Câu chuyện đau lòng của nàng Geisha nổi danh Sayuri cũng chính là bi kịch chung của những Geishatrước thế chiến II, khi phía sau những nụ cười, tiếng ca là nỗi đau bị tước bỏ quyền được sống, được yêu như những người bình thường khác.

Bạn đang xem: Kí ức của một geisha


*

Chương Tử Di trong vai nàng Geisha xinh đẹp Sayuri

Nhớ lại năm 1997, nhà văn Authur Golden đã khiến cả thế giới sửng sốt với tiểu thuyết “Hồi ức của một Geisha”. Độc giả ngay lập tức bị cuốn hút vào từng trang sách mô tả chi tiết về một thế giới từ lâu bị che giấu hoặc cố tình quên lãng - Thế giới của các Geisha. Trong xã hội Nhật Bản trước thế chiến thứ hai, những người phụ nữ mang chức phận geisha được coi là biểu trưng của tài hoa, mực thước, mang lại niềm vui cho những quý ông bằng tiếng đàn, điệu múa, lối ăn nói hoạt bát, duyên dáng,... Được yêu quý, trọng vọng, nhưng theo quy luật của nghề nghiệp, họ phải chôn chặt những khát khao thầm kín, ngay cả tình yêu trong thế giới đầy "chuẩn mực". Tất cả để tôn vinh nghề "làm đẹp cho đời chứ không phải kinh doanh thân xác".

Năm 2005, đạo diễn Rob Marshall (từng được đề cử Oscar cho giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất với bộ phim nhạc kịch “Chicago”), Steven Spielberg, Douglas Wick và nhà sản xuất Lucy Fisher quyết định tái hiện lại những cảm xúc đầy tính nhân văn ấy lên màn ảnh rộng. Cuộc trình diễn không phô trương của đạo diễn Rob Marshall khiến người xem phải thổn thức trong từng ánh mắt, lời nói của nhân vật. Nó không đơn giản là một tác phẩm nghệ thuật mà là một cuộc "vén màn" thân phận của những con người trong thế giới bí mật được chôn kín - thế giới của những geisha. Con mắt nhìn của đạo diễn vừa mang tính văn học, điện ảnh vừa mô tả lịch sử thật sống động. Như ông đã nói ở cuối phim, chuyện kể chẳng phải là cuộc đời của một bà hoàng, bà chúa mà đơn giản là cuộc đời của một geisha, con người bình thường nhưng thân phận thì chứa cả một lịch sử, làm người ta phải rung động.

“Hồi ức của một Geisha” lấy bối cảnh năm 1929, những năm cuối thời kì hoàng kim của geisha, tại Kyoto, một quận geisha nức tiếng lúc bấy giờ. Phim mở đầu bằng những khung hình đẹp nhưng thật buồn của một làng chài nghèo ven sông. Bóng đêm của cuộc sống mưu sinh, của chuỗi ngày dài đau buồn bắt đầu vương trên khoé mắt trong trẻo của cô bé Chiyo. 9 tuổi, Chiyo bị bán vào kỹ viện. Khi còn bé, trong một lần ra phố, Chiyo gặp một người có ảnh hưởng quan trọng trong cuộc đời cô - đó là ngài chủ tịch Ken Iwamura (Ken Watanabe).

*

Diễn viên nhí Suzuka Ohgo - thiên thần có đôi mắt đẹp nhất thế giới trong vai Chiyo 9 tuổi

Chủ tịch Ken đã mua cho Chiyo một que kem và cho cô chiếc khăn mùi xoa để cô lau nước mắt. Đối với trái tim nhỏ bé của Chiyo, cử chỉ của vị đại gia Ken thật là nhân hậu và gây ấn tượng vô cùng sâu sắc. Để có thể vươn tới người cô kính mến, Chiyo chỉ còn cách duy nhất là trở thành một geisha nổi tiếng. Cô không ngừng học hỏi những bí quyết trong nghề dưới sự chỉ dạy tận tâm của bậc đàn chị Mameha (Dương Tử Quỳnh). Nhờ vậy, Chiyo sớm trở thành một geisha trẻ trung xinh đẹp với nghệ danh Sayuri.

Thế nhưng, bên cạnh sự ủng hộ và giúp đỡ của Mahame, Sayuri cũng phải nhận lấy sự ganh tị của những geisha khác mà đứng đầu là Hatsumomo (Củng Lợi), một geisha nổi tiếng thời bấy giờ. Hatsumomo tìm mọi cách để đày đọa Sayuri nhằm xóa bỏ mối đe dọa đối với danh tiếng của mình. Không khuất phục trước những âm mưu của Hatsumomo, Sayuri không ngừng cố gắng để trở thành một geisha nổi danh với tài nghệ và sự diễm kiều làm say lòng bao khách lạ. Dù bao gã đàn ông quyền lực nhất thời bấy giờ phủ phục dưới chân cô, Sayuri vẫn sống trong cô đơn và vô vọng bởi tình yêu của cô bị ngăn cấm do thân phận “geisha”.

*

Củng Lợi trong vai Hatsumomo - đối thủ lớn nhất của Sayuri

Rồi ngày Sayuri mong ước cũng đến: cô được gặp lại người cô luôn mong nhớ - chủ tịch Ken. Lo sợ chủ tịch Ken không còn ấn tượng về cô gái nhỏ năm nào, Sayuri dấu kín lòng mình, chỉ biết tận tâm phục vụ trong niềm hạnh phúc âm thầm. Nhưng cuộc sống đang êm trôi của cô bị ngắt quãng bởi Thế chiến thứ 2, dòng đời xô đẩy cô vào những hoàn cảnh khó khăn. Những lúc ấy, chủ tịch Ken luôn là vị cứu tinh giúp đỡ cô và Mameha thoát khỏi những tai ương tưởng chừng khó tránh khỏi của dòng đời ly loạn. Chiến tranh cũng qua đi, Sayuri cùng Mameha quay về nghiệp cũ. Nỗi lòng của Sayuri lại bùng cháy khi gặp lại chủ tịch Ken. Qua bao gian truân của kiếp má hồng, liệu Sayuri còn có thể thổ lộ nỗi lòng mình với người mình thầm yêu suốt 15 năm ròng rã?

Ngay từ thời điểm ra mắt, phim đã gây ấn tượng mạnh khi được dàn dựng công phu với kinh phí hơn 80 triệu USD, mang đến cho khán giả không chỉ những khung hình đẹp, cổ kính lãng mạn mà còn về một thế giới đầy những bí ẩn và luật lệ kỳ lạ của những nàng geisha.

Phim soi sáng lại thân phận một lớp người trong một thời kỳ dài của lịch sử và mang lại cho khán giả một góc nhìn thông cảm. Geisha không giống như những kỹ nữ trong nhà chứa, các cô biết hát, múa, trò truyện làm vui,... cho khách hàng chứ không phải kinh doanh thân xác như định kiến cố hữu của người đời. Cuộc đời của các cô mãi chôn chặt trong kiếp vợ hờ. Phim phản ánh bi kịch của thân phận những bông hoa biết nói, bị tước đoạt quyền được yêu, được sống một cuộc sống bình thường.

Giữ vai trò là linh hồn của bộ phim, Chương Tử Di trong phim tỏa sáng rực rỡ bên cạnh 2 đàn chị Dương Tử Quỳnh và Củng Lợi, thể hiện xuất sắc hình ảnh nàng kỹ nữ kiều diễm với tâm hồn trong trắng làm rung động lòng người. Củng Lợi cũng diễn rất ấn tượng, làm cho phim thêm phần sâu sắc trong vai một nhân vật phản diện cũng chất chứa nỗi niềm cô đơn và ước mong hạnh phúc che giấu sau sự ganh tị, độc ác của một con người bị bóp méo do bị tước đoạt quyền được yêu thương, hạnh phúc. Cả 3 nữ diễn viên chính phải trải qua một khóa học công phu về từng kỹ thuật của geisha truyền thống như trà đạo, vũ điệu và âm nhạc cổ xưa.

*

Bộ phim phản ánh lại số phận bi thương ít ai thấu hiểu của những geisha Nhật Bản

Có thể nói, đạo diễn Rob Marshall đã làm nên một tác phẩm văn học bằng hình ảnh, với sự thấu hiểu về lịch sử và văn hóa. Ông đã kể về câu chuyện thân phận của những con người bình thường trong một giai đoạn lịch sử của nước Nhật. Rob Marshall chỉ làm đạo diễn vỏn vẹn 3 phim màn bạc và 3 phim truyền hình. Trong đó, cả 2 bộ phim đầu tay là“Chicago” và “Hồi ức của một Geisha” của ông đều có giải Oscar.

Xem thêm:

Phát biểu về ý nghĩa của bộ phim, đạo diễn Marshall cho rằng: “Mọi người đánh đồng geisha với kỹ nữ, vì kỹ nữ là những người khởi xướng việc dùng tông trắng khi trang điểm, mặc kimono bằng lụa và tự gọi mình là geisha. Từ "geisha" thực ra có nghĩa là ‘nghệ sĩ’. Tuy bị coi là món đồ giải trí cho đàn ông, nhưng họ là những vũ công, nhạc sĩ tuyệt vời và là người rất biết cách nói chuyện. Họ còn là biểu tượng thời trang của thời đại mình. Họ đáng được coi là những siêu mẫu”.