Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung là một trong những ngày lễ lớn của tôn giáo Cao Đài chứa dụng nhiều câu chuyện ý nghĩa và vẻ đẹp sâu sắc. Ở bài viết này, hãy cùng MIA.vn đi du lịch Tây Ninh để khám phá xem đại lễ này có điểm gì đặc biệt mà lại thu hút nhiều người tham dự như vậy nhé!

Xem nhanh

1. Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung có nguồn gốc từ đâu?2. Đường đi đến và thời gian tham dự Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung3. Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung diễn ra như thế nào?3.1 Tổng quan Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung3.2 Điểm đặc biệt của Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung
1. Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung có nguồn gốc từ đâu?2. Đường đi đến và thời gian tham dự Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung3. Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung diễn ra như thế nào?3.1 Tổng quan Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung3.2 Điểm đặc biệt của Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung

1Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung có nguồn gốc từ đâu?

Hội yến Diêu Trì Cung có nguồn gốc từ xa xưa, theo một tích cổ được thuật lại rằng, vua Hán Vũ Đế đã tiếp đón đức Phật Mẫu tại nhà ông Cao Quỳnh Cư. Ngay sau bữa tiệc đãi Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên nương lần đầu tiên vào đêm ngày rằm tháng 8 năm 1925 (Ất Sửu), Lệnh bà và Cửu vị Tiên nương lần lượt giáng cơ để lời cảm ơn ba ông, rồi mỗi vị cho một bài thi 4 câu để kỷ niệm. Từ tích cổ này, đại lễ đã được đạo Cao Đài đón nhận, phát triển thành một phần quan trọng và không thể thiếu trong giáo lý cũng như các nghi lễ. 

Hằng năm, Hội thánh Cao đài Tây Ninh luôn tổ chức Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung một cách long trọng tại Điện Thờ Phật Mẫu trong nội ô Tòa thánh Tây Ninh. Lễ hội đã thu hút hàng chục vạn tín đồ đạo Cao đài và đông đảo nhân dân ở các tỉnh Bắc, Trung, Nam về dự. Ngoài ra, trong lúc về Tây Ninh tham gia lễ hội, bạn cũng có thể mua về làm quà hoặc thưởng thức thêm một số món ăn đặc sản như: thằn lằn núi bà Đen, thèo lèo, muối tôm, bánh tráng me...

Với sự góp mặt đông đảo tín đồ Cao Đài trên cả nước, Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Nếu du lịch đến Tây Ninh ngay trước Tết Trung thu, bạn có thể cảm nhận được không khí sôi động từ những khâu chuẩn bị đại lễ của mọi người, từ đường phố đến cây cảnh, chậu hoa cho đến các sự kiện Tết Trung thu. Chỉ có đến và tham gia lễ hội thì bạn mới thấy hết được tài năng và sự khéo léo của các tín đồ đạo Cao Đài qua từng gian hàng. Đây là một Đại lễ thực sự có ý nghĩa về đức tin, tôn giáo và văn hóa cũng như giá trị tinh thần hướng thiện.

Bạn đang xem: Hội yến diêu trì cung

Sau khi đã tham dự Đại lễ, các bạn có thể ghé thăm những địa danh nổi tiếng khác tại Tây Ninh như tháp Chóp Mạt, Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, Chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự, tháp cổ Bình Thạnh...


*

Hội thánh Cao đài Tây Ninh tổ chức Hội Yến Diêu Trì một cách long trọng tại Điện Thờ Phật Mẫu trong nội ô Tòa thánh Tây Ninh


2Đường đi đến và thời gian tham dự Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung

Tây Ninh vốn là địa điểm nổi tiếng với những ngôi đền, chùa có lịch sử lâu đời. Nơi đây tạo ra nhiều lễ hội Tây Ninh mang giá trị tâm linh cao quý. Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung được tổ chức tại Tòa thánh Tây Ninh, có địa chỉ cụ thể tại Phạm Hộ Pháp, thị xã Hòa Thành, thành phố Tây Ninh. Vì thế bạn sẽ dễ dàng di chuyển đến thành phố này bằng các phương tiện như ô tô, xe máy hoặc xe khách. Khi đã đến được trung tâm thành phố Tây Ninh, bạn hãy di chuyển theo tuyến đường Bời Lời - Điện Biên Phủ trong khoảng 12 phút là sẽ đến ngay Tòa thánh Tây Ninh.

Cứ vào mùa trung thu, bên cạnh lễ phá cỗ, rước đèn lồng đón chú Cuội chị Hằng, không khí thành phố Tây Ninh còn trở nên nhộn nhịp hơn vì đây là thời điểm có lễ hội lớn nhất trong năm của những tín đồ đạo Cao Đài - Thời điểm diễn ra Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung. Vào ngày 14 và 15 tháng 8 âm lịch, bạn sẽ cảm nhận được không khí náo nhiệt, linh đình tại Tòa thánh Tây Ninh qua những màn múa Rồng nhang gồm Long, Lân, Quy, Phụng vô cùng đặc sắc.


*

Vào ngày Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, xung quanh Báo Ân Từ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một không gian rực rỡ sắc màu của hoa quả và các vật phẩm, đèn hoa trang trí hiến lễ


3Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung diễn ra như thế nào?

3.1 Tổng quan Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung

Đại lễ được tổ chức đúng như tên gọi, gồm có phần lễ và phần hội, trong đó phần lễ được chú trọng hơn. Phần lễ theo truyền thống của đạo, cúng vào đêm ngày 15 tháng 8 âm lịch, kéo dài từ chiều đến mười hai giờ với nhiều hoạt động như rước cộ bông Đức Phật Mẫu và cửu vị Tiên Nương, múa rồng nhang, ngọc kỳ lân, quy, phụng; đội múa phụng và đội nhạc hoành tráng. Chi tiết hơn, vào lúc 00 giờ ngày 15 tháng 8 âm lịch, phần lễ của Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung được Hội Thánh cúng Tiểu Đàn tại Đền Thánh vào thời Tý, tiếp theo vào giờ Ngọ nhằm 12 giờ trưa ngày 15 tháng 8 âm lịch sẽ cúng đàn Phật Mẫu tại Báo Ân. Sau đó Hội Yến sẽ tiếp tục diễn ra tại Báo Ân từ 22 giờ, nơi Báo Ân từ ngoại nghi trở vào Lễ Viện được sắp đặt nghi tiết Đại lễ. Trên bàn thờ sẽ sắp xếp 1 cái ly và 1 cái tách dành riêng cho Đức Phật Mẫu, bên phải cũng có 1 ly và 1 tách khác để kính Đức Chí Tôn. Phía dưới là bàn dài có bày quả phẩm, 12 ghế của Cửu vị Tiên nương, Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm, Đức Thượng Sanh được trang trí thêu hoa, bên trên đặt bảo bối của các vị rất tinh xảo. 

Đúng giờ hành lễ, mọi người sẽ cung nghênh Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên nương bằng 5 bài Bắc như sau: Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long Đăng, Tiểu khúc.

Đệm cho bài Bắc sẽ có các loại nhạc khí bát âm như: kìm, cò, sáo tam, sến… Dứt tiếng đàn thì bắt đầu dâng hoa, sau đó là dâng rượu, dâng trà. Cuối cùng là buổi lễ cầu an và phát quà cho nhi đồng vào lúc 6 giờ sáng ngày 16 tháng 8 âm lịch.

Phần hội của Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung gồm các tiết mục rước cộ bông hình Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên nương và Tam Thiên Quân (Phước - Lộc - Thọ). Bên cạnh đó cũng sẽ có các điệu múa Long Mã, múa Tứ linh (Rồng nhang, Ngọc kỳ lân, Quy, Phụng), đội Nhạc múa sắc tộc diễu hành Báo Ân từ Đền Thánh rồi vòng qua Đông Tây khán đài. Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những tiết mục hết sức thú vị và tràn ngập tính mới mẻ.

3.2 Điểm đặc biệt của Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung

Vào ngày Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, xung quanh Báo Ân Từ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một không gian rực rỡ sắc màu của hoa quả và các vật phẩm, đèn hoa trang trí hiến lễ tại hơn 100 gian trưng bày của trên 400 Họ Đạo cùng với Ban Đại Diện Hội Thánh các tỉnh, thành phố, tất nhiên không thể thiếu các cơ quan của Đạo từ trung ương đến địa phương trên toàn quốc về tham dự. Đó chỉ là những bông hoa và trái cây bình thường nhưng nhờ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nên tạo thành nhiều tác phẩm rực rỡ, sống động theo các chủ đề như Long, Lân, Quy, Phụng. Quà phẩm, bánh trái hiến lễ này sau đó được phát cho thiếu nhi làm quà Lễ Trung thu.

Chẳng mấy chốc, cả khu vực trung tâm Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh đã nhộn nhịp người qua lại, sôi nổi nhất là vào khoảng thời gian diễn ra lễ hội từ 18 giờ 30 đến 22 giờ ngày 15 tháng 8 âm lịch. Có lẽ đền thánh sẽ không còn một chỗ trống nào nếu bạn đến muộn hơn. Mọi người rất hào hứng với màn rước cộ bông và múa lân sư rồng. Khi cuộc diễu hành kết thúc cũng là lúc mọi người đổ về cổng trong để về nhà. Vào thời điểm này, những người theo đạo Cao Đài sẽ chuẩn bị tổ chức một buổi lễ lớn, xoay quanh niềm tin rằng Đức Phật Mẫu và Cửu Trùng Đài sẽ giáng trần và mang lại tất cả hòa bình, hòa hợp cho thế giới và cho sự sống của mình.


*

Tiết mục múa Rồng nhang đặc sắc trong phần Đại lễ

*

Với sự góp mặt đông đảo tín đồ Cao Đài trên cả nước, Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của họ

Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung được tổ chức vào năm 2018. Video: Youtube Tây Ninh Channel


Văn hóa tôn giáo thật sự mang lại nhiều ý nghĩa và giá trị vô hình đến với mọi người. MIA.vn mong rằng những thông tin từ chuyên mục cẩm nang du lịch ở bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung. Từ đó sẽ tiếp thêm cho bạn sự yêu thích về lễ hội và Cao Đài giáo. Chúc bạn có một chuyến du lịch thành phố Tây Ninh cũng như tham dự đại lễ thật tràn đầy niềm vui và kỷ niệm nhé!

Vừa qua, nhân dịp Lễ hội Yến Diêu Trì Cung của đạo Cao đài, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cya.edu.vn tổ chức đoàn đi thăm các Thánh thất Cao đài trên địa bàn thành phố cya.edu.vn, do bà Trần Thị Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố cya.edu.vn làm trưởng đoàn. Đoàn đã đến thăm và tặng quà tại các Thánh thất Cao đài thành phố cya.edu.vn, Cao đài Nguyên Bình và Cao đài Trung Hội. Các vị chức sắc đều phấn khởi trước sự quan tâm của chính quyền địa phương và hứa sẽ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tín đồ đạo Cao đài trên địa bàn chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia vào các phong trào hành động cách mạng của địa phương và sống tốt đời, đẹp đạo.
Như thường lệ hàng năm, vào dịp Lễ hội Yến Diêu Trì Cung của đạo Cao đài, từ thành phố đến các địa phương có Thánh thất Cao đài đều tổ chức đoàn đến thăm hỏi, gặp gỡ và tặng quà tại các Thánh thất Cao đài. Thế nhưng, khi đoàn của chúng tôi đến cũng chỉ gặp được những người đại diện được phân công ở nhà trực vào dịp Lễ hội Yến Diêu Trì Cung, cũng như tổ chức các hoạt động nhỏ tại Thánh thất của mình mà thôi.Đi sâu tìm hiểu về Lễ hội Yến Diêu Trì Cung, mới hiểu được rằng - Hội Yến Diêu Trì Cung là ngày Đại lễ đặc biệt quan trọng của đạo Cao đài. Hàng năm, Hội thánh Cao đài Tây Ninh đều long trọng tổ chức Hội Yến Diêu Trì vào ngày 14, 15 tháng 8 (Âm lịch) tại Điện Thờ Phật Mẫu trong nội ô Tòa thánh Tây Ninh, tại thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Lễ hội Yến Diêu Trì Cung thu hút hàng chục vạn tín đồ đạo Cao đài và đông đảo nhân dân ở các tỉnhkhu vực phía Nam về dự. Chính vì thế, các vị chức sắc đều không có mặt tại Thánh thất của địa phương.
*
Thi cắm hoa của phái nữ tại Thánh thất Cao đài Trung Hội- phường Hội Phú, thành phố cya.edu.vn, nhân dịp lễ Hội Yến Diêu Trì Cung - 2017.

Xem thêm: Phát Hiện Top 10 Quán Cafe Yên Tĩnh Ở Sài Gòn Ít Người Biết, 10 Quán Cafe Yên Tĩnh Quận 1

Lễ hội Yến Diêu Trì Cung có 02 ý nghĩa: là ngày mà hữu hình thết đãi vô hình-Đây là thông điệp xác định cho nhân loại biết rằng ngoài thế giới mà nhân loại đang sống còn một thế giới nữa là thế giới vô hình; thế giới vô hình ấy ta không thể thấy được nhưng có thể biết được nếu ta hữu tâm và có thể đến được nếu ta có ý chí. Hội Yến Diêu Trì Cung có nghĩa là hội tụ những bộ não thông minh trong cảnh thanh tịnh để có những phát minh mới phụng sự nhân loại; hiểu như vậy thì đây là ngày mà các phát minh phụng sự cho nhân loại xây dựng một thế giới công bằng và bác ái sẽ được mang ra trưng bày cho nhân loại tường lãm.Nguyên lý để có Thần, Thánh, Tiên, Phật là do công đức phụng sự nhân loại, Hội Yến Diêu Trì Cung là nơi trình bày những công thức, những phát minh (của nhân sự hay tổ chức trong hay ngoài tôn giáo Cao Đài) để phụng sự nhân loại xây dựng xã hội công bằng, bác ái. Hàng năm tại Tòa thánh Tây Ninh, Hội Yến Diêu Trì Cung trở thành lễ hội lớn nhất trong đạo Cao đài và có sức lan tỏa trong cộng đồng, thu hút đông đảo tín đồ và nhân dân các tỉnh hội tụ về tại Tòa thánh tham dự.Phần lễ tại Hội Yến Diêu Trì Cung, Hội thánh tổ chức cúng Tiểu đàn tại Đền thánh vào thời Tý (00 giờ ngày 15/8/AL), kế đến cúng đàn Phật Mẫu tại Báo Ân từ vào thời Ngọ (12 giờ ngày 15/8/AL). Lễ chính cúng Đại lễ tại Báo Ân từ vàokhoảng 22 giờ (ngày 15/8/AL) và cúng cầu an cho nhi đồng vào thời Mẹo (6 giờ ngày 16/8/AL).Thường niên 22 giờ tối ngày rằm tháng 8 bắt đầu Hội Yến. Nơi Báo Ân từ ngoại nghi trở vào Lễ Viện sắp đặt nghi tiết Đại lễ. Trên bàn thờ Phật Mẫu có 1 cái ly và 1 cái tách đó là phần của Đức Phật Mẫu, còn bên mặt cũng có 1 cái ly và 1 cái tách để kính Đức Chí Tôn.Đúng giờ hành lễ, rước Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương bằng 5 bài Bắc, không có trống như Nhạc Tấu Quân Thiên. Năm bài Bắc tức là: Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ (72 câu), Long Đăng, Tiểu khúc. Thường nhạc khí có: Cò, kìm, sến, tranh, sáo tam… Dứt đờn thì trước hết là Thần Hoa; tiếp đến là dâng hoa, kệ 10 bài thi để hiến lễ lên Đức Phật Mẫuvà Cửu vị Tiên Nương; sau nữa là dâng rượu, dâng trà.Tôi cũng đã có lần được tham dự Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, có thể nói rằng đây là nơi để phái nữ các địa phương tham dự trổ tài sáng tạo làm những phẩm vật như: từ trái cây, bánh kẹo được bàn tay, khối óc của những chị em nữ phái trình bày công phu, đẹp mắt nhằm thể hiện tình cảm tôn kính của người tín đồ đạo Cao đài dâng lên Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương. Chung quanh Báo Ân từ, mỗi Họ đạo đều dựng một nhà rạp để trang trí đèn hoa, phẩm vật. Nếu chứng kiến mới thấy hết được tài năng sự khéo léo của người tín đồ đạo Cao đài. Mỗi gian hàng là một công trình kiến trúc thực sự có ý nghĩa về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc giáo dục đạo đức con người và xã hội. Những mô hình mô phỏng sự tích về Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương, hoặc trưng bày những phẩm vật cầu kỳ, sinh động có thể chuyển động như con phụng, con lân, con quy được làm bằng trái cây; những chiếc bánh ít đặc trưng của người Nam bộ được tết khéo léo thành hình con rồng… Có thể nói, các gian trưng bày ở Báo Ân từ là một điểm thu hút mọi người đến xem và thưởng thức tài năng của người đạo Cao đài trong việc sắp xếp, trình bày ý tưởng những phẩm vật dâng lên Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương. Để ghi nhận những công trình của các Họ đạo trưng bày ở các gian hàng, Hội thánh lập Ban Tổ chức để đánh giá và ghi nhận những gian hàng đẹp nhất nhằm động viên toàn đạo trong dịp Hội Yến Diêu Trì Cung. Những phẩm vật này, sau Đại lễ đêm rằm tháng 8, thì buổi sáng hôm sau được mang đến Trai đường phát quà cho các cháu nhi đồng.Phần hội được coi là vui nhất thu hút đông đảo tín đồ và nhân dân tham dự, tổ chức từ hồi 18 giờ 30 đến 22 giờ (ngày 15/8/AL) gồm các tiết mục rước Cộ bông Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương, múa Long Mã, Tứ linh (Rồng nhang, Kỳ lân, Quy, Phụng), đội múa Phụng và đội Nhạc múa sắc tộc diễu hành trước Báo Ân từ đến Đền Thánh vòng qua Đông Tây khán đàn. Tất cả đều náo nức đón xem màn rước Cộ bông và biểu diễn múa rồng, lân. Trước đây, trên xe Cộ bông là những thiếu nữ xinh đẹp được hoá trang thành Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương nay được thay bằng hình nộm. Những chiếc xe diễu hành đều mang những tích cổ và có đội múa đi theo phụ họa.Khi đám rước đi hết ba vòng thì khoảng 22 giờ. Lúc này, tại Báo Ân từ, chức sắc, tín đồ Cao Đài Tây Ninh tổ chức cúng Đại lễ trong niềm tin tưởng Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương giáng trần ban cho mọi người được hưởng sự bình an, hòa thuận trong cuộc sống. Các chức sắc, tín đồ đến với Hội Yến Diêu Trì Cung đều phấn khởi, có một đức tin được Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương ban phước lành.