Nếu có cơ hội về thăm miền Tây Nam Bộ, du khách đừng bỏ qua tỉnh Bạc Liêu. Vùng đất từ xa xưa đã nổi tiếng là trù phú và phì nhiêu. Đây còn là vùng đất hội tụ văn hóa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer thể hiện qua những công trình văn hóa độc đáo, tạo nên vẻ đẹp riêng. Nhắc đến Bạc Liêu người ta nghĩ ngay đến công tử Bạc Liêu – vị công tử nổi tiếng ăn chơi một thời hay quê hương của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu người sáng tác ra điệu “Dạ cổ hoài lang” lừng danh. Đến Bạc Liêu du khách không chỉ được thăm quan nhà công tử Bạc Liêu mà còn có cơ hội được nghe điệu đờn ca tài tử do các nghệ sĩ miệt vườn thể hiện và khám phá nhiều điểm đến hấp dẫn. Tận mắt chứng kiến, hẳn bạn sẽ phải ngỡ ngàng vì những gì thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này. Xin giới thiệu những địa điểm du lịch Bạc Liêu tuyệt đẹp nhất định phải đến.

Bạn đang xem: Địa điểm du lịch bạc liêu

Nhà Công tử Bạc Liêu

Đây là nhà của ông Trần Trinh Trạch, cha của Trần Trinh Huy – người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu hay còn gọi với một tên đặt biệt khác là “Hắc Công Tử”. Do gắn liền với tên tuổi của Trần Trinh Huy , nên nhiều người đến vùng đất này thường tìm đến ngôi nhà xưa của công tử Bạc Liêu đầu tiên. Nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc ở số 13, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà được xây dựng vào khoảng năm 1919 do kỹ sư người Pháp thiết kế và tất cả vật liệu để xây dựng đều được đưa từ Pháp qua, đây là ngôi nhà bề thế nhất ở Nam Kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ. Đến thăm nhà công tử Bạc Liêu, du khách sẽ được thấy cuộc sống giàu sang một thời của gia đình cậu Ba Huy.


*

Nhà Công tử Bạc Liêu


Theo giai thoại kể thoại, không một vị công tử cùng thời nào có thể sánh kịp về khả năng tài chính và độ chịu chơi với công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Công tử Bạc Liêu từng gây chấn động cả nước khi đi thăm ruộng bằng máy bay, lúc đó Việt Nam chỉ có hai chiếc, một của Hắc công tử, một của Vua Bảo Đại. Nhiều người còn kể rằng Hắc công tử nổi tiếng vì từng “đốt tiền nấu chè” để tranh sự chú ý của một cô gái.

Cánh đồng điện gió Bạc Liêu

Những khung hình với khoảng trời mênh mông, biển xanh bát ngát và dãy quạt gió khổng lồ khiến người ta có cảm giác bức ảnh được chụp ở châu Âu. Nhưng thực chất, địa điểm này nằm ở Bạc Liêu. Từ thành phố Bạc Liêu theo đường Cao Văn Lầu đi ra phía biển, ở địa phận ấp biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông là nhà máy điện gió Bạc Liêu. 


*

Cánh đồng điện gió Bạc Liêu


Đây chính là địa điểm chụp ảnh yêu thích của du khách đặc biệt là giới trẻ khi du lịch Bạc Liêu. Thời gian thích hợp nhất để chụp ảnh ở đây là lúc bình minh hay lúc 3, 4 giờ chiều bởi lúc này trời nắng không quá gắt khiến bạn khó chịu nhưng vẫn đủ ánh sáng và mát mẻ để cho ra đời những tấm hình sống ảo chất nhất. 

Quảng trường Hùng Vương – Nhà hát Cao Văn Lầu

Được khánh thành từ năm 2014, đến nay Quảng trường Hùng Vương đã trở thành niềm tự hào của người dân Bạc Liêu. Quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở quảng trường đã giúp vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hóa này ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch Miền Tây và là một trong những quảng trường đẹp nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.


*

Quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu


Khu vực quảng trường bao gồm nhiều công trình kiến trúc được bố trí thành một quần thể hài hòa, có tính thẩm mỹ cao và độc đáo, tạo điểm nhấn cho không gian đô thị của thành phố Bạc Liêu. Nổi bật nhất là cây đờn kìm được đặt trên đóa sen cách điệu thể hiện sự trường tồn và phát triển của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ nói chung và của văn hóa mang đậm bản sắc vùng đất Bạc Liêu nói riêng.


*

Nhà hát Cao Văn Lầu – Ảnh: ttthtruc


Tọa lạc trong khuôn viên quảng trường còn có Trung tâm triển lãm văn hóa – nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu được thiết kế theo hình dáng 3 chiếc nón lá, chóp nón hướng vào nhau được xem là trái tim quảng trường Hùng Vươn.

Chiếc nón lá là biểu tượng của văn hóa Việt Nam, ba khối nhà hình nón lá được đặt bên cạnh hồ giữa hồ là lối đi cho khách tham quan uốn cong theo suốt chiều dài hồ tạo nét mềm mại và sinh động.

Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là nơi khẳng định vị thế của bản Dạ cổ Hoài lang và tôn vinh tài hoa của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Khu lưu niệm nằm trên chính con đường mang tên ông – đường Cao Văn Lầu, phường 2, TP. Bạc Liêu.


*

Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu


Khu lưu niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu gồm nhiều hạng mục nhưng điểm nhấn rõ nhất là Đài Nguyệt cầm. Đài được xây dựng bằng đá, nằm ở vị trí trung tâm và cao nhất là biểu tượng cây đờn kìm cách điệu – một trong 4 loại nhạc cụ chính của dàn nhạc tài tử Nam bộ và cũng chính từ cây đờn kìm này, nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã sáng tác ra bản Dạ cổ hoài lang bất hủ.

Tại nhà trưng bày, du khách được nghe giới thiệu về thân thế sự nghiệp của cố Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, quá trình phát triển từ bản “Dạ cổ hoài lang” đến bản vọng cổ nổi tiếng của nghệ thuật sân khấu cải lương Nam bộ. Ngoài ra, khu lưu niệm còn có vườn tượng nhạc cụ dân tộc, nhà trưng bày Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và cải lương, nhà biểu diễn Nghệ thuật Đờn ca tài tử, gian hàng lưu niệm… là những nơi du khách không thể bỏ qua.

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Thật thiếu sót nếu về Bạc Liêu mà không ghé qua Tháp Cổ Vĩnh Hưng – một công trình kiến trúc của người Khơme (thời kỳ tiền Angkor), cổ nhất được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Tháp cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, từ trung tâm thành phố bạn có thể theo lộ Cầu Sập – Vĩnh Hưng rẽ trái 2km là tới Tháp. Đến thăm tháp cổ du khách sẽ hiểu hơn về thời vàng son của một nền văn hoá Óc Eo nổi tiếng.


*

Tháp cổ Vĩnh Hưng


Vườn chim Bạc Liêu

Du khách muốn tận hưởng không khí mát dịu trong lành của rừng hoang sơ giữa lòng TP. Bạc Liêu, hãy đến với vườn chim Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố 6 km về hướng biển. Đây là cảnh quan độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho ngành du lịch Bạc Liêu, là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật quý hiếm…


*

Vườn chim Bạc Liêu


Vườn nhãn cổ Bạc Liêu

Sau khi ngắm vườn chim, du khách cũng có thể đi thăm vườn nhãn cổ. Nằm trên địa bàn 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu là khu vườn nhãn cổ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khu vườn này quy tụ hàng trăm cây nhãn sum xuê hơn cả trăm năm nay với những cây gốc to hơn 2 người ôm không xuể, tán lá rộng mát, tạo nên không gian thanh bình.


*

Vườn nhãn cổ Bạc Liêu


Khu du lịch nhà mát Bạc Liêu

Cách đây không xa là Khu du lịch nhà mát Bạc Liêu đã trở thành địa điểm quen thuộc của du khách trong những năm gần đây. Nhà Mát còn được du khách gọi là “Suối Tiên của miền Tây” là một trong những khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng có qui mô lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long.


*

Khu du lịch nhà mát Bạc Liêu


Với khoảng không gian rộng lớn, bốn bề lộng gió, du khách sẽ cảm thấy thoải mái khi hòa mình vào dòng nước trong xanh. Tại đây còn có hệ thống tạo sóng biển tạo cho người tắm như đang hòa mình cùng biển xanh thật.

Cánh đồng muối Bạc Liêu

Vốn là nơi cung cấp số lượng muối lớn cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên cánh đồng muối là nét đặc thù của tỉnh Bạc Liêu. Ở Bạc Liêu có hai huyện gắn bó lâu năm với nghề làm muối, đó là huyện Hòa Bình và Đông Hải. Muối ở Bạc Liêu từ xa xưa đã nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ bởi hương vị đậm đà, độc đáo, rất riêng biệt. Không những thế, với những ruộng muối mênh mông, phủ một màu trắng tinh khiết đã làm nên một khung cảnh đẹp ngỡ ngàng thu hút đông đảo du khách gần xa.

*

Những cánh đồng muối được chia thành từng ô, từng hàng, chạy dài thẳng tắp và lấp lánh trong ánh nắng. Bạn có thể ghé thăm những cánh đồng muối nơi đây vào khoảng tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Đây là thời điểm nước biển đạt độ mặn hợp lí, nắng vừa phải và ít có mưa bão nên người dân sẽ tập trung khai thác. Không chỉ có khung cảnh đẹp, cảnh tượng người dân nơi đây chăm chỉ, cần mẫn thu hoạch muối nhìn cũng thật duyên dáng và thu hút. Đến đây, du khách có thể thoải mái “sống ảo”, lưu lại những tấm ảnh đẹp cùng với bạn bè người thân. Bạn nên đến đây vào buổi sáng lúc bình minh hoặc buổi tối hoàng hôn để bắt được những khung cảnh đẹp nhất của cánh đồng muối.

Khu Quán âm Phật đài – Phật bà Nam Hải

Một điểm không thể bỏ qua là Phật bà Nam Hải được xây dựng từ năm 1973, gần cửa biển Nhà Mát – một công trình kiến trúc, văn hóa, tâm linh nổi tiếng ở Bạc Liêu. Đặc điểm thu hút du khách tại đây là tượng Phật Bà cao 11m đứng uy nghi giữa một khoảng không gian thoáng đãng hướng nhìn ra biển Đông. Du khách đến đây sẽ cảm nhận được sự bình yên tỏa lan từ khuôn mặt dịu hiền, phúc hậu của Phật Bà. Theo tín ngưỡng của những người đi biển, Phật Bà đã phù hộ và chở che cho họ rất nhiều và những gì họ có được là cũng nhờ một phần vào việc họ tin và thành kính đối với thế giới tâm linh.


*

Phật bà Quan Âm Nam Hải


Vào ngày 22 – 23 và 24 tháng 3 âm lịch hàng năm; Bạc Liêu tổ chức lễ hội Quán Âm Nam Hải, đây là một trong những lễ hội Phật giáo lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu thu hút nhiều đông đảo khách thập phương.

Chùa Hưng Thiện – Mẹ Đông Hải

Chùa Hưng Thiện tọa lạc tại xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 10 km. Nơi đây có tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát mà người dân địa phương gọi là Mẹ Đông Hải lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long tính đến thời điểm này. Đầu năm mới, đến Bạc Liêu, khách thập phương không nên bỏ qua một điểm đến tâm linh kỳ thú khi đến lễ tại tượng Phật Bà, đồng thời cũng là cơ hội đi vãn cảnh đầu xuân, nguyện cầu cho mình và gia đình, người thân một năm mới hạnh phúc, bình an.


*

Chùa Hưng Thiện – Mẹ Đông Hải


Chùa Giác Hoa

Chùa Giác Hoa tọa lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Chùa được xây dựng từ năm 1919 do bà Huỳnh Thị Ngó (chị ruột của Công tử Bạc Liêu) – sinh ra trong một gia đình điền chủ giàu có tiếng ở Bạc Liêu vào cuối thế kỷ XIX hiến tiền, đất để dựng nên dân gian gọi là chùa cô Hai Ngó. Kiến trúc phương tây pha lẫn với phương đông cùng với tín ngưỡng tôn giáo tạo nên nét đẹp hiếm có của ngôi chùa ở Nam Bộ. 


*

Chùa Giác Hoa


Chùa Xiêm Cán

Chùa Xiêm Cán (thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) là một trong những ngôi chùa Khmer lớn nhất, đẹp nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. 


*

Chùa Xiêm Cán


Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang được chạm trổ tỉ mỉ, công phu. Không chỉ choáng ngợp bởi vẻ bề thế và lộng lẫy của chùa Xiêm Cán, người Khmer ở đây còn rất hiền hòa, mến khách gây ấn tượng khó quên trong lòng du khách mỗi khi đến tham quan, chiêm bái.

Chùa Ghôsitaram

Tọa lạc ở ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu cách trung tâm TP.Bạc Liêu chỉ 6 km, ngồi Chùa Ghositaram rực rỡ, nguy nga tráng lệ sẽ làm bạn ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.


*

Chùa Ghôsitaram – Ảnh: quckhanh8


Chùa Ghositaram có kiến trúc vô cùng độc đáo với màu sắc nổi bật từ màu đỏ, màu vàng,… cùng những họa tiết tinh xảo. Với lối kiến trúc đặc trưng và trang trí ấn tượng, chùa Ghositaram giống như một bảo tàng mỹ thuật thể hiện tài năng của các nghệ nhân Khmer, và là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với bất cứ du khách nào đến Bạc Liêu.

Phước Đức Cổ Miếu

Phước Đức Cổ Miếu còn gọi là chùa Bang tọa lạc tại Số 74, Điện Biên Phủ, Phường 3, thành phố Bạc Liêu. Phước Đức cổ miếu đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Phước Đức Cổ Miếu được khởi công xây dựng vào năm 1810 là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo và hoàn mỹ từ đầu kèo, đầu xiên cho đến các linh thú, hoa văn trên các khánh thờ đều được chạm khắc tinh tế. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu, theo tín ngưỡng dân gian người Hoa, “Bổn Đầu Công” là Phước Đức chánh thần, nên mọi người đã thống nhất lấy tên miếu là “miếu Ông Bổn”, về sau đổi là “Phước Đức cổ miếu”.


Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu

Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu tọa lạc tại phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 8km hướng ra biển. Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu được xây dựng theo kiến trúc Lý – Trần mang đậm nét truyền thống văn hóa dân tộc. Toàn bộ công trình được làm bằng gỗ lim và đá Thanh Hóa. Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu không chỉ là nơi tu hành của tăng ni phật tử trong tỉnh, mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong vùng, là điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh cho du khách thập phương các nơi về chiêm ngưỡng.


Nhà thờ Tắc Sậy

Nhà thờ Tắc Sậy là một trong những điểm hành hương nổi tiếng ở tỉnh Bạc Liêu nằm trên quốc lộ 1A, xã Tân Phong, huyện Giá Rai. Nơi đây gắn liền với câu chuyện cảm động về cuộc đời của cha Trương Bửu Diệp, người có công lớn với tín đồ công giáo dân. Đến với nhà thờ Tắc Sậy, ngoài việc viếng thăm mộ phần của cha Bửu Diệp thì du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của nhà thờ.


Lưu ý khi đến các điểm du lịch tâm linh ở Cà Mau để tham quan thì du khách nên giữ thái độ lịch sử, tôn kính. Hơn nữa phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và nói năng nhỏ nhẹ, giữ trật tự xung quanh. Vì đây là nơi tôn nghiêm nên du khách phải có ý thức và tuân thủ các nội quy ở chùa, nhà thờ.

Thế đấy, vùng đất Bạc liêu bình dị và phóng khoáng sẽ níu chân du khách quay trởi lại, nếu đã một lần tới đây.

Cùng Phượt – Nhắc tới mảnh đất Bạc Liêu, xưa giờ phần lớn du khách chỉ có thể nhớ tới các sự tích, địa danh gắn liền với Công Tử Bạc Liêu, một nhân vật nổi tiếng khắp vùng miền Tây thời trước. Tuy vậy, Bạc Liêu còn là vùng đất hội tụ sự giao thoa văn hóa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer, là một trong những cái nôi lớn của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ… Mặc dù thế mạnh là du lịch sinh thái nhưng các địa điểm du lịch ở Bạc Liêu cũng tương đối đa dạng; từ những cánh đồng điện gió phù hợp với các bạn trẻ thích chụp ảnh cho đến những di tích lịch sử, văn hóa, chùa chiền cho những bạn thích tìm hiểu…


*

Khu du lịch Nhà Mát nằm ngay sát biển, với nhiều công trình vui chơi giải trí, nhà hàng.. (Ảnh – Thái Thành Vũ)


Khu du lịch Nhà Mát tọa lạc ở đường Bạch Đằng, cách trung tâm TP. Bạc Liêu khoảng 7km, nằm ven biển Bạc Liêu với diện tích rộng hơn 21 ha, được xem như điểm du lịch hấp dẫn và lớn nhất khu vực miền Tây, kết hợp giữa khu vui chơi và nghỉ dưỡng phức hợp.

Quán Âm Phật Đài

Chùa nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 8 km. Ban đầu, chùa chỉ là một căn nhà rộng đơn sơ bằng cây lá, trên một khu đất nhỏ ở ven biển có nhiều ao đầm, bãi bùn. Năm 1973, tượng Quán Thế Âm lộ thiên cao 11 m được xây dựng và hoàn thành vào đầu năm 1975. Hằng năm, nhà chùa có tổ chức lễ hội Quán Âm Nam Hải vào 22, 23 và 24 tháng 3 âm lịch. Đây cũng là một trong 6 lễ hội đặc trưng của tỉnh Bạc Liêu.


Cùng nằm trong hệ thống Thiền viện Trúc Lâm, phái thiền do Trần Nhân Tông sáng lập, Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu được xây dựng theo kiến trúc của thời Lý, thời Trần mang đậm nét truyền thống văn hóa dân tộc. Công trình này tọa lạc đường Cao Văn Lầu, phường Nhà Mát, cách trung tâm thành phố khoảng 8km.

Giá Rai

Nhà thờ Tắc Sậy

Nhà thờ Tắc Sậy hay còn gọi là nhà thờ Cha Diệp, một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất ở khu vực miền Tây. Nhà thờ gắn liền với tên của Linh mục Trương Bửu Diệp, người được nhiều người biết đến với lòng sùng mộ.

Nhà thờ sở hữu kiến trúc khá độc đáo, gồm 3 tầng. Tầng trệt là nơi nghỉ ngơi, tầng 2 và tầng 3 là nơi dâng thánh lễ, tiền sảnh của tầng 2 rất rộng rãi. Phần mộ Linh mục Trương Bửu Diệp được thiết kế như một tòa nhà gồm ba nóc, trong đó nóc chính giữa cao hơn hai nóc phụ có gắn đồng hồ lớn tạo nên điểm nhấn nổi bật cho cả tòa nhà

Khu di tích Đồng Nọc Nạng

Đây là nơi đã diễn ra cuộc nổi dậy của anh em Mười Chức đối đầu với tên địa chủ Mã Ngân đầy quyền lực thời đó. Cuộc xô xát không cân sức khi một bên có súng, một bên chỉ có giáo mác nhưng cuối cùng cả hai bên đều có nhiều người ngã xuống. Anh em nhà Mười Chức sau được tòa án tha bổng, đây là một vụ án rất nổi tiếng mà nếu đã từng nghe qua các bạn nên đến đây để tìm hiểu thêm.

Đông Hải

Cánh đồng muối Đông Hải

Bạc Liêu là một trong những địa phương có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước, tập trung tại hai huyện Đông Hải và Hòa Bình. Nếu thích ngắm nhìn vẻ đẹp của những cánh đồng muối các bạn có thể ghé xã Long Điền để tham quan.

Lăng ông Nam Hải

Lăng Ông Nam Hải hay còn gọi là Lăng cá Ông Gành Hào tọa lạc tại thị trấn Gành Hào, Đông Hải. Kiến trúc Lăng Ông Gành Hào không quá cầu kỳ nhưng điểm nổi bật là ở trong lăng vẫn còn lưu giữ nhiều bộ xương cá Ông với tuổi đời hàng trăm năm. Tại đây, từ ngày 9 đến 11 tháng 3 âm lịch hàng năm đều diễn ra lễ hội Nghinh Ông rất trang trọng nhưng cũng sôi nổi thu hút rất đông người dân tham gia. Lễ hội Nghinh Ông là một lễ hội tín ngưỡng truyền thống lâu đời của cư dân miền biển tỉnh Bạc Liêu, được duy trì qua nhiều thế hệ cho đến nay.

Vườn chim Lập Điền

Vườn chim Lập Điền (xã Long Điền Tây, Đông Hải) là một vườn chim của tư nhân có diện tích lớn với 21 ha. Ban đầu (1994) chỉ có vạc, cò, cồng cọc nhưng sau đó thì diệc, điên điển, chàng bè, chim sen… tiếp tục kéo đến, với trên 30 loài chim trú ngụ như hiện nay. Theo những nhà khoa học và khách tham quan, mật độ chim nơi đây dày hơn nhiều so với Vườn chim Bạc Liêu.

Phước Long

Chùa Cosdon

Chùa Monisereysophol Cosdon là chùa Phật Giáo Theravada (Nam Tông) Khmer, tọa lạc tại Ấp Bình Bảo, Vĩnh Phú Tây, Phước Long. Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1903, trên diện tích hơn 5000 m² do gia đình ông tá điền chủ Che hiến cúng.


Ngôi chùa có tên đầy đủ là Sê-Rây Vong-Sa Chey-Ya-Ra, được xây dựng từ năm 1956 toạ lạc trên khu đất rộng hơn 16000 m². Chùa Đìa Muồng là công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo mang dấu ấn của phật giáo Nam Tông

Vĩnh Lợi

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Tháp cổ Vĩnh Hưng được xây dựng trên một doi đất có diện tích khoảng 100m, cửa Tháp quay về hướng Tây, bình diện chân Tháp hình chữ nhật với hai cạnh là 5,6m và 6,9m. Chiều cao của Tháp là 8,2m (tính từ nền Tháp). Trước đây, ngôi Tháp được biết đến bằng tên gọi là Tháp Trà Long hay Tháp Lục Hiền. Đến năm 1990, Bảo tàng Minh Hải kết hợp với các nhà khảo cổ tiến hành khảo sát, khai quật thăm dò trước cửa Tháp, với những tư liệu đã tìm thấy, các nhà khoa học khẳng định Tháp Vĩnh Hưng là một công trình kiến trúc có từ thời kỳ văn hóa Óc Eo. Tháp Vĩnh Hưng là một công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị về mặt lịch sử và cũng là công trình Tháp còn lại duy nhất ở Nam Bộ.

Chùa Ghositaram

Chùa Ghositaram còn được gọi là Chùa Cù Lao được xây dựng vào năm 1860 trên khu đất rộng 4ha, phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, là hình ảnh quen thuộc của cảnh sắc miền Tây. Năm 2011 chánh điện ngôi chùa được xây dựng lại, toàn bộ công trình được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer cổ kính kết hợp hài hòa với kiến trúc hiện đại.

Xem thêm: Hướng dẫn dịch tên tiếng việt sang tiếng hàn theo nghĩa, bạn đã biết chưa?

Chùa Giác Hoa

Chùa Giác Hoa (chùa cô Hai Ngó) được xây dựng từ năm 1919, tọa lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, Vĩnh Lợi. Tháng 3 năm 1919, cô Hai Ngó hiến tiền, đất xây dựng ngôi chùa theo lối “nội công, ngoại quốc”, kết hợp kiến trúc nghệ thuật giữa phương Đông và phương Tây. Chùa là tổng thể các công trình kiến trúc lớn nhỏ, được bố trí chặt chẽ, cân đối, phía trước là Chánh điện, phía sau là sân Thiên tịnh và ngôi nhà Hậu tổ (thờ gia tiên và cô Hai Ngó, người sáng lập ra ngôi chùa). Chùa Giác Hoa vừa có giá trị về mặt lịch sử, vừa có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật bởi nó là một công trình kiến trúc có sự kết hợp nhuần nhuyễn đường nét Đông – Tây hiếm thấy ở miền Tây Nam bộ.

Tìm trên Google:

các địa điểm du lịch ở Bạc Liêutháng 5 Bạc Liêu có gì hấp dẫnchơi gì khi đến Bạc Liêuphượt Bạc Liêu có gìcảnh đẹp Bạc Liêuđịa điểm check-in Bạc Liêudanh lam thắng cảnh Bạc Liêuđịa điểm du lịch tâm linh Bạc Liêuđến Bạc Liêu nên đi đâuđịa điểm chụp ảnh đẹp ở Bạc Liêu