Là đại diện xuất sắc cho dòng phim rom-com (hài-tình cảm) ra mắt trong những năm gần đây, "Crazy Rich Asians" (Con Nhà Siêu Giàu Châu Á) cân bằng giữa tính giải trí và thông điệp xã hội cũng như một mô típ cũ và những đổi mới trong cách kể chuyện.


Dòng phim rom - com (hài - tình cảm) đã từng làm mưa làm gió màn ảnh rộng cho tới khoảng 10 năm trước đây với những When Harry Met Sally (1989), 10 Things I Hate About You (1999), 500 Days of Summer... Cùng với sự phát triển của các phim bom tấn nặng về kỹ xảo, sự thống trị của thể loại siêu anh hùng, các phim rom - com ngày nay đã lùi về vị trí khiêm tốn tại Hollywood. Theo Metro, năm 1998 có tới 7,4% trong tổng số các phim được ra rạp là phim rom-com nhưng tới 2018 con số này chỉ là 0,1%.

Bạn đang xem: Hội con nhà giàu châu á

Dường như gió đã đổi chiều khi một đại diện mang đậm màu sắc châu Á xuất hiện mang tên Crazy Rich Asians (Con Nhà Siêu Giàu Châu Á). Thành công của tác phẩm "rich kid" châu Á này đã góp phần làm nên lịch sử cho không chỉ hãng Warner Bros., mà còn là cả thể loại rom - com lừng lẫy một thời.



Dựa trên một cuốn sách của Kevin Kwan, Crazy Rich Asians (Con Nhà Siêu Giàu Châu Á) xoay quanh câu chuyện Rachel Chu (Constance Wu) phát hiện ra người mình yêu bấy lâu là một tỷ phú giàu có bậc nhất Singapore. Rachel theo Nick về Singapore để dự đám cưới của một người bạn, cũng là tiện thể ra mắt mẹ chồng tương lai và tận hưởng cuộc sống thượng lưu của giới siêu giàu nước này.

Khác một chút, mới một chút



Rõ ràng Crazy Rich Asians không phải là phim rom-com đầu tiên lấy đề tài người châu Á tại Hollywood. Thực tế là thể loại phim này khá phổ biến và thu hút được lượng fan đông đảo trên mạng. Mô típ mẹ chồng - nàng dâu thì đã quá quen thuộc trong các phim tình cảm châu Á. Mô típ anh nhà giàu yêu chị nhà nghèo thì còn phổ biến hơn, ai xem Boys Over Flowers thì đã rõ. Thế nhưng bộ phim của đạo diễn Jon M. Chu lại tìm được cách "F5" bằng câu chuyện chân dung của người phụ nữ châu Á dưới con mắt truyền thông Tây phương.

Các nhân vật trong Crazy Rich Asians thì cũng đều là những tuýp nhân vật quen thuộc nhưng lại không quá rập khuôn kiểu đả nữ, người mẹ chồng quá quắt hay cô bạn gái hám của... Tất cả những con người xoay quanh Rachel và bản thân cô đều có một chừng mực của cư xử lễ độ, điều đó tạo nên sự chân thật khiến Crazy Rich Asians không bị "kịch" như nhiều phim cùng loại.



Cô nàng Rachel rất được lòng khán giả nhờ sự chân thành và vô tư trong tình yêu


Điều quan trọng chính là cách Crazy Rich Asians trao quyền cho nữ chính trong phim, chứ không phải là người đàn ông giàu có. Anh ta thật hoàn hảo, anh ta tốt bụng, đẹp trai và giàu có, nhưng anh ta chấp nhận bước xuống để bạn gái mình có cơ hội được kể câu chuyện của cô ấy. Sau tất cả thì Rachel là người đưa ra quyết định sẽ rời đi hay ở, sẽ cưới Nick hay để anh ở lại với mẹ.

Phản diện còn hay hơn cả nguyên tác

Trong nguyên mẫu truyện, nhân vật Eleanor Young là một bà già giàu có rảnh rỗi không có việc gì làm ngoài soi mói con trai và bạn gái. Thế nhưng nữ diễn viên Dương Tử Quỳnh đã tuyên bố bà sẽ không đóng phim nếu như nhân vật mẹ chồng tương lai này lên phim cũng nông cạn như thế: "Nếu anh hy vọng tôi sẽ vào vai phản diện như truyện thì dẹp đi, tôi sẽ không đóng phim này!".



Kết quả là chúng ta có một người phụ nữ quyền lực, quý phái nhưng cũng đồng thời rất biết điều Eleanor Young. Trên màn ảnh, đây là một người mẹ dù khó tính nhưng sẵn sàng mở lòng để thấu hiểu con trai mình. Đó là một người đứng đắn đứng ra để bảo vệ cho các giá trị cũ, những thứ mà đôi khi lớp trẻ ruồng rẫy. Nick Young không thể hiểu hết được mẹ và những quyết định mà anh cho là "khó tính", bởi anh không biết được tất cả khó khăn mà mẹ anh phải đối mặt. Eleanor phải chịu đựng sự đối xử bất công từ chính mẹ chồng của mình (Lisa Lu thủ vai), rồi còn đó là những khó khăn khi gây dựng cơ nghiệp để trở thành gia tộc giàu có nhất nhì Singapore như bây giờ.



Eleanor Young đã phải rất vất vả để cai quản cơ nghiệp lớn thế này.


Dương Tử Quỳnh vốn quen thuộc với vai đả nữ, nay sẵn sàng để chiến đấu với thứ định kiến của người đời rằng mẹ chồng là phải ác như hùm beo: "Tôi cần phải khiến cho nhân vật này trở thành một con người, và tôi sẽ bảo vệ cho nền văn hóa này hết sức có thể." Đó còn là một người vợ chịu lùi xuống sau lưng người chồng, chấp nhận hy sinh để đổi lấy thành công và yên ấm.

Tất cả những điều đó khiến cho người mỹ gốc Á khi thưởng thức Crazy Rich Asians không chỉ tìm thấy mình, mà còn làm cho các nhân vật châu Á trên phim trở nên thuyết phục và "nữ quyền" hơn. Những câu chuyện trưởng thành trong thế hệ thứ hai hoặc thứ ba của những gia đình nhập cư châu Á thường tập trung vào mối bất hòa giữa các thành viên. Trong khi người trẻ hướng tới "theo đuổi hạnh phúc" và tự do theo đúng tinh thần Mỹ thì những người lớn tuổi vẫn trung thành với ý thức chăm lo cho gia đình dù phải hy sinh nhu cầu cá nhân. Ở giữa những mâu thuẫn đó là Eleanor như một "người giữ cửa" canh giữ cho những giá trị truyền thống của châu Á không bị mài mòn bởi lối sống gấp của những đứa trẻ.


Thực tế, nhưng vẫn đủ mộng mơ

Đặc trưng cơ bản của dòng phim rom – com là những câu chuyện tình cảm, hài hước lấy đi nụ cười và nước mắt từ khán giả. Các nhà làm phim rom - com luôn tâm niệm phải làm sao khi thưởng thức thì người xem cũng phải cảm thấy buồn vui hạnh phúc như nhân vật. Nhưng muốn thực hiện được điều này, bên cạnh một cốt truyện gần gũi có thể chạm tới những khía cạnh mà khán giả quan tâm thì còn cần một dàn diễn viên thực lực để gánh vác điều đó. Nữ diễn viên Constance Wu (Ngô Điềm Mẫn) cũng như Dương Tử Quỳnh và dàn diễn viên đã kết nối được với khán giả trong một câu chuyện "lạ mà quen". Chứng kiến Ngô Điềm Mẫn vừa đẹp vừa... điên điên trên màn ảnh, không ít người sẽ thấy mình trong đó rồi lại mơ tưởng về một ngày lên nhầm kiệu... kim cương.


Đạo diễn Jon M. Chu từng chia sẻ ông muốn biến dàn diễn viên của mình trở thành các ngôi sao Hollywood thời hoàng kim, cũng đẹp và sang như thế. Chúng ta thường thấy những nhân vật châu Á có chút gì lạc lõng như họ không thuộc về thế giới hiện đại, mà mới tới từ những năm nào xa lắm. Thì với Crazy Rich Asians, họ đúng là như bước ra từ một thế giới khác, nhưng đẹp đẽ và "chanh xả" hơn nhiều. Từ trang phục nghìn đô cho tới những thú vui mà chỉ giới siêu giàu mới nghĩ ra, bộ phim khiến người xem như chết ngất vì quá bàng hoàng trước độ giàu của các nhân vật. Cây viết Jane Hu từng chia sẻ: "Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ phim theo chủ nghĩa hiện thực xã hội thì Crazy Rich Asians không dành cho bạn."


Crazy Rich Asians cân bằng hoàn hảo giữa tính thực tế và sự "ảo" vì các nhân vật quá giàu.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy đa số triệu phú sống trong phạm vi của chỉ 10 thành phố toàn thế giới, trong đó có 5 đô thị châu Á.


Khi xem bộ phim Con Nhà Siêu Giàu Châu Á (Crazy Rich Asians), nhiều khán giá tò mò không biết hình ảnh hào nhoáng trong phim thật hay giả. Tuy nhiên, không thể phủ nhận châu Á chính là nơi sinh sống và làm việc của rất nhiều triệu phú – theo một nghiên cứu mới.

Công ty Knight Frank chuyên tư vấn cho giới siêu giàu vừa xuất bản The Wealth Report 2019. Đây là một thông cáo nói chung về trào lưu ăn chi của giới thượng lưu, bao gồm xu hướng mua sắm vật phẩm, đầu tư, đất đai và bất động sản. Theo bản thông cáo, hơn phân nửa giới siêu giàu* sống quanh chỉ vỏn vẹn 10 khu vực toàn thế giới, trong đó có 5 thành phố thuộc châu Á.

*Giới siêu giàu ám chỉ những triệu phú có giá trị tài sản hơn 30 triệu đô-la. Ước tính có khoảng 200,000 đối tượng toàn cầu đạt chỉ tiêu này, theo Knight Frank.


*

Cuộc sống của giới thượng lưu luôn hấp dẫn khán giả.


10 khu vực này là: (1) London, Anh; (2) New York, Mỹ; (3) Tokyo, Nhật Bản; (4) Singapore, Singapore; (5) Bắc Kinh, Trung Quốc; (6) Paris, Pháp; (7) Seoul, Hàn Quốc; (8) Đài Bắc, Đài Loan; (9) Zurich, Thụy Sỹ; (10) Sao Paulo, Brazil


*

Bản đồ địa điểm sinh sống của giới siêu giàu. Singapore, bối cảnh bộ phim Con Nhà Siêu Giàu châu Á, cũng có trong vị trí top 10.


Vì sao châu Á là cái nôi triệu phú đương thời?

Có thể thấy giới thượng lưu thường chọn sinh sống quanh những khu đô thị lớn, phát triển về giao thông vận tải, dịch vụ và cơ sở vật chất, có mức sống cao. Tất nhiên, những thành phố này cũng thường mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho họ.

Nếu trước đây, châu Âu và châu Mỹ dẫn đầu về quy định mức sống cao cấp, thì nay châu Á đã đuổi kịp nhờ sự tăng trưởng vượt bậc của kinh tế tại đây. Chính vì vậy, số lượng triệu phú người châu Á cũng tăng trưởng nhanh nhất. Trong năm ngoái, 1/4 lượng khách mua bất động sản trị giá hơn 2 triệu bảng Anh tại Luân Đôn đến từ Trung Quốc và Hồng Kông!


*

Một cảnh phim trong Con Nhà Siêu Giàu châu Á: Astrid chọn mua nữ trang tại tiệm trang sức Stephen Chia Jewels


Con Nhà Siêu Giàu Châu Á ngoài đời có chi tiêu giống trong phim?

Những triệu phú ngoài đời thật là những người sành shopping. Họ không chỉ chi tiền cho thời trang, làm đẹp và du lịch, mà còn luôn tìm kiếm những vật phẩm độc nhất vô nhị.

Xem thêm: Bộ Đề 450 Câu Hỏi Lý Thuyết, Đáp Án Thi Lái Xe Ôtô, 450 Câu Hỏi Luật Giao Thông Đường Bộ

Hẳn bạn còn nhớ nàng Astrid lúc mở đầu phim đã không ngần ngại mua một đôi bông tai kim cương vô giá? Đối với giới triệu phú, những tài sản này không chỉ đẹp mà còn mang giá trị đầu tư, vì vậy họ vô cùng kỹ lưỡng trong việc chọn mua chúng.

*

Harper’s Bazaar Việt Nam


*

*
Phim hài Thái Lan Bậc Thầy Kiếm “Dạo” ra mắt khán giả Việt ngày Tết
*
Lucy Liu tái xuất màn ảnh rộng với Shazam! Cơn thịnh nộ của các vị thần
*
Valentino mang thời trang cao cấp đến câu lạc bộ đêm