Cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp, đơn giản nhưng lại thể hiện rõ nội dung muốn biểu đạt là mong muốn của hầu hết các bạn học, sinh viên, thậm chí là những bạn đi làm. Vẽ sơ đồ tư duy là phương pháp ghi chú sáng tạo, ghi nhớ hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết cách thể hiện nội dung bằng cách này.

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy độc đáo

Cùng M5s News tìm hiểu cách vẽ độc đáo, ai cũng thực hiện được ngay bên dưới nhé.

*


Mục lục

2. Các cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp phổ biến hiện nay3. Hướng dẫn 3 cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản, sáng tạo5. Cách vẽ sơ đồ tư duy các môn học lớp 6, 7, 9 độc đáo6.Top 4 phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí, nhanh chóng

1. Khái niệm sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy hay còn được gọi là bản đồ tư duy (tiếng anh là Mindmap) được sử dụng nhằm ghi chép một cách nhanh chóng. Tận dụng khả năng nghe, nghìn và xử lý thông tin để hệ thống những thông tin chính, quan trọng. Việc sử dụng mindmap trong quá trình học tập nó sẽ giúp bạn ghi nhớ và hiểu bài một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều so với những cách thông thường. Còn trong công việc, phương pháp này được xem là một công cụ giúp phân tích, thống kê vấn đề nhằm mang lại hiểu hảo, tránh sự sai sót.

*

Ưu điểm:

Giúp bạn nắm bắt, xâu chuỗi, liên kết những vấn đề lại với nhau.Trước đây, việc vẽ các loại sơ đồ dạng tư duy gần như chỉ sử dụng đối với những bạn học sinh nhằm giúp hiểu bài, nhớ bài. Tuy nhiên hiện nay phương pháp đã được ứng dụng vô cùng rộng rãi trên mọi lĩnh vực, mọi đối tượng.Thay vì phải sử dụng những câu văn hay thậm chí một đoạn văn để mô tả vấn đề thì với loại sơ đồ này bạn chỉ cần sử dụng những loại hình ảnh, từ khoá và đường nối để thể hiện mối liên quan giữa các thông tin, đối tượng, sự việc.Một chiếc sơ đồ tư duy đẹp, sáng tạo sẽ giúp bạn nhìn được tổng thể về vấn đề, sự vật, sự việc được mô tả. Từ đó sẽ giải quyết, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, bên cạnh đó còn giúp bạn phát triển khả năng tư duy của não bộ.Trong quá trình vẽ các loại sơ đồ tư duy cũng sẽ kích thích sự sáng tạo cũng như tư duy logic và đẩy mạnh khả năng ghi nhớ, hệ thống các dữ liệu.Theo các chuyên gia trong ngành giáo dục thì đây là một phương pháp, công cụ mang lại hiệu quả vô cùng cao. Dù là người sử dụng là cá nhân hay một nhóm người thì công

2. Các cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp phổ biến hiện nay

Một chiếc sơ đồ tư duy bao gồm có một chủ đề chính và những nhánh nhỏ tương ứng với những nội dung quan trọng của chủ đề chính. Bên cạnh đó sẽ có những từ khoá, hình ảnh minh hoạ, sự liên kết. Những yếu tố này bạn có thể vẽ chúng với nhiều cách khác nhau. Cùng tham khảo những cách vẽ sơ đồ tư duy sáng tạo, đẹp ngay dưới đây nhé.

2.1Vẽ sơ đồ tư duy bằng tay

*

Đây có lẽ là cách vẽ được nhiều người lựa chọn nhất bởi không cần phải quá đầu tư về các trang thiết bị, dụng cụ. Bạn chỉ cần sử dụng một tờ giấy có kích thước lớn chẳng hạn như tờ giấy A4 và những chiếc bút. Nếu là bút màu thì càng tốt bởi nó sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt những nội dung trong mindmap.

Ưu điểm của phương pháp này chính là bạn hoàn toàn có thể làm theo những gì mình muốn. Chẳng hạn như, cấu trúc, màu vẽ, nét đậm nhạt, thông tin thể hiện, hình một cái cây, những con vật đáng yêu,... miễn là chúng sẽ mang lại hiệu quả cho bạn.

2.2 Vẽ sơ đồ tư duy trên thiết bị máy tính

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến đối với những bạn sinh viên hoặc người đã đi làm. Bởi họ biết sử dụng những công cụ, phần phềm để vẽ mà không cần mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ về cấu trúc hay lo lắng vì không có hoa tay. Trong cách này, bạn có thể sử dụng những công cụ như word, powerpoint hay canva để thiết kế chúng.

Ưu điểm của cách vẽ này chính là bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian, thoải mái lựa chọn mẫu sơ đồ mà bạn ưng ý, trình bày sạch đẹp. Nếu lỡ sai cũng rất dễ dàng chỉnh sửa. Tuy nhiên đối với những ai không biết quá nhiều chức năng, thao tác trên máy tính thì sẽ rất khó để hoàn thành chúng.

*

3. Hướng dẫn 3 cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản, sáng tạo

Để hiểu rõ hơn các bước để tạo ra một chiếc mindmap đẹp, sáng tạo và đương nhiên là phải đầy đủ nội dung thì hãy thử làm theo hướng dẫn bên dưới đây nhé.

3.1 Cách vẽ bảnđồ tư duy bằng tay đẹp, đơn giản

Nếu là các bạn học sinh, khi sử dụng cách vẽ này thì hoàn toàn có thể thoải mái tự do sáng tạo. Đó có thể là một chiếc sơ đồ tư duy có hình dạng một cái cây, một con sông, một đám mây,... Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những hình dạng, con vật hay bất cứ thứ gì mà bạn thích để hoàn thiện sơ đồ. Đối với một chiếc sơ đồ tự tay mình vẽ nên, chắc chắn sẽ giúp bạn tư duy, hiểu bài một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vậy hãy cùng tìm hiểu các bước để vẽ một chiếc mindmap bằng tay nhé.

Bước 1: Tóm tắt nội dung, xác định những từ khoá chính.Bước 2: Xác định chủ đề chính: Thường được vẽ to, đậm, nổi bật, đặt ở vị trí trung tâm.Bước 3: Vẽ các nhánh phát triển: Tiếp theo hãy xác định các ý lớn quan trọng, liên quan đến chủ đề chính. Sau đó sẽ vẽ những chiếc nhánh chính, những nhánh này thường có độ lớn vừa phải, không có quá nhiều. Cũng như những chiếc cây chỉ có duy nhất một thân lớn và những cành lớn được mọc ra.Bước 4: Vẽ các nhánh nhỏ. Những cành cây lớn sẽ có những cành cây nhỏ mọc xum xuê. Sau khi đã triển khai được ý chính, từ những ý chính này sẽ liệu kê ra ý phụ liên quan khác. Giữa ý chính và ý phụ phải có sự liên quan với nhau và với chủ đề chính ban đầu.Bước 5: Tiếp tục vẽ các nhánh tiếp theo. Lưu ý, giữa các ý phải có sự khác nhau trong cách trình bày. Chẳng hạn như ý 1 bạn sử dụng cây bút màu đỏ, thì ý 2 sẽ sử dụng cây bút màu xanh. Hoặc các nhánh chính có màu đen thì các nhánh phụ sẽ có màu vàng,... Như vậy khi nhìn vào tổng thể, bảnđồ tư duy sẽ được thể hiện một cách rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu hơn rất nhiều.Bước 6: Sau khi đã hoàn thành xong các ý, thông tin trong mindmap tiến hành chỉnh sửa lại lần cuối sao cho trông thật đẹp mắt. Có thể sử dụng những loại màu sắc hay hình ảnh minh hoạ, hoặc các ký hiệu riêng để sơ đồ trông sinh động hơn miễn sao bạn nhìn vào hiểu được nội dung là được.

Dựa theo nguyên tắc này thì bạn có thể vẽ bất kỳ bảnđồ tư duy nào, chủ đề nào dù là về gia đình, cách đọc sách hay các môn học khác.

*

3.2 Cách vẽ sơ đồ tư duy trên Powerpoint, Word, Excel (có video)

Nếu bạn có những thiết bị thông minh như máy tính thì việc vẽ bảnđồ tư duy sẽ không còn phải mất quá nhiều thời gian. Việc sử dụng các mẫu có sẵn sẽ giúp mindmap của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, nội dung được thể hiện rõ ràng hơn. Tuy nhiên nếu không biết quá nhiều thao tác thì sơ đồ của bạn sẽ khá khô khan.

Point đẹp, nhanh, dễ thao tác

Các bước thực hiện chi tiết:

Bước 1: Chọn cáchvẽ phù hợp với bạnqua 2 cách bên dưới

Cách 1:

Mở Powerpoint → Chọn một slide trống → Chọn Insert → Chọn Smart
Art -> Chọn kiểu và nhấn OK

Sau khi hoàn thành các bước trên, powerpoint sẽ hiển thị ra một list các dạng sơ đồ khác nhau để bạn thoải mái lựa chọn.

Ưu điểm của cách này chính là bạn không phải mất quá nhiều thời gian để thiết kế, lựa chọn được hiệu ứng, kiểu hiển thị của sơ đồ trông bắt mắt. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp cho những nội dung ngắn, ít. Còn nếu bạn muốn thỏa sức tạo ra một chiếc mindmap theo ý mình thì hãy tham khảo cách tiếp theo nhé.

*

Cách 2:

Mở Powerpoint → Chọn một slide trống → Chọn Insert → Chọn Shapes.

Lúc này powerpoint sẽ hiển thị những hình như hình tròn, hình vuông, hình ngôi sao, mũi tên, ... rất nhiều hình dạng vô cùng hữu ích để tạo một chiếc sơ đồ đẹp mắt.

*

Ở cách này, bạn có thể thoải mái viết chữ vào trong các hình vuông, hình tròn mình vừa tạo. Các bước vẽ shape cũng vô cùng đơn giản, cụ thể:

Chọn Shapes → Chọn kiểu hình bạn muốn → Kéo thả chuột để vẽ hình với kích thước phù hợp (bạn có thể trang trí màu sắc cho các hình để thêm phần đa dạng).Bên cạnh đó, nếu bạn muốn việc điều chỉnh kích thước, kiểu dáng của chữ cần chèn được linh động hơn, bạn có thể tạo thêm 1 text box riêng bằng cách, Chọn Insert → Chọn Shapes → Chọn Text box → Kéo thả chuột để tạo khung và điền nội dung cần chèn.

Bước 2: Sau khi đã lựa chọn được cách để vẽ sơ đồ tư duy trên powerpoint thì bạn cũng cần phải xác định chủ đề chính, các nhánh lớn, nhánh nhỏ như cách vẽ bằng tay. Sau đó điền nội dung vào các ô tương ứng.

Ưu điểm của cách này là bạn hoàn toàn có thể thiết kế sơ đồ theo ý muốn của mình, điều chỉnh được nhiều cách hiển thị khác nhau. Tuy nhiên lại nhất thời gian hoặc phân vân giữa các hình dạng. Nhưng đây có lẽ là cách vẽ tuyệt vời nhất trên powerpoint.

*

Lưu ý: Không có sự khác biệt giữa các ứng dụng của Microsoft vậy nên cách vẽ sơ đồ tư duy giữa powerpoint, word, excel hầu như gần giống nhau. Sự khác nhau duy nhất ở đây có lẽ chỉ là những cái tên của từng ứng dụng, còn lại thì thao tác hoàn toàn như nhau. Nếu bạn muốn vẽmindmap trên word và excel có thể thược hiện các bước mình đã hướng dẫn bên trên nhé.

3.3 Cách vẽ mindmap độc đáo trên phần mềm Canva (có video)

Canva là một ứng dụng hữu ích giúp bạn thỏa sức sáng tạo, đưa ra những ý tưởng thiết kế để vẽ bản đồ tư duy độc đáo, nhanh chóng và hiệu quả.

Các bước thực hiện chi tiết:

Bước 3: Chọn “Mẫu” để hiện ra những bản mẫu và lựa chọn mẫu phù hợp.Bước 4: Chỉnh sửa, lựa chọn màu sắc, kiểu chữ,... theo ý bạn để sơ đồ trở nên đẹp mắt hơn.Bước 5: Lưu lại và chia sẻ.

*

Ở cách vẽ sơ đồ tư duy này bạn sẽ được sử dụng những hình ảnh động hay những hiệu ứng vô cùng tuyệt vời để tăng sự sáng tạo và độc đáo cho chiếc mindmap của bạn. Đặc biệt nếu trong quá trình làm bạn lỡ tay bấm tắt hoặc gặp tình trạng mất điện, mất kết nối thì cũng không phải lo mất dữ liệu. Vì ứng dụng sẽ tự động lưu lại từng giai đoạn trong quá trình bạn làm.

Nếu bạn vẽ bản đồ tư duy cùng với một nhóm bạn của bạn thì đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất. Bởi chỉ cần sau khi đã chọn được mẫu ưng ý, bạn chỉ cần chia sẻ đường link, quyền truy cập cho tất cả mọi người còn lại trong nhóm thì bất kỳ ai đều có thể vào để thao tác trên file cùng một lúc.

*

4. 5 sai lầm dễ mắc phải khi vẽ sơ đồ tư duy sáng tạo(nên biết)

- Nó phải thật đẹp, thật sáng tạo

Mục đích chính sau cùng khi vẽ bảnđồ tư duy đó chính là giúp bạn thống kê được những dữ liệu, nội dung quan trọng nhất từ đó giúp bạn hiểu được bài, vấn đề và ghi nhớ chúng một cách nhanh chóng hơn. Chứ hoàn toàn không phải để trưng bày hay làm một mục đích khác.

Nếu bạn là một người có hoa tay thì sẽ dễ dàng trong việc làm ra một chiếc mindmap trong thật đẹp mắt và sáng tạo. Tuy nhiên nếu bạn không có thì cũng chỉ cần trú tâm vào nội dung và chỉ cần thể hiện sao cho bạn nhìn vào có thể hiểu, ghi nhớ một cách nhanh nhất là được mà không cần quá cầu kỳ đâu nhé.

- Chỉ có 1 cách vẽ sơ đồ tư duy

Thường mọi người sẽ nghĩ rằng chỉ có thể vẽ sơ đồ theo dạng một chủ đề chính sau đó phát sinh ra những ý nhỏ giống như hình một cái cây, hình đám mây,... Tuy nhiên bạn có thể vẽ chúng với nhiều dạng khác nhau chẳng hạn như biểu thị một mối quan hệ. Miễn sao những nội dung, hình ảnh của bạn có sự liên kết với nhau đều sẽ được gọi là sơ đồ tư duy. Bạn hãy thỏa sức sáng tạo và vẽ chúng, điều này sẽ giúp ích nhiều cho sự tư duy của não bộ thay vì những lối mòn cũ trước đây.

*

- Sơ đồ phải thật đầy đủ

Sơ đồ là một dạng thể hiện nội dung một cách ngắn gọn những nội dung chính giúp bạn dễ nắm bắt và hiểu chúng nhanh chóng hơn. Chính vì vậy nếu bạn muốn sơ đồ phải có đầy đủ nội dung và hoàn hảo về mặt hình thức thì điều này là không thể. Nếu bạn cho hết toàn bộ nội dung vào bên trong sơ đồ thì nó không còn được gọi là bảnđồ tư duy nữa rồi.

- Trình bày rườm rà, khó hiểu

Bạn nghĩ sao nếu sau khi đã hoàn thiện chiếc mindmap nhưng khi nhìn lại bạn phải suy ngẫm một hồi lâu mới hiểu là ở phần này mình đang muốn thể hiện điều gì. Hay trong trường hợp một người khác muốn dùng sơ đồ của bạn để đọc, tham khảo nhưng họ cũng không hiểu gì. Lúc này sơ đồ tư duy nó đã không còn tác dụng gì nữa rồi. Hãy thử vẽ đơn giản lại, không cần phải quá phức tạp, cầu kỳ. Miễn sao bạn hiểu, người khác cũng hiểu vậy là thành công rồi.

- Mất quá nhiều thời gian

Nhiều người nghĩ rằng, những cách vẽ mindmap chỉ làm họ tốn thêm nhiều thời gian mà thôi. Suy đoán này cũng đúng, nhưng chỉ đúng trong trường hợp bạn dành quá thời gian gian để chăm chút về hình thức mà không quan tâm tới nội dung được thể hiện. Chính vì vậy sau khi bạn đã vẽ xong nhưng vì nội dung không đạt yêu cầu nên không giúp ích được cho bạn. Chỉ lúc đó bạn mới thấy việc này rất tốn thời gian.

5. Cách vẽ sơ đồ tư duy các môn học lớp 6, 7, 9 độc đáo

5.1 Cách vẽ mindmap các môn họclớp 6

Môn tin học lớp 6

- Đề bài: Em hãy cùng các bạn thảo luận về cách tạo ra một chiếc bảnđồ tư duy có nội dung về cuốn sổ lưu niệm lớp em.

- Đáp án:

Lựa chọn chủ đề chính là: Sổ lưu niệm lớp 6A, nhánh phụ là: thành viên, thầy cô, cảm nghĩ,... (những thành phần bạn mong muốn)Thành viên: Họ tên, giới tính, ngày sinh,... (sử dụng hình ảnh để tăng thêm sự sáng tạo, sinh động nếu có thể).Thầy cô: Cô dạy văn, thầy dạy toán, cô dạy âm nhạc,...Cảm nghĩ: Về các bạn trong lớp, về thầy cô, các môn học,...

*

Môn ngữ văn lớp 6

- Trong trường hợp bạn sử dụng mindmap để ôn tập lại toàn bộ những tác phẩm văn học thì hãy vẽ theo cách sau:

Chủ đề chính: Ôn tập ngữ văn lớp 6Nhánh phụ (cấp 1): Các tác phẩm cần ôn: Thánh Gióng, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Bánh chưng bánh giầy,...Triển khai nhánh phụ ( nhánh phụ cấp 2, 3): Tác giả, năm sáng tác, nội dung chính, ý nghĩa, nghệ thuật của các tác phẩm.

- Trong trường hợp tạo sơ đồ tư duy cho một tác phẩm văn học cụ thể, hãy thử vẽ theo cách sau:

Chủ đề chính: Tên tác phẩm (Thánh Gióng)Các nhánh phụ (cấp 1): Dựa vào những nội dung chính của bài (Sự ra đời kỳ lạ, quá trình trưởng thành, Gióng đòi đi đánh giặc, quá trình đánh giặc)Các nhánh phụ (cấp 2,3): Mô tả những sự kiện chính, nổi bật ( Mẹ Gióng mang thai từ vết chân to, mang thai 12 tháng, 3 tuổi chưa biết nói,...)

*

5.2 Cách vẽ sơ đồ tư duy các môn học lớp 7

Môn địa lý lớp 7 bài Châu Phi

Chủ đề chính: Thiên nhiên Châu Phi
Các nhánh phụ (cấp 1): Vị trí địa lý, địa hình, khoáng sản, khí hậu, các khu vực,... (những ý bạn cho là quan trọng)Các nhánh phụ (cấp 2, 3): Liệt kê các thông tin chính của các nhánh phụ cấp 1 (Vị trí địa lý → Nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, châu lục lớn thứ 3 trên thế giới,...), (Địa hình → Đơn giản, chủ yếu là sơn nguyên xen bồn địa thấp, ít núi cao và đồng bằng thấp), (Khoáng sản → Phong phú: Vàng, kim cương, sắt, khí đốt,...)

Môn công nghệ lớp 7

Chủ đề chính: Chăn nuôi thuỷ sản
Các nhánh phụ (cấp 1): Giống vật nuôi, thức ăn và dinh dưỡng, môi trường sống của vật nuôi, phòng chống bệnh cho vật nuôi.Các nhánh phụ (cấp 2,3): Phát triển các ý của nhánh phụ (Giống vật nuôi → Chọn lọc, nhân giống,...), (Thức ăn và chất dinh dưỡng → nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, sản xuất thức ăn,...)

5.3 Vẽ sơ đồ tư duy môn ngữ văn lớp 9

Ví dụ về vẽ bảnđồ tư duy Phong Cách Hồ Chí Minh

Chủ đề chính: Phong cách Hồ Chí Minh
Nhánh phụ (cấp 1): Tìm hiểu chung, đọc hiểu văn bản
Nhánh phụ (cấp 2,3): Phát triển ý của nhánh phụ cấp 1 (Tìm hiểu chung → Tác giả → Quê quán, Tác phẩm → Thể loại, xuất xứ, bố cục, nội dung, nghệ thuật,...)

Tương tự những cách trên, bạn có thể ứng dụng chúng để tạo ra những sơ đồ mindmap theo các môn học ngữ văn, lịch sử, địa lý, toán học,... khác nhau. Dù bạn đang học lớp 8, lớp 9 hay lớp 10 thì đều có thể áp dụng những quy tắc trên để biết cách vẽ sơ đồ tư duy sao cho phù hợp. Không cần phải vẽ giống y chang các bài mẫu, hãy vẽ theo cách mà bạn muốn và thể hiện những nội dung bạn cho là cần thiết, quan trọng.

6.Top 4 phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí, nhanh chóng

6.1 Edraw Mind Map (Wondershare Mind
Master)

Đây là phần mềm vô cùng hữu ích khi có hàng nghìn mẫu sơ đồ tư duy vô cùng độc đáo và sáng tạo, thỏa sức cho bạn lựa chọn mẫu phù hợp nhất. Không những vậy, Edraw Mind Map còn có nhiều tính năng hữu ích hỗ trợ quá trình tạo sơ đồ tư duy.

Ưu điểm:

Sử dụng đa nền tảng: điện thoại, máy tính, web
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
Tốc độ xử lý nhanh
Nhiều mẫu, chủ đề có sẵn
Tích hợp các ứng dụng của Microsoft Office
Xuất dữ liệu ở nhiều định dạng khác nhau

*

6.2Ayoa (Imindmap)

Ayoa là sự kết hợp giữa imindmap và công cụ vẽ sơ đồ tư duy, được nhiều người lựa chọn với những tính năng quản lý tác vụ. Ứng dụng này không chỉ sử dụng để vẽ sơ đồ mà còn giúp bạn có thể dựa vào đó để theo dõi, phân công nhiệm vụ.

Ưu điểm:

Đa dạng nền tảng
Mindmap được thể hiện chi tiết, rõ ràng
Giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng
Tính năng quản lý công việc
Cho phép làm việc cùng nhau (làm việc nhóm)

6.3Draw.io

Với công cụ này thì bạn hoàn toàn có thể thỏa sức để tạo ra một chiếc mindmap do chính bạn sáng tạo nên. Phần mềm có giao diện khá đơn giản, các tính năng, công cụ hỗ trợ đều gần giống như word, excel hay powerpoint. Chính vì vậy bạn không cần phải biết quá nhiều kỹ năng mới có thể sử dụng chúng.

Ưu điểm:

Sử dụng trên đa dạng nền tảng
Thư viện ký tự, mẫu sơ đồ đa dạng
Đầy đủ các tính năng chỉnh sửa văn bản
Cho phép tải sơ đồ lên những trang lưu trữ trực tuyến.

*

6.4The
Brain

Nếu bạn muốn học cách vẽ sơ đồ tư duy nhằm thống kê những kiến thức quan trọng để dễ ghi nhớ, học thuộc hơn thì đây sẽ là một phần mềm tuyệt vời. The
Brain có những tính năng giúp bạn tạo ra những nhánh trong sơ đồ một cách khoa học, gọn gàng hạn chế tối đa trường hợp bảnđồ tư duy bị rườm rà, rắc rối.

Ưu điểm:

Sử dụng đa nền tảng
Cung cấp các tính năng, công cụ giúp vẽ sơ đồ nhanh, dễ dàng
Dễ dàng tìm kiếm thông tin, nút liên kết
Giúp kiểm soát được nhiệm vụ
Được thể hiện nội dung bằng hình ảnh, ký tự đặc biệt
Đồng bộ dữ liệu khi sử dụng trên thiết bị khác

Hãy thử đặt tay xuống và thử vẽ mindmap sau khi đã hiểu hơn về cách vẽ sơ đồ tư duy nhé. So với những bài có nội dung dài đến 3,4 trang giấy nhưng bạn có thể thống kê chúng gọn gàng trong một tờ giấy A4. Từ đó quá trình học bài, ôn bài, hiểu bài của bạn sẽ trở nên vô cùng nhanh chóng và hiệu quả. Hãy thử đi, nó sẽ làm bạn cảm thấy bất ngờ về mức độ hiệu quả đấy.

Bài viết này được mang đến cho bạn bởi Zen Mind Map, công cụ tạo sơ đồ tư duy đơn giản nhất. 100% miễn phí trọn đời.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn đầy đủ về bản đồ tư duy với các ví dụ và mẫu thực tế sẵn sàng sử dụng cho dự án tiếp theo của bạn.

Mục lục


Sơ đồ tư duy là một biểu diễn đồ họa của một ý tưởng hoặc vấn đề và nó có thể được sử dụng cho nhiều mục đích. Ví dụ: động não, sắp xếp các suy nghĩ và ý tưởng, và giải quyết vấn đề. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số cách bản đồ tư duy có thể hữu ích:


*

*

*

*

*

Cách đơn giản nhất là sử dụng một công cụ sơ đồ tư duy trực tuyến như công cụ Zen Mind Map của chúng tôi, miễn phí trọn đời 100%.

Nhưng nếu muốn, sơ đồ tư duy có thể được tạo trong các ứng dụng soạn thảo phổ biến như Word, Powerpoint, Google Slides. Dưới đây là một số mẫu sơ đồ tư duy để bạn tải về và sử dụng:


Sơ đồ tư duy là một sơ đồ được sử dụng để biểu thị các từ, ý tưởng, nhiệm vụ hoặc các mục khác được liên kết và sắp xếp xung quanh một từ hoặc ý tưởng chính. Bản đồ tư duy được coi là biểu diễn đồ họa của tư duy và được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ trong việc học tập, lập kế hoạch, ra quyết định, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Sơ đồ tư duy thường được vẽ dưới dạng hình ảnh ở trung tâm của một tờ giấy trắng hoặc bảng trắng với các đường thẳng thể hiện các thể loại khác nhau.

Sơ đồ tư duy là một sơ đồ sắp xếp các suy nghĩ và ý tưởng. Nó thường được sử dụng để động não và sắp xếp thông tin trước khi viết. Về mặt tinh thần, người dùng bắt đầu với một ý tưởng hoặc câu hỏi trọng tâm trong một vòng kết nối lớn và sau đó thêm các ý tưởng liên quan phân nhánh từ đó. Điều này có thể được lặp lại với nhiều mức độ chi tiết khi cần thiết để tạo ra một dàn bài thô sơ cho một bài báo hoặc dự án.


4. Cấu tạo của sơ đồ tư duy


Bản đồ tư duy là sự trình bày trực quan của kiến ​​thức trong đó ý tưởng chính được bao quanh bởi các từ và hình ảnh giúp giải thích nó. Phần quan trọng nhất của sơ đồ tư duy là trung tâm, nơi chứa ý tưởng chính. Ý tưởng chính này có thể được tổ chức thành các danh mục, danh mục con hoặc các nhánh. Các phần khác của bản đồ tư duy được gọi là "các đối tượng địa lý". Các tính năng này có thể bao gồm nhãn, hình ảnh và biểu tượng.

Bản đồ tư duy thể hiện cấu trúc hoặc tổ chức của thông tin. Đây là một sơ đồ giúp bạn dễ dàng nhìn thấy tất cả các phần của một ý tưởng hoặc dự án phức tạp cùng một lúc. Các thành phần cơ bản là: 1) ý tưởng trung tâm, 2) các nhánh chính, 3) các nhánh phụ và 4) các chi tiết hỗ trợ.

Ý tưởng trung tâm: Đây là chủ đề hoặc khái niệm bao quát (ví dụ: "phát minh")

Các nhánh chính: Đây là các phần chính nhóm các ý tưởng liên quan một cách hợp lý (ví dụ: "nền", "bản vẽ" và "bằng sáng chế").

Các nhánh phụ: Đây là các danh mục con chứa một tập hợp con các chủ đề phức tạp để thể hiện cách mọi thứ được kết nối một cách hợp lý (ví dụ: "những năm kỳ diệu", "triển lãm cá nhân" và "hôn nhân").

Chi tiết hỗ trợ: Đây là những mẩu thông tin nhỏ hỗ trợ giải thích về những gì đang xảy ra với mỗi chủ đề (ví dụ: "Đóng khung bằng vàng lá bằng giấy và gạc lụa trên bảng gỗ")


5. Cách vẽ sơ đồ tư duy


Cách vẽ sơ đồ tư duy

Có nhiều cách khác nhau để lập sơ đồ tư duy. Một số người thích sử dụng Microsoft Power
Point, Google Slides hoặc Apple Keynote. Những người khác thích đến trường cũ với bút và giấy. Dù bạn chọn phương pháp nào, hãy đảm bảo rằng bạn cảm thấy thoải mái với nó trước khi lập kế hoạch.

Xem thêm:

Bản đồ tư duy là một cách tuyệt vời để lên ý tưởng và sắp xếp các suy nghĩ. Nó cho phép bạn xem tất cả suy nghĩ của mình ở một chỗ, thay vì để chúng nằm rải rác trên trang. Bước đầu tiên là viết ý chính hoặc chủ đề ở giữa trang, thường là hình tròn. Tiếp theo, liệt kê bất kỳ từ khóa liên quan nào bạn nghĩ đến bên cạnh chủ đề trọng tâm này. Tiếp theo, vẽ các đường kết nối các từ khóa này với các ý tưởng liên quan khác. Vẽ đường kết nối những ý tưởng này trở lại chủ đề trọng tâm.