Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 51.000 - 54.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Yên Bái, Lào Cai 51.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Hưng Yên 54.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 51.000 - 52.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 51.0000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Thanh Hóa 52.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Bình Thuận 52.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 51.000 - 53.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 52.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Cà Mau 53.000 đ/kg
Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 51.000 đ/kg 

- Năm 2015, sản lượng TACN cả nước đạt 15,8 triệu tấn, đến năm 2020 đạt 20,3 triệu tấn. Tăng trưởng về sản lượng TACN trong cả giai đoạn đạt 28,5%; trung bình 5,7%/năm.

Bạn đang xem: Bảng giá thức ăn chăn nuôi 2015

 

Sản lượng TACN phân bố không đồng đều giữa các vùng

 

Tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực đồng bằng đã chiếm trên 85,1% còn lại là các khu vực khác, cụ thể: ĐBSH chiếm 38,9%; ĐNB chiếm 32,5%; ĐBSCL chiếm 13,7%.

Doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 60% sản lượng TACN

 

Sản lượng TACN được duy trì khá ổn định ở khu vực doanh nghiệp FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước, cụ thể: năm 2015, sản lượng TACN của các doanh nghiệp FDI đạt 9,5 triệu tấn (tương đương 60,0%), của khối doanh nghiệp trong nước đạt 6,3 triệu tấn (tương đương 40,0%). Đến năm 2020, sản lượng của các doanh nghiệp FDI đạt 12,1 triệu tấn (tương đương 59,8%), của các doanh nghiệp trong nước đạt 8,2 triệu tấn (tương đương 40,2%).

 

TACN gia cầm lần đầu tiên vượt TACN cho lợn

 

Cơ cấu sản lượng TACN theo đối tượng vật nuôi đang có sự thay đổi giữa thức ăn cho lợn và thức ăn cho gia cầm, cụ thể: Trong giai đoạn 2015-2017, sản lượng TACN cho lợn luôn chiếm trên 60% (63,6-67,3%), cho gia cầm ở mức trên 30% (30,6-33,5%) so với tổng sản lượng TACN các loại. Đến giai đoạn 2018-2020, cơ cấu có sự thay đổi theo hướng giảm TACN cho lợn, tăng TACN cho gia cầm, cụ thể như sau:

 

– Năm 2018: TACN cho lợn chiếm 56,6%, TACN cho gia cầm chiếm 40,7%;

– Năm 2019: TACN cho lợn chiếm 49,7%, TACN cho gia cầm chiếm 47,2%;

– Năm 2020: TACN cho lợn chiếm 43,8%, TACN cho gia cầm chiếm 52,7%.

 

Đáng chú ý, năm 2020 cũng là năm đầu tiên ghi nhận sản lượng TACN cho lợn thấp hơn sản lượng TACN cho gia cầm trong cơ cấu sản lượng TACN tổng số. Như vậy, quy mô đàn lợn đang giảm tương đối trong sản xuất so với đàn gia cầm ngày càng tăng nhanh.

 

Nhập khẩu nguyên liệu TACN tăng 6,2%/năm

 

Tổng lượng nguyên liệu TACN nhập khẩu năm 2015 là 15,4 triệu tấn (tương đương 5,3 tỷ USD), đến năm 2020 lượng nhập khẩu tăng lên 20,2 triệu tấn (tương đương 6,0 tỷ USD). Tốc độ tăng trung bình hang năm trong giai đoạn 2015-2020 là 6,2%/năm (tương đương với tốc độ tăng sản lượng TACN sản xuất trong nước là 5,7%/năm).

 

Các nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn là nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật. Số liệu nhập khẩu năm 2020: ngô hạt 9,9 triệu tấn (tương đương 1,9 tỷ USD), khô dầu các loại 4,7 triệu tấn (tương đương 1,6 tỷ USD), DDGS 1,1 triệu tấn (tương đương 256 triệu USD), bột thịt xương và các phụ phẩm từ động vật 1,2 triệu tấn (tương đương 560 triệu USD), thức ăn bổ sung 661 nghìn tấn (tương đương 876 triệu USD).

 

Quý I/2021, tổng lượng TACN nhập khẩu đạt 5,4 triệu tấn, tương đương 1,66 tỷ USD; tăng 3,94% về số lượng và 5,53% về giá trị so với cùng kỳ 2020.

 

Giá nguyên liệu và TACN thành phẩm trong nước

 

Giai đoạn từ năm 2015 đến Quý III/2020 nhìn chung giá ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần. Giá các loại nguyên liệu chính của TACN bắt đầu tăng từ tháng 10/2020 và tăng cao đến thời điểm hiện nay với mức tăng trung bình từ 30-35%, tuy nhiên giá TACN thành phẩm chỉ bắt đầu tăng nhẹ từ tháng 12/2020 (do giai đoạn này các doanh nghiệp đang còn nguồn nguyên liệu dự trữ với giá thấp) và tăng dần đến thời điểm hiện nay. Tính từ lần tăng giá đầu tiên tại thời điểm cuối năm 2020 đến nay, giá TACN thành phẩm trong nước đã tăng trung bình từ 5-6 đợt (mức tăng 200-300 đ/kg/lần), với tổng mức tăng chung là 10-15% (tương đương 1.000-1.500 đ/kg, tùy từng loại).

 

Giá một số nguyên liệu TACN trong Quý IV/2020 tăng so với Quý I/2020, cụ thể: ngô hạt 6.126 đ/kg (tăng 9,2%), khô dầu đậu tương 11.190 đ/kg (tăng 25,2%), DDGS 7.135 đ/kg (tăng 26,7%). Tuy nhiên giá TACN thành phẩm năm 2020 được duy trì ổn định, so với Quý I/2020, giá TACN thành phẩm trong Quý IV/2020 chỉ tăng nhẹ từ 0,2-0,8%.

 

Trong Quý I/2021 giá nguyên liệu TACN tiếp tục tăng, cụ thể: ngô hạt 7.371 đ/kg, tăng 20,3%; khô dầu đậu tương 13.533 đ/kg, tăng 12,9%; DDGS 8.700 đ/kg, tăng 21,9% so với giá bình quân Quý IV/2020… Sau khi đạt mức cao nhất vào giai đoạn cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay, giá nguyên liệu TACN đã giảm nhẹ vào cuối tháng 3 và duy trì đến đầu tháng 4. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây (20-23/4), giá một số nguyên liệu như ngô, DDGS, lúa mì có xu hướng tăng nhanh do những lo ngại từ việc nhu cầu thu mua của Trung Quốc tăng cao cũng như tình trạng hạn hán tại Braxin có thể ảnh hưởng đến sản lượng ngô của nước này.

 

Giá TACN thành phẩm trong Quý I/2021 tăng so với Quý IV/2020, cụ thể: TAHH cho lợn thịt từ 60kg trở lên 10.357 đ/kg (tăng 10,4%), TAHH cho gà thịt lông màu 10.601 đ/kg (tăng 11,0%), TAHH cho gà thịt lông trắng 10.702 đ/kg (tăng 7,5%). Trong tháng 4/2021, giá TACN thành phẩm tiếp tục tăng 2,7-3,3% so với Quý I/2021 (Chi tiết theo Bảng 6 phụ lục đính kèm).

 

Trong sản xuất TACN công nghiệp, giá nguyên liệu thông thường chiếm khoảng 80-85% so với giá thành sản xuất; chi phí khác như nhiên liệu, khấu hao, nhân công, lãi vay, lương… chiếm khoảng10-15%. Theo mặt bằng hiện nay, chỉ tính riêng chi phí nguyên liệu cho TAHH hoàn chỉnh lợn bình quân là 8.894đ/kg; TAHH hoàn chỉnh của gà màu bình quân là 9.757đ/kg; TAHH hoàn chỉnh của gà trắng bình quân là 10.050đ/kg; Các chi phí vận hành sản xuất, kinh doanh, bao bì, lương khoảng 2.500-3.000 đồng/kg.

 

Dẫn đến giá thành thực tế bán ra TAHH hoàn chỉnh của lợn giai đoạn vỗ béo là khoảng 11.000đ/kg, TAHH hoàn chỉnh của gà màu nuôi thịt là khoảng 12.100đ/kg, TAHH hoàn chỉnh của gà trắng nuôi thịt là 12.500đ/kg

 

Bảng 3. Sản lượng TACN gđ 2015-2020 theo vùng sinh thái (1.000 tấn)

TT

Vùng

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Bắc Trung Bộ

189

153

259

304

470

541

2

Duyên hải Nam Trung Bộ

935

1.595

1.438

1.453

1.667

1.645

3

Đông Bắc

364

410

319

344

422

499

4

Đồng bằng Sông Cửu Long

2.421

3.277

3.352

3.012

2.947

2.785

5

Đồng bằng Sông Hồng

6.799

8.889

7.826

7.798

7.268

7.902

6

Đông Nam Bộ

5.006

5.661

5.993

5.753

5.975

6.589

7

Tây Bắc Bộ

129

165

192

145

191

330

 

Tổng số

15.846

20.152

19.381

18.813

18.942

20.295

 

Tăng trưởng (%)

 

27,2

-3,8

-2,9

0,7

7,1

 

Bảng 4. Sản lượng TACN gđ 2015-2020 theo loại hình doanh nghiệp (1.000 tấn)

Loại hình doanh nghiệp

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

FDI

9,507

60.0

12,391

61.5

11,472

59.2

11,245

59.8

11,618

61.3

12.143

59,8

Trong nước

6,339

40.0

7,761

38.5

7,908

40.8

7,568

40.2

7,324

38.7

8.151

40,2

Tổng số

15,846

100.0

20,152

100.0

19,381

100.0

18,813

100.0

18,942

100.0

20.295

100,0

 

Bảng 5. Sản lượng TACN giai đoạn 2015-2020 theo nhóm vật nuôi (triệu tấn)

Nhóm TĂCN

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

TA cho lợn

10,0

63,6

13,5

67,3

12,4

63,7

10,6

56,6

9,4

49,7

8,9

43,8

TAcho gia cầm

5,1

32,2

6,3

30,6

6,5

33,5

7,7

40,7

8,9

47,2

10,7

52,7

TAcho vật nuôi khác

0,7

2,4

0,4

2,0

0,5

2,7

0,5

2,6

0,6

2,9

0,6

3,0

Tổng

15,8

 

20,1

 

19,4

 

18,8

 

18,9

 

20,3

 

 

Bảng 6. Tổng hợp giá một số nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2015-2020

Phương thức sản xuất chăn nuôi chuyển đổi nhanh theo hướng trang trại, hộ lớn, chăn nuôi công nghiệp.


Công tác quản lý chất lượng giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi được các địa phương quan tâm hơn; quản lý môi trường chăn nuôi có nhiều tiến bộ công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi được áp dụng trong sản xuất. Bước sang năm 2015, chăn nuôi tăng trường khá, 6 tháng đầu năm đạt khoảng 4,81% so với cùng kỳ năm 2014, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng. Đầu tư xã hội cho ngành chăn nuôi có chiều hướng tích cực, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang phát triển mạnh đầu tư vào ngành chăn nuôi.

Công tác quản lý chất lượng giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi được các địa phương quan tâm hơn; quản lý môi trường chăn nuôi có nhiều tiến bộ công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi được áp dụng trong sản xuất. Bước sang năm 2015, chăn nuôi tăng trường khá, 6 tháng đầu năm đạt khoảng 4,81% so với cùng kỳ năm 2014, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng. Đầu tư xã hội cho ngành chăn nuôi có chiều hướng tích cực, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang phát triển mạnh đầu tư vào ngành chăn nuôi.

Tiêu thụ sản phẩm

Năm 2014, tổng sản lượng thịt xẻ quy đổi được sản xuất trong nước là 3.121.409 tấn, tổng lượng thịt xẻ quy đổi nhập khẩu là 1259.574 tấn/3.280.983 tấn, chiếm 4,9%. Tiêu dùng thịt xẻ bình quân đầu người là 35kg/người/năm.

Tình hình thị trường sản phẩm cahwn nuôi biến động không nghiều trong 6 tháng đầu năm 2015. Giá một số nguyen liệu TĂCN trong quý I, II năm 2015 đã giảm từ 2-4 % so với cùng kỳ do chính sách không thu thuế VAT nguyên liệu TĂCN được áp dụng.

Xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi

Tình hình nhập khẩu : Tính chung trong 5 tháng đầu năm 105, cả nước nhập khẩu 1.220 con lợn giống, kim ngạch hơn 1,6 triệu USD (giảm 23,8% về lượng nhưng tăng 18,9% về kim ngạch so cới cùng kỳ năm 2014); tổng số gia cầm giống nhập khẩu là 821.519 con, kim ngạch nhập khẩu hơn 2,91 triệu USD (tăng 1,1% về lượng và giảm 9,3 về kim nghạc); đã có 209.006 con trâu, bò sống được nhập vào Việt Nam từ Úc và Thái Lan và 29.600 con bò giống, kim ngạch nhập khẩu gần 195,5 triệu USD (tăng 62,2% về lượng và 98,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2014). Cả nước nhập khẩu 2.032 tấn thịt lợn, kim ngạch đạt gần 4 triệu USD (tăng 46,6% về lượng và tăng 59,5% về kim ngạch) và 56.917 tấn thịt gà, kim ngạch đạt gần 52,7 triệu USD (lần lượt tăng 54,4% về lượng và tăng 31,3% về kim ngạch).

Tình hình xuất khẩu: Đối với sản phẩm xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm 2015 cả nước xuất khẩu 17.731,45 tấn lợn sữa đông lạnh, kim ngạch đạt 48,78 triệu USD; 13.801.429 quả trứng muối, kim ngạch đạt 2.235,54 ngàn USD; 13.964,86 tấn mật ong, kim ngạch đạt 43.563,16 ngàn USD và 3.982,15 tấn sữa tươi, kim ngạch đạt trên 6,15 USD.

*

Thị trường nguyên liệu và sản phẩm thức ăn chăn nuôi

- Sản suất thức ăn chăn nuôi: Trong 5 tháng đầu năm 2015, sản lượng TĂCN coogn nghiệp ước đạt gần 6,03 triệu tấn; tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2014, bình quân gía hầu hết nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính trong 5 tháng đầu năm 2015 đều giảm như: Ngô hạt 5.540 đ/kg (giảm 15,45%), khô dầu đậu tương 10.200 đ/kg (giảm 29,7%), cám gạo 6.276 đ/kg (giảm 7,4%), sắn lát 4.620 đ/kg (giảm 13,7%), lysine 35.000 đ/kg (giảm 2,7%); chỉ có giá Methionine 147.000 đ/kg và bột cá 31.000 đ/kg là tăng lần lượt là 79,95% và 21% so với cùng kỳ. Do giá nguyên liệu đầu vào giảm nên bình quân giá thức ăn hỗ hợp hoàn chỉnh cho gà Broiler 10,742 đ/kg, giảm 7,4%; giá thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt giai đoạn từ 60kg đến xuất chuồng 9.56 đ/kg, giảm 8,9%.

- Xuất nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: Tình hình nhập khẩu nguyên liệu TĂCN trong 5 tháng đầu năm 2015 có xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2014, theo số liệu báo cáo của các đơn vị kiểm tra: tổng lượng các loại nguyên liệu nhập khẩu là trên 5,98 triêu jtaans so với 5,1 triệu tấn (tăng 17,29%); giá trị nhập khẩu 2,31 tỷ USD so với 2,02 tỷ USD (tăng 14,52%). Trong đó, nhóm thức ăn giàu đạm chiếm trên 2,44 triệu tấn, trị giá đạt trên 1,3 triệu USD (lần lượt tăng 19,21% về lượng và 26,66% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2014); nhóm thức ăn giàu năng lượng chiếm trên 3,36 triêụ tấn, trị giá 772,1 triệu USD (lần lượt tăng 16,56% về lượng và 6,59% về kim ngạch so với ùng kỳ năm 2014); thức ăn bổ sung và các loại khác chiếm 177,65 ngàn tấn, kim ngạch nhập khẩu trên 299,12 triệu USD (tăng 7,45% về lượng nhưng giảm 11,63% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2014).

Thể chế ngành chăn nuôi được tăng cường đáng kể, nhiều chính sách mới trong chăn nuôi được ban hành, như: Đề án tái cơ cấu ngành, Đề án tăng cường năng lực quản lý giống, Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển chăn nuôi tập chung, Chính sách chăn nuôi nông hộ…

Tuy nhiên chăn nuôi nước ta vẫn còn chưa bền vững; giá trị gia tăng thấp; công tác quản lý còn nhiều bất cập; việc áp dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi còn chậm. Lực lượng cán bộ làm công tác chăn nuôi còn thiếu và yếu. Trong chăn nuôi còn tiềm ẩn những yếu tố về phát sinh dịch bênh và môi trường.

Xem thêm: Tổng Hợp 50 Mẫu Cửa Sắt 4 Cánh Đẹp 2014, Cửa Sắt 4 Cánh

Công tác chuẩn bị và tiếp cận Hội nhập TPP chưa rõ, chậm, lúng túng và thiếu hành động cụ thể cho từng lĩnh cực. Công tác tuyên truyền còn chậm đổi mới, xúc tiến thương mại và thị trường chưa quan tâm đúng mức./.