GTHN - Coi mọi điều tốt đẹp là một món quà và những điều tồi tệ chính là một trải nghiệm, tin rằng tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến như đã hứa.

Bạn đang xem: Sau 40 tuổi học cách “trở về con số 0”

1. Kiểm soát cảm xúc
*

Cuộc sống của người trưởng thành ai cũng vậy, 9 phần 10 phía trước là thử thách, khó khăn. Nào những bộn bề của cuộc sống, nào áp lực công việc nặng nề, những bức xúc và bất lực trong quan hệ giữa con người với nhau… tất cả đều khiến chúng ta kiệt sức. Nhưng khi ngẫm lại, rốt cuộc điều làm chúng ta khó chịu không phải là bản thân vấn đề mà là cảm xúc và trạng thái tinh thần của chúng ta khi gặp vấn đề đó.

Lòng người không nên thay đổi như nước chảy, mà hãy phẳng lặng như nước mặt hồ. Càng trải qua nhiều điều, bạn sẽ càng hiểu ra cuộc đời không bao giờ bật đèn xanh cho mọi nẻo đường, vấp ngã là lẽ thường tình trong hành trình của bất kỳ ai.

Xử lý những việc lớn hay nhỏ hoàn toàn theo cảm xúc là cách tiêu hao lớn nhất của cuộc đời. Học cách buông bỏ cảm xúc và giúp tâm thanh thản, dù cuộc sống có xáo trộn và sóng gió đến đâu, bạn vẫn sẽ có được sự bình lặng từ trong lòng. Khi tâm trạng ổn định, cuộc sống sẽ diễn ra suôn sẻ.

2. Kiểm soát ham muốn

Có một câu hỏi từng nhận được nhiều sự quan tâm rằng: “Tại sao hiện nay đời sống vật chất của chúng ta ngày càng tốt mà chúng ta lại không thấy hạnh phúc hơn?”

Câu trả lời dưới đây rất đáng để suy ngẫm: “Dục vọng của con người là vô tận, có thứ tốt thì muốn thứ tốt hơn, có thứ tốt hơn lại muốn thứ tốt nhất.

Cuộc đời không đắng cay, cay đắng chính là bởi ham muốn quá nhiều. Tâm không mệt mỏi, mệt mỏi chính là bởi chiếm đoạt quá nhiều. Những người thực sự thông minh biết cách hài lòng với chính mình và để cuộc sống trở về đúng bản chất của nó.

Cuộc sống giản dị và tâm hồn cao thượng là trạng thái cao nhất của cuộc sống. Khi còn trẻ, chúng ta thường nghĩ rằng càng có nhiều thứ thì cuộc sống sẽ càng tốt hơn. Tuy nhiên, sau nhiều trải nghiệm, ta dần hiểu ra rằng hạnh phúc thực sự không bao giờ là của cải vật chất mà là sự phong phú từ bên trong mỗi con người.

Hãy học cách “làm trống” trái tim và để những ham muốn của bạn trở về con số 0. Chỉ bằng cách giải phóng thêm không gian, cuộc sống mới có thể tràn ngập hạnh phúc.

3. Đưa thành tích về 0

Nhìn lại chặng đường đã qua, ai cũng từng có lúc kiêu hãnh. Nếu bạn lao về phía trước với vinh quang quá khứ, nó chỉ khiến bước chân bạn thêm nặng mà thôi. Nhớ rằng, thành công của ngày hôm qua chỉ có nghĩa là bản thân của ngày hôm qua đã xuất sắc. Nếu bạn luôn tự mãn vì thành công của ngày hôm qua thì sự tầm thường của ngày mai là kết quả tất yếu.

Có một câu nói trong "Sức mạnh của chủ nghĩa tối giản" rằng: “Hãy xóa bộ nhớ của bạn và đặt lại bản thân về con số 0 vào đúng thời điểm. Chỉ khi đó bạn mới tiếp tục theo đuổi sự xuất sắc và giành được kết quả mới sau khi đã đặt lại mình về 0”.

Chỉ bằng cách về vạch xuất phát và không ngừng cập nhật bản thân, chúng ta mới có thể từ từ củng cố bề dày của cuộc đời mình và mở ra những khung cảnh khác nhau của cuộc sống.

4. Tâm lý bình thản

Mưa có thể nhanh hoặc chậm, con đường có thể bằng phẳng hay gập ghềnh, vạn vật có thể thuận hoặc nghịch. Chúng ta không thể biết khi nào gió thuận chiều, không thể biết điều gì đang chờ ta phía trước. Điều duy nhất chúng ta có thể kiểm soát là tâm lý của chính mình.

Nghịch cảnh là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng nghịch cảnh không phải là toàn bộ cuộc đời chúng ta. Gió sẽ thổi rồi ngưng, mưa sẽ rơi rồi tạnh. Năm tháng bi thương ra sao, bất kể chuyện bạn trải qua thế nào, chỉ cần có thể rũ bỏ sương mù trong lòng, ngày đó cuối cùng bạn sẽ thấy hoa nở dưới ánh mặt trời.

Hãy là một người biết cách “trở về con số 0” và không ngừng khởi động lại. Coi mọi điều tốt đẹp là một món quà và những điều tồi tệ chính là một trải nghiệm, tin rằng tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến như đã hứa.

Dù số phận có ra sao, bạn luôn có thể xử lý mọi thử thách bất ngờ với một thái độ bình tĩnh. Cuộc sống luôn có những thăng trầm, chỉ bằng cách học cách buông bỏ ngày hôm qua, chúng ta mới có thể bắt đầu một ngày mai mới. Chỉ bằng cách cố gắng thiết lập lại mọi thứ về con số 0, cuộc sống mới có thể mở ra những khả năng khác nhau.


Theo Bảo Anh - Phụ nữ thủ đô
https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/nho-to/sau-40-tuoi-cach-song-tot-nhat-la-hoc-cach-tro-ve-con-so-0-c79a24629.html

Nếu dịch Covid-19 không bùng phát, Sen, Hoàng Đức, Thùy Uyên đều không nghĩ họ sẽ chuyển hướng nghề nghiệp, bắt đầu lại từ con số 0.


Đều làm việc trong ngành du lịch ở Sa Pa (Lào Cai), vợ chồng Ma Thị Sen (27 tuổi) lâm vào cảnh thất nghiệp khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Họ không có nguồn thu nhập trong gần 2 năm.

Không thể chờ hết dịch để đi làm lại, vợ chồng Sen quyết định mở homestay nhỏ. Tuy nhiên, trong đợt dịch thứ 4, nơi này phải ngừng hoạt động do không còn khách du lịch và tránh nguy cơ lây lan virus.

Sau đó, chồng Sen xin làm đầu bếp cho nhà hàng được 5 tháng nay. Còn cô chuyển sang lĩnh vực bất động sản từ 2 tháng trước.

“Mình phải vật vã mãi mới tìm được việc. Bắt đầu từ con số 0, mọi thứ khá khó khăn với mình do không có chuyên môn hay thế mạnh gì trong nghề mới. Thế nhưng, mình cố gắng học hỏi, thích ứng vì không biết khi nào du lịch mới phục hồi”, Sen nói với Zing.

*

Đại dịch khiến vợ chồng Sen mất việc và 2 lần phải chuyển hướng sự nghiệp.

Tương tự vợ chồng Sen, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều người phải nghỉ việc nhiều tháng không lương. Một số phải tìm hướng đi mới, khác hẳn so với công việc vẫn gắn bó, vì không thể chờ đợi thêm.

Bấp bênh

Vốn thích không khí náo nhiệt và tổ chức chương trình, party, Hoàng Đức (28 tuổi), quản lý quán bar ở Hà Nội, gắn bó với mảng dịch vụ nightlife khoảng 3 năm nay.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, nơi Đức làm việc nhiều lần phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu từ chính quyền.

Bạn gái Đức là Minh Phương (24 tuổi), quản lý dancer ở quán bar, cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

“Từ Tết năm ngoái đến nay, mình và bạn gái phải nghỉ gần một năm rồi. Sau đợt dịch thứ 2, chúng mình quyết định thuê mặt bằng, mở quán bánh mì để kiếm thêm sinh hoạt phí hàng ngày vì thấy dịch còn dai dẳng. Điều này hoàn toàn nằm ngoài dự tính của hai đứa”, Đức chia sẻ.

Trước đó, khi phải tạm nghỉ vì dịch, Đức kinh doanh online nhưng thấy không ổn vì ít khách và việc ship hàng gặp nhiều khó khăn.

Khi mới mở quán bánh mì, Đức và Phương thuê nhân viên phụ giúp. Lượng khách ban đầu khá ổn định, chủ yếu là sinh viên.

Tuy nhiên, đợt dịch thứ 4 bùng phát khiến sinh viên chuyển sang học online và về quê. Cửa hàng của đôi trẻ mất đi lượng lớn khách hàng.

“Sau đợt giãn cách xã hội, chúng mình không thuê nhân viên nữa mà tự làm mọi thứ để tiết kiệm chi phí. Hai đứa cố gắng duy trì để có đồng ra đồng vào”, Đức nói.

*

Minh Phương và Hoàng Đức mở cửa hàng kinh doanh riêng khi công việc chính bị ảnh hưởng vì dịch bệnh.

Về công việc ở quán bar, Đức và nhiều đồng nghiệp vẫn mòn mỏi chờ thông báo được mở cửa trở lại. Nhiều người phải về quê sống nhờ bố mẹ hoặc chuyển sang làm nhân viên kinh doanh, môi giới bất động sản, bán xe máy cũ.

“Trong dịch, mình nhận thấy ngành nightlife bấp bênh, không có gì chắc chắn. Hôm nay được mở cửa nhưng có khi mai phải đóng rồi. Bởi vậy, mình luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi tình huống. Khi dịch kết thúc, mình vẫn quay lại làm quản lý bar vì đó là công việc bản thân yêu thích. Quán bánh mì mình vẫn duy trì để kiếm thêm thu nhập”, Đức nói.

Giống như Đức, Minh Phương cũng mong dịch sớm qua đi để trở lại với cuộc sống sôi động và công việc bận rộn trước kia.

Dịch đẩy nhanh kế hoạch

Tháng 6/2020, Thùy Uyên (29 tuổi) xin nghỉ việc, rời TP.HCM lên Đà Lạt trong sự ngỡ ngàng của mọi người xung quanh. Khi đó, cô là nhân viên tập đoàn về công nghệ thông tin của Singapore với mức lương khá.

Trước đó, trong lần về quê tránh dịch, không chỉ vì vấn đề sức khỏe, Uyên tự hỏi bản thân rằng “Sẽ thế nào nếu đại dịch thực sự tấn công Sài Gòn trong khi cuộc sống của mình ở đây đang phụ thuộc rất nhiều thứ?” và “Mục đích lao đầu vào kiếm tiền của mình là gì?”.

Bên cạnh đó, từ lâu, Uyên ấp ủ về cuộc sống an yên bên vườn tược nên bắt đầu suy tính đến chuyện thay đổi môi trường sống.

Lên thành phố sương mù với số tiền tiết kiệm không nhiều, Uyên bắt đầu xây dựng căn nhà đầu tiên sau nửa năm trải qua vài biến cố, phải bỏ dở và sang lại 2 căn khác.

“Để hoàn thành căn nhà, mình đã trải qua những chuyện bản thân chưa từng làm và không bao giờ nghĩ có thể làm được. Đó là bào gỗ ngày qua ngày, một mình ngủ lại canh công trình suốt 3 tháng mà xung quanh toàn là cây cối và căn villa sát bên ít khi mở cửa, rồi cuốc đất làm cỏ trồng thảo mộc, ươm hạt giống… chỉ để tiết kiệm tối đa chi phí. Có những đêm bị đau, ở một mình vừa sợ, vừa tủi, nghĩ lại những ngày tháng đi làm, ăn ngon mặc đẹp ở Sài Gòn mà khóc, nhưng rồi lại động viên bản thân cố gắng”, Uyên nhớ lại.

Khi căn nhà dần thành hình và dịch ập tới, bạn trai Uyên là Hải Nam (32 tuổi), kỹ sư lập trình cho công ty trụ sở ở Australia, chuyển sang “work from home” nên lên Đà Lạt đoàn tụ với bạn gái. Trong khi đó, Uyên vẫn duy trì công việc online dựa trên công việc từng làm ở TP.HCM.

*

Hải Nam và Thùy Uyên xây dựng căn nhà mơ ước trong đợt dịch kéo dài.

Uyên và Nam quyết định tự tay làm tất cả vật dụng trong nhà có thể như bàn, giường, kệ sách, kệ bếp, khu làm đồ handmade.

Đầu tháng 11, căn nhà gỗ của đôi trẻ đi vào hoàn thiện. Ngoài không gian sống, họ phân thêm các phòng để mở homestay.

“Hiện homestay của chúng mình bắt đầu nhận khách nhưng vì dịch vẫn phức tạp nên chỉ hoạt động 50% công suất và luôn trong tâm thế thực hiện 5K để đảm bảo an toàn cho mọi người”, cô nói.

Theo lời Uyên, khi lập nghiệp trong dịch, cô và bạn trai đối diện nhiều khó khăn từ chi phí xây dựng, vận hành và duy trì đến tâm lý khi dịch kéo dài, thủ tục khi đón khách. Tuy nhiên, họ có nhiều thời gian hơn để chăm chút không gian sống và chỉn chu homestay.

“Nếu Covid-19 không xuất hiện, mình nghĩ bản thân vẫn sẽ chọn rời thành phố để thực hiện ước mơ ấp ủ. Nhưng dịch giúp thúc đẩy suy nghĩ và hành động của mình nhanh hơn”, Uyên nói.

Xem thêm: Top 20 font tiếng việt đẹp cho website và cách sử dụng, các font chữ dùng cho website và cách sử dụng

Uyên và Nam dự định dành 3 năm tới để trải nghiệm và tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống ở Đà Lạt. Nếu cảm thấy phù hợp, hai người sẽ chọn miếng đất ở ngoại ô để gắn bó và phát triển mô hình hướng đến sự thảnh thơi và tự chữa lành.