Đời người có hai niềm vui lớn: Một là không có được thứ bạn muốn, vì vậy bạn có thể đi theo đuổi và sáng tạo; hai là có được thứ bạn muốn, như vậy bạn có thể thưởng thức và trải nghiệm.


I. Sigmund Freud

1. Không có cái gọi là đùa cợt, tất cả mọi sự đùa cợt đều có một phần nghiêm túc trong đó.

Bạn đang xem: Nhà tâm lý học nổi tiếng việt nam

2. Người tinh thần khỏe mạnh luôn nỗ lực làm việc và yêu thương người khác. Chỉ cần làm được hai điều này, những việc khác sẽ chẳng còn có gì là khó khăn.

3. Không có cái gọi là lỡ mồm, mọi sự lỡ mồm đều bộc lộ sự chân thực của tiềm thức.



4. Đời người có hai bi kịch: một là không có được thứ mà bạn muốn, hai là có được thứ mà bạn muốn.

Đời người có hai niềm vui lớn: Một là không có được thứ bạn muốn, vì vậy bạn có thể đi theo đuổi và sáng tạo; hai là có được thứ bạn muốn, như vậy bạn có thể thưởng thức và trải nghiệm.

5. Không có một người không có lý trí nào có thể tiếp nhận được sự lý trí.

II. Alfred Adler

Một nhà tâm thần học người Áo. Ông là người sáng lập nên tâm lý học cá thể, người tiên phong của tâm lý học nhân bản chủ nghĩa, cha đẻ của tâm lý học bản ngã. Ông từng đi theo Sigmund Freud để nghiên cứu thảo luận về các chứng bệnh thần kinh, nhưng đồng thời cũng là người đầu tiên trong trường phái phân tích tâm thần phản đối lại Freud.

1. Một người không hứng thú hay quan tâm tới người khác là người gặp nhiều khó khăn nhất, đồng thời cũng là người khiến người khác tổn thương nhiều nhất. Mọi sự thất bại của loài người đều xuất phát từ loại người này.



Alfred Adler


2. Dũng khí đối mặt với mọi loại vấn đề trong cuộc sống có thể cho thấy cách một người định nghĩa về ý nghĩa cuộc sống. Mỗi người chúng ta đều có một mức độ tự ti khác nhau, bởi chúng ta ai cũng muốn mình trở nên ưu tú hơn, sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.

3. Một người khi gặp được vấn đề vốn dĩ không thể giải quyết nhưng lại luôn tin rằng mình có thể giải quyết được, đó không phải là khôn ngoan, mà chính là một biểu hiện của sự tự ti. Người khôn ngoan là người biết lượng sức mình, biết nên dừng lại ở đâu và lúc nào.

4. Thế giới rất đơn giản, đời người cũng vậy. Không phải thế giới phức tạp, chỉ là tự bạn khiến nó trở nên phức tạp hơn mà thôi.

5. Chẳng có ai là sống trong một thế giới khách quan cả, chúng ta ai cũng đều sống trong một thế giới chủ quan của riêng mình.

III. Carl Gustav Jung

Nhà tâm lý học người Thụy sĩ. Năm 1907, ông bắt đầu làm việc với Sigmund Freud để phát triển và phổ biến lý thuyết phân tâm học trong 6 năm, và sau đó vì nảy sinh bất đồng với quan điểm của Freud nên ông đã tách ra, sáng lập ra "lý thuyết tâm lý phân tích tính cách của Jung". Lý thuyết và tư tưởng của ông vẫn còn ảnh hưởng rất sâu sắc trong nghiên cứu tâm lý hiện đại.

1. Nỗ lực suốt đời của một người cho thấy tính cách mà họ đã hình thành suốt từ thời thơ ấu.

2. Cô đơn không phải là bên cạnh không có ai, nguyên nhân thực sự khiến một người cảm thấy cô đơn đó là họ không thể giãi bày cảm xúc và suy nghĩ thực sự của mình với ai.



3. Hãy luôn kiên nhẫn với thế giới tàn khốc này, cũng đừng đánh giá quá cao sự hoàn mỹ của bản thân.

4. Mỗi một điều khiến chúng ta chú ý tới người khác đều có thể khiến ta hiểu rõ bản thân mình hơn.

6. Số lượng đêm và ngày trong một năm là như nhau, thời gian diễn ra cũng là như nhau. Ngay cả một cuộc sống vui vẻ cũng sẽ có những mặt tối tăm của nó, không có sự cân bằng tới từ "bi thương", vậy thì "vui vẻ" còn có ý nghĩa gì! Kiên nhẫn và bình tĩnh tiếp nhận mọi sự thay đổi của xã hội và thế giới này là phương pháp xử thế tốt nhất.

7. Đối với bất cứ chuyện gì, nếu muốn thay đổi, trước tiên hãy học cách chấp nhận nó. Trốn tránh không phải là sự giải phóng mà chỉ càng dồn nén thêm áp lực hơn mà thôi.

8. Cách chúng ta nhìn nhận mọi việc, khi bản thân sự việc không phải là như vậy, sẽ quyết định tất cả.

IV. Erich Fromm

Người Do Thái Đức-Mỹ. Ông là nhà triết học nhân bản chủ nghĩa và là nhà phân tâm học. Ông dành cả đời nỗ lực tận tâm thay đổi lý thuyết phân tâm học của Freud cho phù hợp với hiện trạng tinh thần của người phương Tây sau khi hai cuộc chiến tranh thế giới. Lý thuyết của ông về phân tâm học có những tác động nhất định đến thế giới.

1.Mỗi ngày ngồi tĩnh tâm trong vòng 15 phút, lắng nghe nhịp thở của bản thân, cảm nhận nó, cảm nhận chính mình, đồng thời thử không nghĩ đến bất cứ điều gì hết.

2. Nếu không có năng lực đi yêu một ai đó, nếu không thể thực sự ngưỡng mộ, dũng cảm, chân thành và kỷ luật khi yêu một ai đó, vậy thì bạn sẽ không bao giờ có được cảm giác thỏa mãn và hài lòng khi yêu.



3. Nếu thực sự yêu một người, nên cảm thấy hòa vào làm một với họ, đồng thời chấp nhận hết những gì vốn là của họ, chứ không phải yêu cầu họ trở thành người mà bạn mong muốn, biến họ thành "đối tượng để sử dụng".

4. Điều quan trọng nhất đó là học cách ở một mình, không đọc sách, không nghe nhạc, không hút thuốc, không uống rượu. Có hay không có sự tập trung nằm ở việc có năng lực ở "một mình" đúng nghĩa hay không. Đây cũng là một điều kiện khi học cách yêu.

Vì không thể tự lực cánh sinh, vì vậy chỉ có thể "buộc" mình vào với một người khác, người đó có thể là vị cứu tinh cho cuộc sống của chúng ta, nhưng kiểu quan hệ này chưa chắc đã là yêu.

5. Nếu một người chỉ yêu một người mà không quan tâm tới những người khác, vậy thì đó không phải là yêu, nó chỉ đơn giản là một hình thức phụ thuộc hay là một kiểu chủ nghĩa khuyếch đại cái tôi mà thôi.

6. Tình yêu chưa trưởng thành là vì anh cần em, nên anh yêu em. Tình yêu trưởng thành là vì anh yêu em nên anh cần em.


Vlog 1977: Những màn "hack não" vừa thâm vừa thấm trong Sống mòn Padory - Giáo án lửa thiêng

Trong nhiều năm nghiên cứu, nhà Tâm lý học Sternberg (nước Mỹ) chỉ ra rằng: Nếu cha mẹ muốn biết con mình lớn lên thông minh hay không thì hãy xem những biểu hiện trong cuộc sống của trẻ. Ngay ở trẻ sơ sinh cũng có trí nhớ nhất định. Khi trẻ 6 tháng tuổi, trí nhớ của trẻ có thể được lưu giữ trong 24 giờ. Khi trẻ 9 tháng tuổi, trí nhớ lưu giữ trong 1 tháng. Với trẻ ở tuổi lên 2, trí nhớ được lưu giữ đến nửa năm.

Tương tự như vậy, trong thời thơ ấu, nếu trẻ thể hiện trí thông minh tình huống thì khả năng thích ứng với môi trường của trẻ rất tốt. Trẻ phát huy được tinh thần tự học, tự khám phá kiến thức. Điều này cho thấy trẻ sẽ thông minh khi trưởng thành.

Giai đoạn quan trọng nhất đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ là trước 6 tuổi. IQ của trẻ nếu được phát triển đúng cách trong giai đoạn này thì khi lớn lên, trẻ dễ dàng gặt hái được thành công. Vì thế, muốn trẻ thông minh, nhanh nhẹn, cha mẹ hãy bắt đầu hướng dẫn, uốn nắn trẻ khi còn nhỏ. Đừng để trẻ bị thua thiệt ngay từ vạch xuất phát.

Nhà Tâm lý học Sternberg đã chỉ ra 3 kiểu IQ xuất hiện ở mọi đứa trẻ. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn, từ đó có phương pháp trau dồi chỉ số thông minh cho trẻ.



Nhà Tâm lý học Sternberg đã chỉ ra 3 kiểu IQ xuất hiện ở mọi đứa trẻ.


1. Trí thông minh thành phần

Trí thông minh thành phần là việc sử dụng các kỹ năng tư duy để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn đó là việc chúng ta dùng bộ não xử lý thông tin nhằm giải quyết khó khăn trong thực tế đang gặp phải. Thông qua thành phần tiếp thu, trẻ sẽ sàng lọc thông tin hữu ích cho bản thân để tích hợp kiến thức, kinh nghiệm.

Trí thông minh thành phần có thể dễ dàng nhận thấy ở những đứa trẻ khi còn nhỏ. Chẳng hạn với trẻ 1 - 2 tuổi, nếu được mẹ đọc truyện trước khi đi ngủ thì trẻ luôn chờ đợi mẹ vào mỗi tối. Sau khi được nghe những câu chuyện, trẻ mới yên tâm chìm vào giấc ngủ. Đây là biểu hiện ban đầu của đứa trẻ sở hữu trí thông minh cao.

2. Trí thông minh kinh nghiệm

Trí thông minh này đề cập đến khả năng trẻ sử dụng kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Đây là một sự phát triển kỹ năng trá hình. Sau mỗi trải nghiệm, trẻ sẽ cải thiện trí tuệ của mình rõ rệt.

Chẳng hạn như nếu cha mẹ kể một câu chuyện nhiều lần cho trẻ nghe, trẻ sẽ nhớ và thuật lại đúng câu chuyện. Đồng thời, trẻ cũng có thể thêm một số chi tiết khiến câu chuyện trở nên sinh động, lôi cuốn hơn.



3. Trí thông minh xã hội

Trí thông minh xã hội hay còn gọi là trí thông minh tình huống, được trẻ sử dụng hàng ngày. Đó là sự thấu hiểu, đồng cảm và khả năng làm việc nhịp nhàng với người khác. Trí thông minh này được phát triển và trau dồi từ kinh nghiệm sống trong quá khứ đến hiện tại với tất cả mọi người xung quanh.

Những người sở hữu trí thông minh xã hội cao là những người vô cùng nhạy cảm với những thay đổi dù là nhỏ nhất đến từ bên ngoài. Từ đó, họ có thể áp dụng khéo léo những kỹ năng mềm để tương tác tốt với tất cả mọi người.

Trí thông minh xã hội có thể hiểu đơn giản là khả năng thích ứng và đối diện tốt với những tình huống xã hội để đưa ra ứng biến phù hợp nhất. Nhờ đó mang đến sự đồng thuận, nhất quán. Người nào nắm giữ được trí thông minh xã hội sẽ có khả năng đoàn kết tập thể để hướng đến những mục đích có giá trị ý nghĩa cao đẹp.

Xem thêm:

Những đứa trẻ sở hữu trí thông minh xã hội thường có các biểu hiện như: Kỹ năng giao tiếp tốt, hiểu các quy tắc xã hội, có khả năng lắng nghe, hiểu được ẩn ý của người khác, có khả năng ứng biến tốt.


Cặp đôi học sinh gây tranh cãi vì thân mật quá đà giữa quán cafe, netizen ngán ngẩm: "Từ bao giờ tình cảm học trò lại thoáng thế này?"

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 20232022202120202019 Xem