Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh mạng xã hội lan truyền ông Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Việt Nam - Ảnh: Facebook Nguyễn Xuân Diện


Sáng ngày 30/10, mạng xã hội tại Việt Nam lan truyền thông tin và bút tích được cho là của ông Ban Ki-moon, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong một chuyến ông đến Sài Sơn, xứ Đoài (huyện Quốc Oai, Hà Nội) để thăm nhà thờ họ Phan Huy.

Bạn đang xem: Ông ban ki moon là người nước nào


Facebook của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện có đăng bức hình ông Ban đang ghi sổ lưu niệm với chú thích: Hình ảnh đầu tiên về việc Ngài Ban Ki moon tại nhà thờ họ Phan ở Quốc Oai, Hà Nội.


Tiến sỹ Diện nói ông được người quen làm quan chức địa phương cho hay ông Ban đã tới "chiêm bái, dâng hương tại nhà thờ dòng họ Phan Huy và nhận mình là hậu duệ của dòng họ".


Trả lời phỏng vấn của BBC từ Hà Nội, tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện – công tác tại viện nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho biết: “Vào lúc sáng sớm hôm nay, một Facebooker ở Mỹ có đưa một thông tin là ngài Ban Ki-moon đã về Việt Nam trong một chuyến đi âm thầm, và ngài có đến nhà thờ của dòng họ Phan Huy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ngài đến thăm, dâng hương và có để lại lưu bút.”


Ông Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết thêm, người chụp bức ảnh có trang lưu bút của ông Ban Ki-moon là học giả Lê Vĩnh Trương. Đồng thời ông nói: “Chúng tôi đã so sánh nét chữ của ngài cùng với chữ ký thì đúng là thủ bút của ngài Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon.”


Ông Diện bình luận chuyến thăm “riêng tư” của tổng thư ký LHQ cho thấy có thể có "gốc tích và mối quan hệ của dòng họ Phan của ngài với dòng họ Phan Huy ở Quốc Oai".


Nội dung của trang lưu bút của ông Ban Ki-moon tại nhà thờ họ Phan Huy tạm dịch: “Tôi tỏ lòng cung kính sâu sắc khi đến thăm và thể hiện sự kính trọng sâu sắc đến Nhà thờ họ Phan Huy Chú và các thành viên khác của gia đình họ Phan. Cảm ơn vì đã gìn giữ ngôi nhà thờ này. Là một thành viên của họ Phan, nay làm chức Tổng thư ký LHQ, tôi cam kết với chính mình sẽ luôn cố gắng đi theo những lời dạy của tổ tiên.


Nói về dòng họ Phan Huy tại Việt Nam, ông Diện nói "đây là dòng họ rất lớn khởi phát từ làng Thu Hoạch, tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó có một chi rời ra đến xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai nằm ngay dưới chân Chùa Thầy".


"Dòng họ này có một số điểm đáng chú ý: Rất nhiều người trong dòng họ đi sứ, như Phan Huy Ích, Phan Huy Chú. Ông Phan Huy Chú đã đi sứ Trung Quốc hai lần với vai trò phó sứ, đi Indonesia một lần.


Dòng họ này nổi bật về văn chương và khảo cứu như TS Phan Huy Ôn, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú, Phan Huy Sảng đều là nhà thơ, nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam.


Đặc biệt là Phan Huy Chú, người cùng với Lê Quý Đôn được gọi là hai nhà bác học trong lịch sử Trung đại Việt Nam".


Trích dẫn tư liệu, TS Diện cho biết: "Theo nghiên cứu của TS Ngữ văn Lý Xuân Chung, nghiên cứu về bang giao Việt - Hàn thời xưa thì đoàn sứ bộ của Việt Nam và Cao Ly khi đến Yên Kinh - Trung Quốc thì được bố trí ở chung một nhà khách, thì họ có giao lưu với nhau và để lại rất nhiều thơ văn hiện có lưu ở viện nghiên cứu Hán Nôm cũng như ở Hàn Quốc".


"Cũng như cuộc xướng họa của sứ thần hai nước. Đặc biệt là chuyến đi sứ cầu phong dưới triều Tây Sơn, một trong những người trong đoàn đi sứ là cụ Phan Huy Ích. Và cụ cũng đã xướng họa thơ văn với các sứ thần Triều Tiên và để lại thơ văn đến tận bây giờ."


Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon được cho là người gốc Việt, con cháu dòng họ Phan Huy (Phan Huy Chú) tại Hà Nội, với tên tiếng Việt là Phan Cơ Văn


Thông tin Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon là người gốc Việt, con cháu dòng họ Phan Huy tại Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Dâng hương tại nhà thờ tộc

Chiều 31-10, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trịnh Văn Thịnh, quyền Trưởng Công an xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội), xác nhận sự việc Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cùng phu nhân về thăm nhà thờ họ Phan Huy vào tháng 5-2015 là có thật.


*

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và phu nhân chụp ảnh lưu niệm cùng những người trong dòng họ Phan Huy (ảnh do ông Phan Huy Thanh cung cấp) và bút tích của ông Ban Ki-moon được bảo quản, dịch ra tiếng Việt Ảnh: Nguyễn Hưởng

“Lúc đó, tôi đang là phó trưởng Công an xã Sài Sơn. Theo sự chỉ đạo của Công an huyện Quốc Oai, lực lượng công an xã Sài Sơn phối hợp với công an huyện bảo vệ an ninh trật tự và phân luồng giao thông tại các chốt giao thông từ đường nhánh ra đường 421. Tất cả hộ dân có nhà cao tầng trổ cửa sổ ra đường được yêu cầu đóng lại để bảo đảm an ninh cho đoàn...” - ông Thịnh kể.

Để tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi đã tìm đến nhà ông Phan Huy Thanh ở thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn. Ông Thanh là trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy tại Hà Nội. Ông Thanh xác nhận thông tin Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã tới dâng hương lên nhà thờ họ Phan Huy ở xã Sài Sơn vào tháng 5 vừa qua.

Theo ông Phan Huy Thanh, tên tiếng Việt của Tổng Thư ký Ban Ki-moon, theo bút tích ông để lại, được dịch ra là “Phan Cơ Văn”. Ông Ban rất tình cảm, khi đến ông có bế và ôm ấp vỗ về 2 cháu bé trong dòng họ. Gặp ai ông cũng bắt tay và nói “cảm ơn” bằng tiếng Việt. Mọi người tiếp xúc đều cảm nhận ông rất thân thiện.

Một dòng họ lừng lẫy

Từ Đại lộ Thăng Long dọc theo đường 421 chạy thẳng vào khoảng 3 km, nằm ngay dưới chân chùa Thầy là ngôi nhà thờ 3 gian họ Phan Huy, cao khoảng 4 m, nằm dưới vòm cây, phía trước là một ao lớn. Ngôi nhà thờ mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bên ngoài một số chỗ đã xanh rêu loang lổ. Bên trong có thờ cụ tổ Phan Huy Cẩn và những tên tuổi lừng lẫy trong nhiều lĩnh vực ở của Việt Nam, như: Phan Huy Ôn, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú, Phan Huy Thực, Phan Huy Ích...

Riêng cụ tổ Phan Huy Cẩn (1722-1789) có công từ quê gốc Hà Tĩnh chuyển ra thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn mua đất, sinh con đẻ cái thành lập một nhánh họ Phan Huy tại đây. Cụ sinh ra trong một gia đình nhà võ quan, từ nhỏ nổi tiếng thông minh, 26 tuổi thi Hương đỗ giải Nguyên, 33 tuổi thi Đình lấy tiến sĩ, sau đó ra làm quan nắm nhiều chức vụ quan trọng trong triều Nguyễn. Ông có tên trong bia Văn Miếu Quốc Tử Giám.


Nhà thờ họ Phan Huy được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, sau nhiều lần tu sửa mới ra hình dáng như bây giờ. Năm 2001, nhà thờ này được nhận bằng Di tích cấp quốc gia.

Chuyến thăm nhà thờ tộc của ông Ban Ki-moon cũng được một chuyên viên truyền thông làm việc tại Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP) ở Việt Nam xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 31-10. Theo đó, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 5-2015, Tổng Thư ký Ban Ki-moon cùng phu nhân và một ít người trong đoàn đã có chuyến đi đến huyện Quốc Oai. Đại diện truyền thông của UNDP Việt Nam khẳng định đây là chuyến đi mang tính chất cá nhân của ngài Tổng Thư ký nhân sự kiện sang thăm chính thức Việt Nam (từ ngày 22 đến 23-5 theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang).

Xem thêm: Em Yêu Anh Tiếng Hàn Quốc Em Yêu Anh, Tiếng Hàn Em Yêu Anh


“Là một người con của dòng họ Phan”

Tại nhà riêng, ông Phan Huy Thanh đã đưa ra một tờ giấy được ép plastic được bảo quản cẩn thận và cho biết đây bút tích mà ông Ban Ki-moon để lại. Bên cạnh bút tích còn có lời dịch: “Tôi rất xúc động khi viếng thăm và tỏ lòng thành kính sâu sắc trước ngôi nhà thờ Phan Huy Chú và các thành viên khác của dòng họ Phan. Cảm ơn dòng họ đã giữ gìn và bảo quản nhà thờ dòng họ này. Là một người con của dòng họ Phan, giờ đây giữ chức Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc, tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng làm theo những lời dạy của tổ tiên”.