Bài Tập tự luyện Toán nâng cao lớp 3

101 bài Toán tự luyện nâng cao lớp 3 được Vn
Doc sưu tầm, tổng hợp những dạng bài Toán hay và chọn lọc nhằm củng cố kiến thức và luyện tập môn Toán 3 ôn luyện ôn thi tốt cho các kỳ thi học sinh giỏi.... Mời các bạn cùng tham khảo tải về bản chi tiết đầy đủ.

Bạn đang xem: Bài tập toán nâng cao lớp 3 có lời giải


Bài tập Toán nâng cao lớp 3

Bài 1: Tìm x

a) x - 452 = 77 + 48

b) x + 58 = 64 + 58

c) x - 1 - 2 - 3 - 4 = 0

Bài 2: Thứ năm tuần này là ngày 25 tháng 3. Hỏi thứ năm tuần sau là ngày nào?

Bài 3: Khối lớp 3 có 169 bạn được chia vào các lớp 3A, 3B, 3C, 3D, 3E sao cho mỗi lớp có nhiều hơn 32 bạn. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu bạn, biết rằng lớp 3A có ít bạn hơn mỗi lớp còn lại.

Bài 4: Một quãng đường AB dài 102 km. Ở A có cột mốc ghi số 0 km là cột mốc thứ nhất và cứ sau 1 km lại có một cột mốc lần lượt ghi 1km, 2km ... đến B thì cột mốc ghi số 102 km. Hỏi có bao nhiêu cột mốc trên quãng đường AB? Cột mốc chính giữa quãng đường AB là cột mốc thứ mấy và ghi số nào?


Bài 5: Một thửa vườn hình chữ nhật có chiều rộng 30m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta muốn làm một hàng rào xung quanh thửa ruộng đó (có để 2 cửa ra vào, mỗi cửa rộng 3 m). Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu m?

Bài 6: An, Bình, Hoà được cụ giáo cho một số nhãn vở. Nếu An cho Bình 6 nhãn vở, Bình lại cho Hoà 4 nhãn vở thì số nhãn vở của mỗi bạn đều bằng 12 cái. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có mấy nhãn vở?

Bài 7: Viết biểu sau thành tích 2 thừa số rồi tính giá trị của biểu thức đó:

a) 15 x 5 + 3 x 5 + 5 x 2 – 10 x 5

b) (24 + 6 x 5 + 6 ) – (12 + 6 x 3)

c) 23 + 39 + 37 + 21 + 34 + 26

Bài 8: Bạn An viết dãy số: 1, 0, 0, 1, 0, 0, 1, 0, 0, 1...(Bắt đầu là số 1, tiếp đến 2 số 0 rồi lại đến số 1, ...) Hỏi:

a) Số hạng thứ 31 là số 1 hay số 0?

b) Khi viết đến số hạng thứ 100 thì ta viết bao nhiêu số 1, bao nhiêu số 0?

Bài 9: Tích của hai số là 75. Bạn A viết thêm chữ số 0 vào bên phải thừa số thứ nhất và giữ nguyên thừa số thứ hai rồi nhân hai số với nhau. Hỏi tích mới là bao nhiêu?


Bài 10: Người ta cần xe ô tô có 40 chỗ ngồi để chở 195 người đi dự hội nghị. Hỏi ít nhất phải điều mấy xe ô tô cùng loại để chở hết số người đi dự hội nghị?

Bài 11: Một hình chữ nhật có chiều rộng 12 cm. Biết chu vi gấp 6 lần chiều rộng, tính chiều dài hình chữ nhật đó.

Bài 12: Anh đi từ nhà đến trường hết 1/6 giờ. Em đi từ nhà đến trường hết 1/3 giờ. Hỏi ai đi nhanh hơn? Nếu em đi học mà đi trước anh 5 phút thì anh có đuổi kịp em không? Nếu có, thì đuổi kịp chỗ nào trên quãng đường đó?

Bài 13: Tính giá trị của biểu thức

a) 2 + 4 + 6 + 8 + ... + 34 + 36 + 38 + 40

b) 1 + 3 + 5 + 7 + ... + 35 + 37 + 39

Bài 14: Hiện tại em học lớp 1, còn anh học lớp 6. Hỏi sau 5 năm nữa anh học hơn em mấy lớp, biết rằng mỗi năm mỗi người đều được lên lớp?

Bài 15: Gia đình bạn Bình có 3 người thì bình quân mỗi người thu nhập được 250 nghìn đồng một tháng. Nếu gia đình bạn Bình thêm 3 người nữa mà tổng thu nhập không thay đổi thì bình quân mỗi người thu nhập được bao nhiêu nghìn đồng một tháng?

Bài 16: Một hình chữ nhật có 2 lần chiều rộng thì hơn chiều dài 5m. Nhưng 2 lần chiều dài lại hơn 2 lần chiều rộng 10m. Tính chu vi hình chữ nhật đó.

Bài 17: Lúc đầu nhà trường thuê 3 xe ô tô để chở vừa đủ 120 học sinh khối lớp 3 đi tham quan. Sau đó có thêm 80 học sinh khối lớp 4 đi cùng. Hỏi phải thuê tất cả bao nhiêu ô tô cùng loại để chở học sinh khối lớp 3 và khối lớp 4 đi tham quan.


Bài 18: Biết 1/3 tấm vải đỏ dài bằng 1/4 tấm vải xanh, cả hai tấm vải dài 84m. Hỏi mỗi tấm vải dài bao nhiêu m?

Bài 19: Tính giá trị của biểu thức

Bài 20: Hiệu hai số bằng 76. Nếu thêm vào số bị trừ 12 và giữ nguyên số trừ thì hiệu hai số thay đổi như thế nào? Tính hiệu đó.

Bài 21: Hãy nêu "qui luật" viết các số trong dãy số sau rồi viết tiếp 3 số nữa: a) 1, 4, 7, 10, ... b) 45, 40, 35, 30, ... c) 1, 2, 4, 8, 16, ...

Bài 22: Cô giáo có 5 gói kẹo, mỗi gói có 24 chiếc. Cô chia đều cho các cháu ở lớp mẫu giáo, mỗi cháu được 5 cái kẹo. Hỏi lớp đó có bao nhiêu cháu?

Bài 23: Tìm thương của hai số biết thương đó gấp 2 lần số bé nhưng chỉ bằng nửa số lớn.

Bài 24: Một hình chữ nhật có chu vi 72cm. Nếu giảm chiều rộng đi 6cm và giữ nguyên chiều dài thì diện tích giảm đi 120cm2. Tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đó.

Bài 25: Tính bằng cách thuận tiện nhất

a) 100 + 100 : 4 – 50 : 2

b) (6 x 8 – 48) : (10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15)

Bài 26: Cho dãy số : 2, 4, 6, 8, 10, 12, … Hỏi:

a, Số hạng thứ 20 là số nào?

b, Số 93 có ở trong dãy trên không? Vì sao?

Bài 27: Tìm số có 3 chữ số, biết rằng khi xoá bỏ chữ số 7 ở hàng đơn vị, ta được số mới kém số phải tìm là 331.

Bài 28:

Người ta trồng chuối xung quanh mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng là 8 m, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Hỏi xung quanh mảnh đất đó trồng được bao nhiêu cây chuối biết rằng hai cây chuôi trồng cách nhau 4m.


Bài 29:

Có hai ngăn sách, cô thư viện cho lớp 3A mượn 1/3 số sách ở ngăn thứ nhất, cho lớp 3B mượn 1/5 số sách ở ngăn thứ hai, như vậy mỗi lớp đều được mượn 30 quyển. Hỏi số sách còn lại ở ngăn thứ hai nhiều hơn số sách còn lại ở ngăn thứ nhất bao nhiêu quyển?

Bài 30: Em đi học lúc 7 giờ và đến trường lúc 7 giờ 20 phút. Hỏi em đã đi hết bao nhiêu phút?

Bài 31: Tìm X

Bài 32: Thùng thứ nhất chứa 160l dầu, thùng thứ hai chứa 115l dầu. Người ta lấy ra ở mỗi thùng số lít dầu như nhau thì số dầu còn lại ở thùng thứ nhất gấp 4 lần số dầu còn lại ở thùng thứ hai. Hỏi mỗi thùng lấy ra bao nhiêu lít dầu?

Bài 33: Hiện nay tuổi mẹ hơn tổng số tuổi của Hạnh và Thanh là 10 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa tổng số tuổi của Hạnh và Thanh bằng tuổi mẹ?

Bài 34: Tổng hai số là 64. Nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 5 và dư là 4. Tìm hiệu hai số đó.

Bài 35: Một hình chữ nhật có chu vi là 80cm. Nếu tăng chiều dài 5cm thì diện tích tăng 75cm2. Tính chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật đó.

Bài 36: Cùng một quãng đường, ô tô thứ nhất chạy hết 1/4 giờ, ô tô thứ hai chạy hết 16 phút, ô tô thứ ba chạy hết 1/5 giờ. Hỏi ô tô nào chạy nhanh nhất?

Bài 37: Để đánh số trang một cuốn sách dày 150 trang người ta cần dùng bao nhiêu chữ số?

Bài 38: Tìm số có ba chữ số biết rằng chữ số hàng trăm và hàng đơn vị gấp kém nhau 4 lần và chữ số hàng chục hơn chữ số hàng trăm là 8.

Bài 39: Khi nhân số a¯b¯1¯với 7, bạn An quên mất chữ số 1 ở hàng trăm. Hỏi tích bị giảmđi bao nhiêu đơn vị?

Bài 40: Tấm vải xanh dài gấp 3 lần tấm vải đỏ. Cửa hàng đã bán được 7m vải đỏ và 37m vải xanh, như vậy số một vải còn lại ở hai tấm bằng nhau. Hỏi lúc chưa bán, mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét?

Bài 41: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 14m. Nếu chiều rộng tăng 2m, chiều dài giảm 3m thì mảnh đất đó trở thành hình vuông. Tính chu vi mảnh đất đó.


Bài 42: Hiện nay con 8 tuổi, tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con. Hỏi trước đây mấy năm tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.

Bài 43: Tìm x:

a) x + 175 = 1482 – 1225

b) x – 850 = 1000 – 850

c) 999 – x = 999 - 921

Bài 44: Bạn An đem số bi của mình chia cho một số em thì mỗi em được 3 viên bi. Bạn Bình đem chia số bi của mình có chia cho cùng một số em đó thì mỗi em được 6 viên bi. Hỏi số bi của Bình gấp mấy lần số bi của An?

Bài 45: Hiệu của hai số là 8. Nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 1 và còn dư. Tìm số dư đó.

Bài 46: Hiện nay tuổi mẹ hơn tổng số tuổi hai con là 20 tuổi. Hỏi 5 năm nữa tuổi mẹ hơn tổng số tuổi hai con là bao nhiêu tuổi?

Bài 47: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 12m, biết rằng 3 lần chiều rộng thì bằng 2 lần chiều dài. Tính chu vi mảnh đất đó.

Bài 48: Trong vườn có 35 cây gồm vải, nhãn, hồng xiêm. Số cây hồng xiêm bằng 1/7 cây trong vườn. Số cây nhãn bằng 1/2 số cây vải. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu cây?

Bài 49: Tính bằng cách thuận tiện nhất

a, 37 x 18 – 9 x 14 + 100

b) 15 x 2 + 15 x 3 – 15 x 5

c) 52 + 37 + 48 + 63

Bài 50: Hai số có hiệu là 95. Nếu xoá bỏ chữ số 5 ở tận cùng của số lớn thì ta được số bé. Tìm tổng hai số đó.

Bài 51: Trong một trò chơi, học sinh lớp 3A xếp thành một vòng tròn. Các bạn xếp xen kẽ: bắt đầu là 1 bạn nam, 1 bạn nữ rồi lại đến 1 bạn nam, 1 bạn nữ, cuối cùng là 1 bạn nữ. Tất cả có 20 bạn nam. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu bạn?

Bài 52: a) Biết 16 chia cho x được 4. Hỏi 64 chia cho x được mấy? 80 chia cho x được mấy?

b) Nếu số a chia cho 5 được thương là 15, số c chia cho 15 được thương là 5 thì tổng (a+c) chia cho 2 được thương là bao nhiêu?

Bài 53: Nếu bớt một cạnh hình vuông đi 4cm thì được hình chữ nhật có diện tích kém diện tích hình vuông 60cm2. Tính chu vi hình vuông đó.

Bài 54: Mẹ mang ra chợ bán 25 quả cam và 75 quả quýt. Buổi sáng mẹ đã bán được một số cam và quýt, còn lại 1/5 số cam và 1/5 số quýt để đến chiều bán nốt. Hỏi mẹ đã bán được bao nhiêu quả cam, bao nhiêu quả quýt?

Bài 55: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 9 – 8 + 7 – 6 + 5 – 4 + 3 – 2 + 1 - 0

b) 815 – 23 – 77 + 185

Bài 56: Tìm số có hai chữ số, biết rằng khi viết thêm chữ số 2 vào bên trái số đó ta được số mới gấp 9 lần số đã cho.

Bài 57: Tổng của một số với 26 lớn hơn 26 là 45 đơn vị. Tìm hiệu của số đó với 26.

Bài 58: Trong túi có ba loại bi: bi đỏ, bi vàng và bi xanh. Biết rằng số bi của cả túi nhiều hơn tổng số bi vàng và bi đỏ là 15 viên, số bi xanh ít hơn số bi vàng là 3 viên và nhiều hơn bi đó là 4 viên. Hỏi trong túi có bao nhiêu viên bi?

Bài 59: Một hình vuông có chu vi là 24cm. Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng cạnh của hình vuông và biết 3 lần cạnh hình vuông thì bằng 2 lần chiều dài hình chữ nhật. Tính diện tích mỗi hình đó.


Bài 60: Bạn Tâm được 1/3 gói kẹo nhỏ, bạn Thắng được 1/5 gói kẹo to, như vậy hai bạn được số kẹo bằng nhau. Biết số kẹo ở gói to nhiều hơn số kẹo ở gói nhỏ là 20 cái. Hỏi mỗi gói kẹo có bao nhiêu cái?

Bài 61: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a, 38 + 42 + 46 + 50 + 54 + 58 + 62

b) 11 + 137 + 72 + 63 + 128 + 89

Bài 62: Tìm ba số, biết số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai, số thứ hai bé hơn số thứ ba là 5 và tổng cả ba số là 55.

Bài 63: Một tiết học bắt đầu lúc 8 giờ và đến 9 giờ kém 20 phút thì xong tiết học đó. Hỏi thời gian tiết học đó là bao nhiêu phút?

Bài 64: Cho đoạn thẳng AB dài 8cm. Tìm trung điểm M của đoạn thẳng AB, Trung điểm N của đoạn thẳng AM, Trung điểm P của đoạn thẳng NB.

Bài 65: Con ngỗng và con gà cân nặng bằng con thỏ và con vịt. Vịt nặng hơn gà 2kg. Hỏi ngỗng và thỏ con nào nặng hơn và nặng hơn mấy ki-lô-gam?

Bài 66: Hồng hỏi Cúc: “Bây giờ là mầy giờ chiều?”. Cúc trả lời: “Thời gian từ lúc 12 giờ trưa đến bây giờ bằng 1/3 thời gian từ bây giờ đến nửa đêm (tức 12 giờ đêm hôm nay)”. Em hãy tính xem bây giờ là mấy giờ?

Bài 67: Từ ba chữ số 3, 4, 5 viết tất cả các số có ba chữ số khác nhau (Mỗi chữ số không lặp lại). Có bao nhiờu số như thế? Cũng hỏi như vậy với ba chữ số 3, 0, 5

Bài 68: Viết thêm chữ số 3 vào bên phải một số, ta được số mới hơn số phải tìm 273 đơn vị. Tìm số đó.

..............................................................................

Bài tập Toán nâng cao lớp 3 là tài liệu gồm 101 bài Toán tự luyện nâng cao lớp 3, là tài liệu ôn tập hè lớp 3 dành cho quý thầy cô giáo, quý phụ huynh và các em học sinh cùng tham khảo. Tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức của môn Toán lớp 3 để chuẩn bị cho năm học mới. Tài liệu này tổng hợp tất cả các kiến thức lớp 3 nâng cao, chắc chắn sau khi học xong phần lý thuyết này sẽ đem đến cho các bạn học sinh những kiến thức hữu ích và việc tìm ra phương pháp giải sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho các em.

Trên đây Vn
Doc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: 101 bài Toán tự luyện nâng cao lớp 3. Ngoài các bài tập môn Toán 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao. Chúc các em học tốt!

Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những bài toán khó lớp 3 có lời giải được trình bày chi tiết và cụ thể ngay sau đây nhé!


Ở chương trình học toán lớp 3 các em đều được làm quen qua những dạng toán từ cơ bản cho đến nâng cao. Tuy nhiên ở trên lớp hầu như các em rất ít có thời gian tìm hiểu về những bài toán khó lớp 3 có lời giải. Do vậy để nâng cao kiến thức cho các em trong bài viết này cya.edu.vn sẽ giới thiệu đến các bé 200 bài toán nâng cao lớp 3 kèm theo lời giải chi tiết.

1. Các bài toán nâng cao lớp 3 dạng tìm X

Dạng toán này cũng giống như dạng tìm X cơ bản: các em vẫn cần phải nhớ đến các kiến thức(số hạng, số trừ, số bị trừ, số chia, số bị chia,..). Các em hãy lưu ý và ôn luyện thật kỹ bởi vì dạng toán tìm X nâng cao sẽ có 2 dạng mà các em thường hay gặp. Cụ thể chi tiết cách làm cũng như là ví dụ và lời giải như thế nào? Chúng ta hãy cùng bắt đầu ngay bây giờ nhé.

1.1 Các dạng toán nâng cao lớp 3 tìm X số 1

Dấu hiệu nhận biết dạng toán này đó là khi vế trái là một biểu thức, và vế phải là một số và thường sẽ có 2 phép tính. Cách làm bài của tất cả những dạng nâng cao tìm X thì đều có chung một quy luật và điều hướng về dạng tìm X cơ bản để giải được bài toán.

*

Các em cần nắm chắc và áp dụng được các công thức, cách tính về phép nhân, chia, cộng và trừ.

Đặc biệt chỉ với dạng bài tập toán lớp 3 nâng cao này các em làm các phép cộng và phép trừ trước rồi sau đó mới thực hiện đến các phép chia, nhân sau.

Ví dụ: Tìm X biết :

a, 205 - X : 2 = 50

b, 230 - X x 3 = 50

Hướng dẫn giải: 

a, X : 2 = 205 - 50

X : 2 = 155

X = 155 x 2

X = 310 

b, X x 3 = 230 - 50 

X x 3 = 180 

X = 180 : 3

X = 60

1.2 Dạng toán tìm X nâng cao số 2 lớp 3

*

Để giải được những bài toán khó lớp 3 các em cần dựa vào dấu hiệu nhận biết đó là bên trái là biểu thức gồm có 2 phép tính, và vế còn lại sẽ là tổng hiệu, thương … của 2 số. Đối với dạng bài toán này các em cần thực hiện vế bên phải trước để tính ra được kết quả, sau đó hãy thực hiện vế bên trái như dạng nâng cao số 1. 

Ví dụ: Tìm X biết :

a, X - 4 + 24 = 64 :8

b, 35 : 5 x X = 27 : 3

Hướng dẫn giải:

a, X - 2 + 4 = 64 :8

 X - 2 + 4 = 8

 X - 2 = 8 + 4

X - 2 = 12 

X = 12 + 2

X = 14 

b, 81 : 8 x X = 27 : 3

9 x X = 9

X = 9 : 9

 X = 1 

2. Những bài toán khó lớp 3 có lời giải về thời gian

Khái niệm giờ, ngày, tháng và năm đã quá quen thuộc đối với các em rồi. Tuy nhiên ở dạng toán này thì có thể nói đây là dạng toán dễ nhầm lẫn nhất trong các dạng bởi vì các em phải ghi nhớ về nhiều khái niệm. Để học được các dạng toán nâng cao lớp 3 có đáp án thì các em học sinh cần nắm chắc những kiến thức cần ghi nhớ về ngày, tháng và năm, phép cộng trong tuần, ngày và những phép cộng về giờ phút… 

Ở đây mình sẽ không nhắc lại công thức cơ bản nữa mà chỉ tập trung đề cập tới những lỗi cơ bản mà các em học sinh thường hay nhầm lẫn.

Các tháng như là 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 đều là những tháng có 31 ngày

Còn các tháng như là 4, 6, 9, 11 là các tháng chỉ có 30 ngày

Chỉ riêng có mỗi tháng 2 là có 28 hoặc có 29 ngày

Năm nhuận sẽ là các năm chẵn : 2000, 2002, 2004,..

Và cuối cùng đó là 1 tuần có 7 ngày 

Ví dụ:

Thứ tư tuần này là ngày 25 tháng 3. Vậy thứ tư tuần sau sẽ là ngày nào?

Hướng dẫn giải: 

Đầu tiên các em có thể nhận thấy thứ từ tuần này cho đến thứ tư tuần sau đúng tròn là 1 tuần 

Từ thứ tư tuần này cho đến thứ tư tuần sau là 7 ngày vậy thì ngày cũng sẽ tăng lên là 7 ngày.

Thứ 5 tuần sau sẽ là ngày:

25 + 7 = 32 

Nhưng trong một tháng 3 chỉ có 31 ngày vậy nên sẽ chuyển sang cho tháng 4 

Đáp số : Vậy thứ tư tuần sau sẽ là ngày 1 tháng 4

*

3. Dạng toán quy luật 

Đây là dạng toán để phân loại được các học sinh với nhau, sẽ khá nặng về mặt tư duy logic cũng như là rất khó với các em. Sau đây sẽ là 1 vài quy luật mà các học sinh có thể tham khảo như:

Số nọ cách số kia sẽ tạo thành một dãy chẵn lẻ, dãy đều

Số sau nhân, cộng trừ với các số trước

Số ở sau sẽ bằng tổng của 2 số trước 

Số ở sau sẽ bằng số trước nhân với 2 

Số sau sẽ bằng số trước nhân 2 và cộng 11

Ví dụ: Hãy tìm quy luật các dãy số sau đây:

a, 1,2,4,8,16…..

b,1,4,7,10…

Hướng dẫn giải:

a, 1,2,4,8,16…..

Xem thêm: Bạn Ăn Cơm Chưa Bằng Tiếng Anh Là Gì, Tôi Ăn Cơm Tiếng Anh Là Gì

Nhận xét: Số thứ là 2 = 1 x 2 = 2 

Số thứ 3 = 2x 2 = 4

Số thứ 4 = 4 x 2 = 8 

Số thứ 5 = 8 x 2 = 16

Vậy quy luật của dãy số trên sẽ là số sau bằng số trước nhân với 2

Trên đây là những bài toán khó lớp 3 có lời giải nâng cao mà cya.edu.vn muốn gửi đến phụ huynh và thầy cô. Hy vọng qua đó sẽ giúp cho các em học sinh củng cố thêm được kiến thức trong khi học tập để đạt được kết quả cao.