Nguồn cơn của cuộc khủng hoảng

Tên lửa PGM-19 Jupiter được cho là có thể chạm đến mục tiêu chỉ trong 10 phút, nhưng trên thực tế Liên Xô hoàn toàn không thể phòng thủ trước một cuộc tấn công tiềm tàng. Hơn nữa, vào thời điểm đó Liên Xô có sự tụt hậu đáng kể so với Mỹ trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân chiến lược. Liên Xô có số lượng đầu đạn và phương tiện mang vũ khí hiệu quả ít hơn nhiều lần. Cụ thể, nước này sở hữu chỉ 300 đầu đạn và quả bom, trong khi phía Mỹ có đến 6.000. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là liệu Liên Xô có thể tấn công đáp trả hay không. Được bố trí ở vị trí rất gần và nguy hiểm như vậy, nên những tên lửa PGM-19 Jupiter đã làm thay đổi nghiêm trọng cán cân quân sự giữa các bên.

Bạn đang xem: Khủng hoảng tên lửa cuba

Cách thức đáp trả cho hành động này đã được Liên Xô đưa ra rất nhanh và đúng phong cách của nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev. Cho rằng người Mỹ ngang nhiên đẩy tên lửa đến sát sườn lãnh thổ của mình, nên Liên Xô sẽ đặt tên lửa ngay tại “sân sau” của người Mỹ, đó chính là Cuba. Hơn nữa, Tư lệnh Fidel Castro từ lâu đã mong muốn có một tình bạn thân thiết hơn nhiều với Moscow. Vì vậy, đây là cách mà ông sẽ chấp nhận. Nói cách khác, nhà lãnh đạo Fidel Castro thực sự không có bất kỳ phản đối nào trước một quyết định như vậy, bởi ông có lý do cụ thể của riêng mình nhằm bổ sung lực lượng quân đội Liên Xô và vũ khí nguyên tử trên hòn đảo Tự do.

Khu vực tên lửa Liên Xô được triển khai tại Cuba năm 1962. Ảnh: globallookpress.com

Chiến dịch Anadyr của Liên Xô

Cuba là một quốc gia xã hội chủ nghĩa, án ngữ như một “khúc xương trong cổ họng” của Washington, nên nhà lãnh đạo nước này hiểu rằng, nỗ lực mang đến hòn đảo “nền dân chủ” bằng bom và tên lửa chỉ là vấn đề thời gian, và điều đó sẽ sớm xảy ra. Vì vậy, có thể sự hiện diện quân đội Liên Xô tại đây sẽ làm nguội những cái đầu nóng của Mỹ? Theo đó, Liên Xô đã bắt đầu Chiến dịch Anadyr với hơn 20 tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 được phóng qua đại dương, bắn trúng ở khoảng cách 2.000 km, cùng 16 tên lửa R -16 có tầm bắn xa gấp đôi. Mỗi tên lửa có thể mang theo đầu đạn nhiệt hạch có sức công phá 1 megaton bay đến Washington, cũng như hầu hết các căn cứ không quân chiến lược của Mỹ.

Vấn đề bắt đầu xảy ra từ thời điểm những chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ sục sạo khắp bầu trời Cuba để xác định các vị trí đặt tên lửa đạn đạo của Liên Xô. Một phóng sự ảnh về chủ đề này thoạt đầu được gửi đến Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA), sau đó là đến Lầu Năm Góc và Nhà trắng. Tin này được coi là một “gáo nước lạnh” đối với giới lãnh đạo Mỹ. Các cuộc tham vấn ở cấp cao nhất ngay lập tức được tiến hành nhằm đưa ra những hành động đáp trả. Cuối cùng, tất cả những đề xuất đã được thống nhất còn lại ba phương án chính, đó là tấn công vào tên lửa Liên Xô “trước khi quá muộn” (mặc dù trên thực tế đã là quá muộn), mở một cuộc xâm lược Cuba, hoặc phong tỏa hoàn toàn hòn đảo Tự do. Cuối cùng, người Mỹ đã lựa chọn phương án thứ ba là phong tỏa.

Quyết định “cách ly” Cuba của Mỹ

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng đã được giải quyết một cách thỏa đáng cho tất cả các bên. Theo đó, để đổi lấy việc Liên Xô rút quân đội và vũ khí hạt nhân ra khỏi Cuba, Washington đã đưa ra lời hứa chắc chắn sẽ từ bỏ kế hoạch xâm lược Cuba. Ngoài ra, Mỹ cũng đã rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó bắt đầu hành xử có phần khiêm nhường hơn.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng


*
Tác giả Kim Phụng
Thẻ 1962,John F. Kennedy,Khủng hoảng Tên lửa Cuba,Liên Xô,Mỹ,ngày 2710,Nguyễn Thị Kim Phụng,Nikita Khrushchev

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, các phóng viên tại Nhà Trắng được tin Tổng thống John F. Kennedy đã bị cảm lạnh; trên thực tế, ông đang tổ chức nhiều cuộc họp bí mật với các cố vấn trước khi ra lệnh phong tỏa Cuba.


*
Tác giả Kim Phụng
Thẻ 1962,Cuba,John F. Kennedy,Khủng hoảng Tên lửa Cuba,Liên Xô,ngày 2010,Nguyễn Thị Kim Phụng,Nikita Khrushchev

Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta


*

Tác giả: Lê Như Mai

Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962 đã kết thúc gần 60 năm nhưng ý nghĩa của sự kiện này vẫn được nhắc đến nhiều bởi đây là khủng hoảng đối đầu hạt nhân đầu tiên và duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Dù cuộc khủng hoảng cuối cùng đã không dẫn đến chiến tranh nhờ có vai trò của ngoại giao và thỏa hiệp giữa hai siêu cường nhưng nó đã có tác động lớn đến hệ thống quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh – Hệ thống Yalta. Bài viết này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm trình bày những điểm chính về Hệ thống Yalta,<1> dẫn ra những diễn biến chính của Khủng hoảng Tên lửa Cuba, để từ đó phân tích các tác động của sự kiện đến Hệ thống Yalta. Đọc tiếp “Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta”


*
Thẻ Cuba,Hệ thống Yalta,Khủng hoảng Tên lửa Cuba,Lê Như Mai,Liên Xô
Để lại một lời bình ở Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã bước đến hồi kết khi lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev, đồng ý di dời dàn tên lửa của nước này khỏi Cuba để đổi lấy lời hứa rằng Mỹ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Cuba. Sự kiện này đã chấm dứt gần hai tuần ngập tràn lo lắng và căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, trong đó hai nước đã đến rất gần bờ vực một cuộc xung đột hạt nhân.

Xem thêm: Cách Lọc Bạn Bè Ít Tương Tác Trên Facebook Năm 2023, Lọc Bạn Bè Không Tương Tác


*
Tác giả Kim Phụng
Thẻ 1962,2810,Aleksei Kosygin,Cuba,Fidel Castro,John F. Kennedy,Khủng hoảng Tên lửa Cuba,Leonid Brezhnev,Liên Xô,Mỹ,Nguyễn Thị Kim Phụng,Nikita Khrushchev,xung đột hạt nhân
Tìm kiếm:Tìm kiếm

Nghe podcast NCQT


Nghien cuu Quoc te

Kênh Podcast chính thức của Dự án Nghiên cứu Quốc tế (http://cya.edu.vn/), dành cho các thính giả quan tâm về các vấn đề thời sự quốc tế.