Lịch sử Trung Quốc nổi tiếng với nhiều tuyệt sắc giai nhân, vẻ đẹp của họ luôn được người đời nhớ tới cho mãi về sau. Tuy nhiên, cổ nhân nói không sai “hồng nhan bạc phận” bởi phần lớn các mỹ nhân này đều có số phận chông chênh, người thì dùng làm công cụ chính trị dâng lên vua, lại có người khiến người bậc thiên tử thời ấy si mê đến độ bỏ bê triều chính, sụp đổ cả một triều đại. Nhưng tất cả họ đều đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Dưới đây là 10 mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc thời xưa, cùng Tạp chí sắc đẹp tìm hiểu xem họ là ai nhé!

Tây Thi

TOP 10 mỹ nhân đẹp nhất trung quốc thời xưa

Mặc dù sở hữu nhan sắc “chim sa cá lặn”, song cuộc đời của những đại mỹ nhân lại vô cùng cay đắng, bất hạnh.

Bạn đang xem: Mỹ nhân trung hoa cổ đại

Tây Thi

Đứng đầu danh sách mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc thời xưa chính là Tây Thi. Tây Thi (tên thật là Thi Di Quang) – Con gái của một người kiếm củi họ Thi ở núi Trữ La, Gia Lãm, thời Xuân Thu. Nàng là một đại mỹ nhân khiến vua Phù Sai mê mệt, dẫn tới họa diệt vong của nước Ngô.

Nàng được biết đến là một trong bốn người phụ nữ đẹp nhất Trung Quốc thời cổ đại. Tuy làm nghề dệt vải ở vùng núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ) song nhờ có ngũ quan đoan chính, tướng mạo kiều diễm mà nhan sắc của nàng mới được người đời ví như “trầm ngư”.

Theo sử sách ghi chép: “Tây Thi đẹp tới mức ‘chim sa cá lặn’, chỉ cần hiện diện ở đâu là cây cối nghiêng ngả còn vạn vật thì dường như đắm chìm bởi dung nhan quá đỗi hoàn hảo từ nàng – người đứng đầu trong hàng Tứ đại Mỹ nhân thời bấy giờ”.



Nàng Tây Thi

Dương Quý Phi

Theo sổ sách ghi chép, Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, chính là sủng phi của vua Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Nàng nổi tiếng với nhan sắc ” nghiêng nước nghiêng thành” bởi sắc vóc đậm đà, khuôn mặt diễm lệ cùng nước da trắng mịn theo quan niệm xưa.

Đặc biệt, chuyện tình giữa nàng và bậc Vương quyền thời Đường được người đời nhắc tới rất nhiều bởi khung cảnh ước lệ của sự xa hoa tột đỉnh. Đường Huyền Tông say mê, sủng ái Dương Quý một cách mù quáng khiến cả một triều đại hưng thịnh dần rơi vào tình tàn vong.



Dương Quý Phi

Tương truyền rằng, một hôm nàng cùng các cung nữ đi dạo ở ngự hoa viên và nàng vô tình chạm vào cây xấu hổ, cây xấu hổ cụp lá lại và rũ xuống. Sau này, sử sách mệnh danh nàng là mỹ nữ “Tu Hoa” (hoa xấu hổ).

Vương Chiêu Quân

Nàng là mỹ nhân sở hữu tài mạo song toàn thời Tây Hán và cũng chính là một trong tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Sắc đẹp của nàng được ví như “lạc nhạn”, tức sắc đẹp khiến chim trời đang bay cũng phải thẩn thơ đến mức ngừng vẫy cánh mà rơi xuống đất.

Sắc đẹp “nghiêng thành đổ nước” của Vương Chiêu Quân không những khiến nhiều vị hoàng đế say đắm mà còn làm thay đổi vận mệnh của một triều đại. Cô đã đồng lòng thực hiện một “kế hoạch” của Vua Hán Vũ đó là đồng ý kết hôn với vua Hung Nô để mang lại hòa bình cho cả 2 nước.



Vương Chiêu Quân

Sau khi Vương Chiêu Quân qua đời, người dân vùng Hung Nô đã xây dựng một đền thờ tưởng để tưởng niệm nàng. Nhiều đời sau, ngôi đền được trùng tu bởi cả người Hán & người Hung Nô.

Điêu Thuyền

Vào thời Tam Quốc, Điêu Thuyền được biết đến là một mỹ nhân xinh đẹp có tài năng ca múa thượng thừa. Vẻ đẹp của nàng ví như “bế nguyệt”, tức mặt trăng phải xấu hổ trước dung nhan ấy buộc phải giấu mình đi.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Điêu Thuyền được nhắc tới là người phụ nữ làm thay đổi lịch sử Trung Quốc bởi đã khiến liên minh Đổng Trác – Lữ Bố tan rã. Bên cạnh đó, nàng cũng là bậc đại mỹ nhân bạc mệnh, chịu tủi nhục bởi những mưu toan chính trị trong lịch sử Trung Hoa.



Nhan sắc của Điêu Thuyền được ví là “Bế nguyệt”, tức sắc đẹp của nàng khiến mặt trăng phải xấu hổ mà giấu mình đi

Võ Tắc Thiên

Võ Tắc Thiên đại đế (624 – 705) – Là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bởi bà lên ngôi hoàng đế bằng chính năng lực của mình, hoàn toàn không phải là tượng gỗ chỉ nghe theo sự điều khiển của kẻ khác.



Võ Tắc Thiên

Triệu Phi Yến

Triệu Phi Yến – Một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa, cùng thời với người đẹp Vương Chiêu Quân. Cô vốn nổi tiếng khi sở hữu dung mạo tuyệt thế, thân thể nhẹ nhàng tựa như chim yến, nên được gọi Phi Yến (nghĩa là chim yến đang bay).

Triệu Phi Yến mệnh danh là “Đệ nhất thiên hạ”, dung mạo không ai sánh bằng, đồng thời sự hiểm độc của của nàng khó có người so bì được.

Nhập cung thời Thành Đế cùng với Tiệp Dư và được lên làm hoàng hậu. Khi Bình Đế bị phế truất làm thường dân, tự sát mà chết.


Thượng Quan Uyển Nhi

Thượng Quan Uyển Nhi (664-710), là người tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Thượng Quan Uyển Nhi nổi tiếng là nữ tể tướng nhà Đường, người hỗ trợ đắc lực của Võ Tắc Thiên, và cũng chính là người phụ nữ quyền lực làm nên một giai đoạn lịch sử truyền kỳ của Trung Quốc cổ đại.


Thượng Quan Uyển Nhi được đánh giá cả sắc lẫn tài năng

Ngu Cơ

Ngu Cơ sinh ra ở huyện Thuật Dương, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), vào thời đại cuối nhà Tần. Nàng không chỉ sở hữu nhan sắc đẹp tuyệt trần mà còn rất giỏi múa hát. Ngu Cơ là vợ của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ – một vị tướng quân nổi tiếng thời Hán Sở.

Tình yêu thủy chung, son sắt một lòng với Hạng Vũ luôn khiến người đời sau ngưỡng mộ. Nàng đã chấp nhận hy sinh mạng sống để có thể vực dậy tinh thần cho chồng mình. Cái chết của nàng tại Cai Hạ đã trở thành một câu chuyện nổi tiếng được ca tụng vào nhiều đời sau.

Đến khi cả hai nhắm mắt xuôi tay, trong lòng họ vẫn mãi nguyên vẹn tình yêu thủy chung dành cho người còn lại.


Trương Lệ Hoa

Tuy là con nhà nông, phải phụ cha mẹ làm những công việc đồng áng nặng nhọc nhưng Trương Lệ Hoa vẫn giữ nguyên nét đẹp tuyệt thế giai nhân: “Da trắng như tuyết, mái tóc dài bảy thước, bóng đến soi gương được, lông mày sắc nét như tranh vẽ”. Đặc biệt, nàng còn có trí nhớ hơn người, vô cùng nhạy bén và tinh anh.


Tuy gây ra nhiều tội ác nhưng Trương Lệ Hoa vẫn là một người đàn bà có lòng tự trọng. Trước khi bị hành quyết, nàng để lại di ngôn xin được di táng tại Tần Hoài bởi tự nhận có thân phận thấp hèn, không xứng được an táng bên cạnh vua Trần Hậu Chủ.

Bao Tự

Bao Tự là vương hậu thứ hai của Chu U Vương – Vị thiên tử cuối cùng thời Tây Chu thuộc lịch sử Trung Hoa. Bao Tự được đánh giá là mỹ nhân có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Ngoài dung mạo xinh đẹp, nàng được người biết đến với danh hiệu “hồng nhan họa thủy” (tức mỹ nhân gây đại họa liên lụy đến các quân vương, là nguyên nhân làm suy tàn một triều đại).


Trên đây là TOP 10 mỹ nhân đẹp nhất trung quốc thời xưa được người đời sau luôn nhắc tới. Để theo dõi những bài viết hay, mời bạn truy cập website Tạp chí sắc đẹp để cập nhật thông tin mới nhất!

Ngắm nhìn dung nhan những cô gái có khuôn mặt tỉ lệ vàng

Đăng bởi: Ngãi Huấn

Từ khoá: TOP 10 mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc thời xưa


Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất
Top
Top List
Trung Quốc
Lịch sử Trung Hoa truyền tụng có 4 mỹ nhân sở hữu sắc đẹp “nghiêng thành đổ nước” làm khuynh đảo chính trị, khiến nhiều vị hoàng đế mê mệt thậm chí còn thay đổi cả một triều đại lớn mạnh.

Sắc đẹp của tứ đại mỹ nhân được miêu tả qua 4 thành ngữ nổi tiếng theo thứ tự thời gian như sau:

1. 西施沉魚 - Tây Thi Trầm Ngư2. 昭君落雁 - Chiêu Quân Lạc Nhạn3. 貂嬋閉月 - Điêu Thuyền Bế Nguyệt4. 貴妃羞花 - Quý Phi Tu Hoa


*

Nàng Tây Thi hay còn được gọi là Tây Tử là một đại mỹ nhân thời Xuân Thu. Vốn là một cô gái nước Việt làm nghề dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là phía Nam Chư Kỵ, tỉnh Chiết Giang Trung Quốc).

Nổi tiếng xinh đẹp, đến mức “chim sa cá lặn” nàng gặp gỡ và yêu mến Phạm Lãi, một đại thần nước Việt, một trọng thần của Việt Vương là Câu Tiễn.

Tương truyền, một hôm khi Tây Thi cùng các thôn nữ đến giặt giũ bên sông. Khi nàng Tây Thi giặt, bóng nàng soi xuống mặt nước sông trong suốt vô cùng xinh đẹp. Trông thấy nàng cá mải nhìn say mê mà quên cả bơi dần dần lặn dưới đáy sông. Từ đó, người trong làng gọi nàng là “Trầm Ngư” cá chìm sâu dưới nước.

Trước công nguyên, năm 494 nước Việt bị nước Ngô đánh bại, Việt Vương đã dùng “kế mỹ nhân” dâng nàng cho Phù Sai (là ngô Vương). Sau khi quay về, Câu Tiễn đã gây dựng binh lực, đánh bại Phù Sai Ngô Vương và trở thành giai thoại lịch sử nổi tiếng ở thời Xuân Thu.


Vương Chiêu Quân


*

Vương Chiêu Quân, họ Vương tự Chiêu Quân có tên thật là Vương Tường. Nàng vốn là một cung nữ dưới thời nhà Tây Hán.

Sắc đẹp của nàng được ví như “lạc nhạn” tức vẻ đẹp đó khiến chim nhạn đang bay trên trời cũng phải thẩn thơ mà sa xuống đất.

Vương Chiêu Quân được sinh ra trong một gia đình dưới thời nhà Tây Hán. Nhờ sắc đẹp trời phú nàng được tuyển chọn trong cung nhưng không được Nguyên Đế biết đến.

Truyền thuyết kể rằng, vua Hán Nguyên Đế chỉ chọn phi tần theo các bức chân dung các cung nữ. Lúc bấy giờ, Mao Diên Thọ chỉ vẽ những bức tranh đẹp nhất cho cô gái nào hối lộ.

Vương Chiêu Quân nhất định không hối lộ Mao Diên Thọ. Kết quả chân dung của nàng được vẻ cực kỳ xấu xí. Kể từ đó nàng phải chịu cuộc sống cơ cực khốn khó nhiều năm trong cung, không có bất kỳ một cơ hội nào để được Hán Nguyên Đế sủng ái.

Năm 33 trước công nguyên, chúa Thiền Vu Hồ Hán Tà thị tộc Hung Nô xin hòa với triều đình nhà Hán. Vương Chiêu Quân tự nguyện xin đi lấy chúa và được phong là Ninh Hồ Yên Hung.

Nàng đi vào lịch sử Trung Quốc như một mỹ nhân hòa bình với rất nhiều cống hiến cho an ninh quốc gia và quan hệ hòa bình giữa 2 dân tộc. Sắc đẹp của nàng được góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa Hung Nô và nhà Hán.


Điêu Thuyền


*

Điêu Thuyền là một đại mỹ nhân xinh đẹp xuất hiện từ truyền thuyết dân gian Trung Hoa. Nàng bắt đầu được biết đến rộng rãi từ bộ tiểu thuyết cổ điển “Tam Quốc Danh Nghĩa”. Sắc đẹp của nàng được ví như “Bế nguyệt” tức mặt Trăng phải giấu mình e thẹn trước vẻ đẹp trong sáng của nàng.

Điêu Thuyền sống dưới thời Hán Hiến Đế. Vốn là một kỹ nữ trong phủ quan Tư đồ Vương Doãn. Đây là một chức quan quản lý nhân khẩu và ruộng đất trong nước.

Nhờ sắc đẹp và sự khéo léo tài tình của mình Điều Thuyên đã dùng kế liên hoàn ly gián quan hệ Đổng Trác và đại tướng Lã Bố (là con nuôi). Cuối cùng đã nhờ được tay Lã Bố giết chết Đổng Trác.

Dù được biết đến là nhân vật hư cấu, nhưng Điêu Thuyên vẫn được lưu giữ, trân trọng và đúc kết tại trong văn hóa Trung Hoa qua các tác phẩm liên quan đến Đổng Trác hay hí kịch Phụng Nghi Đình.


Dương Ngọc Hoàn


*

Dương Ngọc Hoàn là sủng phi của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.

Theo văn hóa lịch sử Trung Hoa, sắc đẹp của nàng được ví như Tư hoa, khiến hoa phải thu mình lại vì hổ thẹn.

Nhắc đến Dương Ngọc Hoàn, đó là câu chuyện tình duyên giữa nàng và Đường Huyền Tông trong khung cảnh xa hoa, ước lệ nhà Đường đang thịnh thế.

Dương Quý Phi vốn không quan tâm đến chính trị trong triều đình nhưng vì được tôn sủng nên chị em gái nàng đều được phong làm phu nhân. Đồng thời anh em họ hàng của nàng là Dương Quốc Trung cũng có thể thao túng việc triều đình lúc bấy giờ.

Xem thêm: Hướng dẫn lập bảng tính doanh thu chi phí lợi nhuận, file excel báo cáo lợi nhuận kinh doanh

Năm 775 sau Công nguyên, Dương Quốc Trung bị giết do An Lộc Sơn dấy binh làm loạn với danh nghĩa diệt trừ. Sau khi bị giết, Dương Quý Phi cũng bị treo cổ.