nghĩa dân tộc. Những người theo chủ nghĩa dân tộc này trong chiến dịch vận động đã in ảnh một dòng người liên tục những người di dân Syria, cam kết từ chối không để họ nhập cảnh vào Vương Quốc Anh. Sự kiện Brexit đã đưa phe cực đoan và phân biệt chủng tộc nhất của tầng lớp chính trị vào vị trí quyền lực. Tồi tệ hơn, sự kiện Brexit là sự biểu lộ của một châu Âu đang “hấp hối”, vì sai lầm của các nhà lãnh đạo.

Xem thêm: Thiếu Lâm Tàng Kinh Các Có Ẩn Chưa Bí Mật Tuyệt Học Võ Công Thiếu Lâm?

Triển khai thực hiện một liên minh ngân hàng, thiết lập một chức Bộ trưởng Bộ Tài chính của khu vực đồng Euro, thành lập một thượng nghị viện châu Âu... tất cả những đề xuất mang tính kỹ thuật và thể chế nói trên không xác định được một dự án cho châu Âu. Các nhà lãnh đạo chính trị châu Âu không còn đề xuất, nhằm làm cho châu Âu có sức thu hút, quyến rũ và huy động được các nguồn lực. Họ cũng ngạc nhiên khi phải đối mặt với sự nổi lên của những người theo chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc. Họ là những người phải chịu trách nhiệm và thậm chí sự kiện Brexit dường như không đánh dấu một sự thức tỉnh.

Tài liệu tham khảo: